Tồn tại và nguyên nhân trong xây dựng NT Mở khu vực ven đô vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô ở vùng đông Nam Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 28 - 29)

6. Xã hội  Nhiều khu dân cư đô thị và dân cư nông thôn đan xen nhau trên cùng địa bàn một xã Đa

2.3.4.Tồn tại và nguyên nhân trong xây dựng NT Mở khu vực ven đô vùng Đông Nam Bộ

lớn nhất cả nước, nhiều cơ sở ở các khu, cụm công nghiệp Là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu và trường đại học nên có thể hỗ trợ đào tạo nhân lực, liên kết và chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng vào phát triển sản xuất, trong đó có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Đô thị, dịch vụ phát triển cao, đời sống người dân trong vùng được nâng cao dẫn đến yêu cầu chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường đáp ứng mục tiêu hoàn thành xây dựng NTM.

2.3.4. Tồn tại và nguyên nhân trong xây dựng NTM ở khu vực ven đô vùng Đông Nam Bộ vùng Đông Nam Bộ

*Một số tồn tại trong xây dựng NTM khu vực ven đô

Khu vực ven đô là nơi tập trung đông dân cư, nhiều thành phần kinh tế và ngành nghề, đặc biệt những nơi gần hoặc có các khu công nghiệp, nhà máy thì dân nhập cư càng lớn. Ở một số xã dân nhập cư chiếm gần 40% dân cư trên địa bàn. Mặc dù dân nhập cư giúp cung cấp lao động cho ngành công nghiệp dịch vụ nhưng lại tạo ra áp lực về nơi ở, cơ sở hạ tầng an sinh xã hội, nhu cầu điện, nước và an ninh trật tự. Trong bối cảnh đó, công tác quy hoạch NTM luôn phải gắn liền với thực trạng biến động đất đai từng ngày, bởi định hướng của một số địa phương là di dời các nhà máy sản xuất, các trường học, bệnh viện, khu dân cư trong nội đô ra ngoài vùng xen cài lẫn nhau trên cùng địa bàn một xã. Từ đó, kéo theo nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng luôn tăng cao.

Dân nhập cư càng gia tăng thì công tác quản lý an ninh trật tự càng gặp nhiều khó khăn, phức tạp ở các nhà trọ, áp lực giải quyết tạm trú cho công nhân, tệ nạn xã hội, trộm cắp, gây mất an ninh trật tự và mâu thuẫn giữa nhóm người nhập cư. Mặt khác, dân nhập cư gây quả tải về trường học trên địa bàn, một số xã lại thiếu quỹ đất xây dựng, khó khăn trong đảm bảo tiêu chí trường học (tính diện tích chuẩn trên từng học sinh). Ngoài ra, cảnh quan môi trường sống cũng bị ảnh hưởng, tình trạng vứt rác, chai lọ, bao bì từ công nhân, khách vãng lai, các khu nhà trọ. Bên cạnh đó, vùng ven đô cũng còn hoạt động xả thải của các doanh nghiệp, công ty tại địa bàn và vùng lân cận nên tiêu chí môi trường là vấn đề khó khăn.

Hơn nữa, đô thị hóa diễn ra rất nhanh nên vấn đề đầu tư hạ tầng diễn ra mạnh kéo theo có sự khác biệt giữa xã vùng ven đô thị với so với các xã khác. Kết cấu hạ tầng theo yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại còn yếu, nhất là hạ tầng đáp ứng sản xuất công nghệ cao, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Hệ thống giao thông tuy đã được đầu tư nhưng còn một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, các tuyến đường còn thiếu hệ thống thoát nước. Đặc biệt, tại một số vùng ven nằm trên các trục quốc lộ chính nối kết khu vực, lượng xe lưu thông đông, gần khu dân cư nên tình trạng tai nạn giao thông còn khá cao, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống người dân. Ngoài ra còn gặp khó khăn trong tiêu chí chợ, thông thường các xã có quy hoạch điểm chợ tập trung nhưng hiện tại người dân vẫn sinh hoạt ở chợ truyền thống, thuận tiện cho đi lại người dân hơn. Do đó một số nơi các chợ xây dựng xong nhưng hiệu quả hoạt động không cao. Công tác vận động người dân hiến đất làm đường, mở rộng đường gặp khó vì ảnh hưởng đến phần đất của dân, hoặc nhà cửa đã xây kiên cố.

257

Tình trạng đô thị hóa tại các vùng ven đô phần nào ảnh hưởng tình hình sản xuất nông nghiệp như ngăn chặn nguồn nước chảy do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng. Đất quy hoạch cho đô thị hóa đã khiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thu hẹp. Mặt khác, sự xuất hiện và phát triển của các nhà máy, khu công nghiệp, các nhóm ngành dịch vụ đã thu hút lao động, đặc biệt nhóm lao động trẻ từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp với tốc độ dịch chuyển khá nhanh, dẫn đến tình trạng thiếu lao động mùa vụ trong nông nghiệp tại một số thời điểm. Vậy nên, lao động tham gia sản xuất đa phần những người lớn tuổi. Tuy nhiên điểm mới là trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thì lại thu hút lao động trẻ. Đối với những vùng nông nghiệp chủ lực là sản xuất lúa thì tiêu chí về lao động có việc làm thường xuyên là khó đảm bảo bởi sản xuất lúa có tính chất mùa vụ.

Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, giá cả bấp bênh, một số nông dân chưa yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Chưa có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hàng hóa. Sản xuất quy mô nhỏ; chất lượng và sức cạnh tranh thấp, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, gắn với thị trường tiêu thụ; rủi ro cao, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa được khống chế; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đòi hỏi qũy đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp gia tăng. Điều này đã và đang làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thu hẹp địa bàn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhiều hộ có ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhằm mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng để kiếm thu nhập từ bất động sản. Đô thị hóa làm tác động đến tâm lý và mức độ đầu tư đối với hộ nông dân. Nhiều nông hộ có đất nông nghiệp nhưng lại bỏ hoang, không chú tâm đầu tư nông nghiệp, gây lãng phí tài nguyên đất42.

*Nguyên nhân dẫn đến tồn tại khi xây dựng NTM vùng ven đô

Công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết ở một số địa phương, đơn vị chưa thực sự sâu sắc; nhận thức của một số cán bộ, người dân chưa cao, chưa đầy đủ; một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thể hiện quyết tâm chính trị cao đối với việc thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Năng lực, trình độ một bộ phận cán bộ, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế nên việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách được ban hành chưa thực sự quyết liệt, còn lúng túng, thiếu đồng bộ; chưa kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, tháo gỡ những nút thắt; một số cơ chế, chính sách còn bất cập, khó áp dụng, người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận.

Về những hạn chế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ven đô xuất phát từ một số nguyên nhân. Thứ nhất, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người nông dân chưa thay đổi được nhiều. Một số đối tượng nông dân vẫn còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, chậm tiếp thu những kiến thức mới. Hơn nữa, nông dân có điều kiện kinh tế thấp đang khó tiếp cận chính sách phát triển hàng hóa có quy mô vừa và lớn, liên kết - liên doanh. Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, ưu tiên cho phát triển công nghiệp, dịch vụ nên quy mô sản xuất khó có thể gia tăng. Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là mạng lưới cán bộ khuyến nông cơ sở còn thiếu và yếu. Các chương trình đào tạo nghề chưa sát với thực tiễn, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân; nội dung đào tạo về kiến thức quản lý kinh tế còn thiếu; nông dân chưa phát huy hiệu quả nghề được đào tạo. Thứ ba, nguồn vốn đầu tư phát

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô ở vùng đông Nam Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (Trang 28 - 29)