Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô ở vùng đông Nam Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 32 - 35)

4.1. Kết Luận

Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia NTM trên vùng Đông Nam Bộ qua hai giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2018, đến nay đã có 71,23% xã trong số 452 xã tham gia chương trình đạt chuẩn NTM, với tiêu chí bình quân mỗi xã đạt được là 16,58/19 tiêu chí, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (14,57 tiêu chí/xã). Trong đó, dẫn đầu là tỉnh Đồng Nai, tiếp theo là tỉnh Bình Dương và TP.HCM.

So với một số vùng khác trên cả nước, Đông Nam Bộ là nơi có các hoạt động công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ, phần nào tác động đến chương trình NTM trên địa bàn, nhất là tại vùng ven đô – nơi vừa hội tụ các hoạt động của đô thị lẫn các hoạt động nông thôn. Vậy nên quá trình xây dựng NTM tại khu vực này có một số điểm khác biệt so với khu vực thuần nông. Thứ nhất, các hoạt động công nghiệp và dịch vụ tương đối phát triển trong khi các hoạt động nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của vùng, do đó nguồn thu nhập chính của dân cư nơi này phần lớn đến từ lương công nhân và cũng cao hơn mức thu nhập bình quân của khu vực thuần nông. Thứ hai, dưới tác động của đô thị hóa đã khiến cho diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần dẫn đến sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, chuyển đổi hoạt động sản xuất thuần nông sang hướng nông nghiệp gắn với đô thị, nông nghiệp công nghệ cao hoặc sang các nhóm ngành phi nông nghiệp. Do đó, những đặc trưng của khu vực ven đô là nền tảng để giúp cho các xã thuộc khu vực này thực hiện và hoàn thành chương trình NTM khá nhanh, tiến đến hoàn thành Chương trình NTM

49 Mô hình rau thủy canh của Ông Lê Văn Dễ; Địa chỉ: ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM

50

Mô hình trồng hoa lan và nấm đông trùng hạ thảo của Bà Huỳnh Trần Ánh Hồng, ĐT: 0916.905.835. Địa chỉ: 224, Nguyễn Hữu Thọ, ấp 3, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Tp.HCM

261

nâng cao. Như vậy, mục tiêu xây dựng NTM ở vùng Đông Nam Bộ nói chung và khu vực ven đô nói riêng, về cơ bản đã hoàn thành, góp phần mang lại diện mạo mới cho khu vực nông thôn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng và chất lượng, hệ thống sản xuất cải thiện, gia tăng thu nhập và giảm dần tỷ lệ nghèo, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và mức sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên, đi kèm với quá trình đô thị hóa- công nghiệp hóa thì các vùng ven đô vẫn đang đối mặt với một số hạn chế, khó khăn trong quản lý vấn đề ô nhiễm môi trường và an ninh trật tự, cũng như áp lực về quy hoạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng cao của khu vực.

4.2. Kiến n hị

Trong tiến trình hướng đến hoàn thiện Chương trình NTM, giữ vững các tiêu chí đã đạt được và nâng cấp các tiêu chí theo hướng nông thôn mới nâng cao, một số vấn đề trong cơ chế chính sách cần nghiên cứu và cải thiện.

Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xác định vùng quy hoạch phù hợp với mục tiêu và đối tượng hưởng thụ cũng như tương thích với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác, nhất là tại khu vực ven đô.

Thứ hai, cần có các giải pháp linh hoạt, đa dạng trong công tác huy động nguồn vồn từ các nguồn khác nhau bởi khoản chi phí thực hiện đầu tư, xây dựng các hạng mục chương trình NTM khá lớn, đặc biệt là trong tiến trình triển khai thực hiện chương trình NTM nâng cao trong khi nguồn ngân sách trung ương có hạn. Về lao động và phát triển sản xuất, xây dựng cơ chế chính sách thu hút lao động về nông nghiệp nông thôn và chính sách đào tạo nâng cao năng lực trình độ tại địa phương cũng như xây dựng chính sách ưu đãi về đất đai, vốn cho các dự án khởi nghiệp nông nghiệp. Mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự khu vực, đặc biệt là tại khu vực ven đô.

Cuối cùng, việc xây dựng NTM ở các xã ven đô cần được định hướng rõ ngay từ ban đầu. Chẳng hạn, một khi địa phương nào đã có kế hoạch dự kiến xã thuần nông nào sẽ trở thành xã ven đô, xã ven đô nào sẽ trở thành phường đô thị thì cần chuẩn bị cách thức thực hiện (giống như cách làm của tỉnh Đồng Nai). Việc quy hoạch khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn thích hợp với xu hướng phát triển của đô thị, hiện đại hóa nông thôn và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đô thị. Nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với đời sống dân đô thị. Chuyển dịch dần cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, xây dựng nông thôn cần hướng tới đô thị xanh, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, chứ không thể hiểu đơn thuần là chỉ là xí nghiệp, nhà cửa và khu phố thương mại. Nguyên tắc thực hiện là theo thị trường, phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương và cũng có thể cần giữ lại nét riêng của nông thôn (giống chủ trương của tỉnh Bình Dương, giữ lại ba xã thuần nông mà không quy hoạch thành phường đô thị). Xây dựng NTM cần chú trọng đến đối tượng thụ hưởng là người dân, lấy thước đo hài lòng và hạnh phúc để làm mục tiêu phấn đấu, gắn kết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa chứ không tạo ra một khuôn mẫu NTM duy nhất.

262

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê các tỉnh Đông Nam Bộ, 2018. Niên giám thống kê năm 2017.

2. Đảng Ủy tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 2018. Báo cáo tổng kết mười năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, 36 trang.

3. Sở LĐ-TB và XH, 2018. Kết quả 3 năm (2016-2018) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019-2020, 17 trang.

4. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai, 2018. Báo cáo sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 15 trang.

5. Sở NN và PTNN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 2017. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 13 trang.

6. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương (Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), 2015. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, 29 trang. 7. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương, 2019. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới- phương hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2019-2020, 14 trang.

8. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, 2015. Tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, kế hoạch giai đoạn 2016-2020 tỉnh Bình Phước, 28 trang.

9. Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, 2018. Báo cáo sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới- phương hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2019-2020, 28 trang.

10.Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, 2018. Báo cáo 5 năm thực hiên đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 30 trang.

11.Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, 2018. Báo cáo triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, 9 trang.

12.Thành Ủy TP.HCM, 2018. Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình hành động số 43 Ctr/TU ngày 20/10/2008 của Thành Ủy v/v thực hiện Nghị Quyết số 20/NQ-TW ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, 72 trang.

13.Tỉnh ủy Bình Dương, 2018. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp- nông dân và nông thôn, 17 trang.

14.Tỉnh ủy Bình Phước, 2018. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp- nông dân và nông thôn, 62 trang.

15.Tỉnh ủy Đồng Nai, 2018. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng (khóa X) và Kế hoạch 97- KH/TƯ ngày 29/12/2008 của Ban Chấp Hành Đảng bộ tỉnh (khóa VIII) về noogn nghiệp nông dân và nông thôn, 77 trang.

16.UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 2015. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016, 38 trang.

17.UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 2018. Báo cáo sơ kết 3 năm (2016-2018) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 16 trang.

18.UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 2018. Báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2011-2017 và Kế hoạch thực hiện Chương trình

263

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 39 trang.

19.UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 2018. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế -xã hội năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2019, 37 trang.

20.UBND tỉnh Bình Phước, 2016. Báo cáo đánh giá tình hình nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2017, 19 trang.

21.UBND tỉnh Bình Phước, 2018. Báo cáo đánh giá giữa kì chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, 20 trang.

22.UBND tỉnh Đồng Nai, 2015. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội- quốc phòng an ninh năm 2015 phương hướng mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2016, 90 trang.

23.UBND tỉnh Đồng Nai, 2015. Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 42 trang. 24.UBND tỉnh Đồng Nai, 2018. Báo cáo sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phương hướng- nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2018-2020,31 trang.

25.UBND tỉnh Đồng Nai, 2019. Báo cáo đánh giá kết quả 7 năm triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2018, kế hoạch phát triển đến năm 2020, 13 trang.

26.UBND tỉnh Đồng Nai, 2019. Báo cáo kết quả 7 năm triển khai thực hiện đề án củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012- 2018, kế hoạch phát triển đến năm 2020, 16 trang.

27.UBND tỉnh Tây Ninh, 2018. Báo cáo sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới- Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025, 28 trang.

28.UBND Tỉnh Tây Ninh, 2018. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, 18 trang.

29.UBND TP.HCM (Ban chỉ đạo của Thành Ủy về Chương trình xây dựng NTM Thành Phố), 2019. Báo cáo sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019-2020, 86 trang.

30.UBND TP.HCM, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2016-2020, 104 trang.

31.UBND TP.HCM, 2018. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, 47 trang.

32.UBND TP.HCM, 2018. Báo cáo về tình hình kinh tế văn hóa xã hội TP năm 2018; Nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm 2019, 54 trang.

33.Văn phòng điều phối nông thôn mới TW, 2019. Báo cáo tổng quan kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2018 và định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, 20 trang.

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô ở vùng đông Nam Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)