NỘI DUNG QUY TRÌNH

Một phần của tài liệu Quy trình phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong các cuộc hội họp đông người khi có đang có dịch (Trang 44 - 48)

45 - Thành lập đội cơ động chống dịch và quy định chức năng nhiệm vụ của đội cơ động chống dịch;

- Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất phương tiện đầy đủ để phòng chống dịch. Đề nghị bổ sung trang bị, nếu cần;

- Chuẩn bị các thủ tục, văn bản pháp lý cần thiết cho việc điều trị và phòng chống dịch.

2. Khoanh vùng ổ dịch

- Ngay sau khi tới ổ dịch, tiến hành điều tra xác định ngay các trường hợp xác định bệnh, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, các trường hợp có thể mắc bệnh. Nội dung điều tra tập trung vào những thông tin sau:

+ Ai là người mắc bệnh: tuổi? giới? nghề nghiệp, nơi cư trú, ngày giờ khởi phát, địa điểm khởi phát;

+ Ai là người nghi ngờ mắc bệnh hoặc có thể mắc bệnh: tuổi? giới? nghề nghiệp, nơi cư trú, ngày giờ xuất hiện sốt và viêm đường hô hấp cấp tính, địa điểm xuất hiện sốt và viêm đường hô hấp cấp tính.

- Trên cơ sở xác định sự phân bố các trường hợp xác định bệnh (vẫn còn lưu trú trong khu vực ổ dịch hoặc đã chuyển đi các cơ sở điều trị) và sự phân bố các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc có thể mắc bệnh, xác định gianh giới ổ dịch.

- Trên cơ sở xác định gianh giới ổ dịch, đề xuất với các cơ quan có thẩm quần tiến hành cách ly y tế nghiêm ngặt ổ dịch (nội bất xuất, ngoại bất nhập). Phạm vi cách ly y tế nghiêm ngặt ổ dịch có thể là một thôn, một xã. Với các đơn vị quân đội, phạm vi cách ly y tế nghiêm ngặt có thể là 1 đại đội/tiểu đoàn độc lập hoặc 1 trung đoàn tập trung.

3. Các biện pháp chống dịch

a) Biện pháp chung

- Tuyên truyền cho người dân và bộ đội về bệnh COVID-19 và các biện pháp phòng bệnh, cũng như cách thức tự theo dõi sức khỏe, khai báo khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt những người từ vùng dịch hoặc đến vùng có dịch; - Chấp hành tốt quy định cách ly y tế trong ổ dịch, không ra khỏi ổ dịch khi chưa được phép;

- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi: tốt nhất dùng khăn giấy sạch dùng 1 lần khi che miệng mũi và hủy sau khi sử dụng bằng cách cho vào thùng rác có nắp đậy;

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng;

- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng;

- Tăng cường thông khí nhà ở hoặc phòng họp thôn/xóm… trong ổ dịch bằng cách mở cửa sổ và hạn chế sử dụng điều hòa;

46 - Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác;

- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao;

- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho nhân viên xử lý ổ dịch hoặc thông báo ngay cho Ban chỉ đạo xử lý ổ dịch.

b) Điều tra, giám sát phát hiện bệnh nhân và người tiếp xúc

* Đối với các trường hợp đã được xác định bệnh:

- Với các trường hợp xác định đã mắc bệnh mà vẫn còn lưu trú tại khu vực ổ dịch: hạn chế tối đa việc chuyển tuyến bệnh nhân. Tiến hành điều trị cho bệnh nhân trong khu vực ổ dịch. Quy trình điều trị, cách ly bệnh nhân thực hiện theo các quy định của Bộ Y tế và của Cục Quân y (bố trí buồng điều trị cách ly, phòng đệm, nơi vệ sinh tay, nhà vệ sinh…). Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều phải được cách ly y tế nghiêm ngặt cho đến khỏi bệnh và xét nghiệm không còn vi rút gây bệnh trong cơ thể.

- Trường hợp thật cần thiết hoặc bắt buộc phải vận chuyển người bệnh đến các cơ sở điều trị (các cơ sở được phân công điều trị theo chỉ đạo của Bộ Y tế hoặc Cục Quân y): Quá trình vận chuyển bệnh nhân thực hiện theo Quy trình định vận chuyển bệnh nhân với các trang thiết bị chuyên dụng.

* Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh:

- Với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (trình bày trong mục 4.1) hoặc có thể mắc bệnh: lập danh sách và tiến hành cách ly y tế nghiêm ngặt trong 14 ngày. Trường hợp cần vận chuyển vượt tuyến thì áp dụng quy trình vận chuyển như vận chuyển bệnh nhân.

* Đối với các trường hợp có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp nghi ngờ mắc bệnh

- Các trường hợp đang ở trong ổ dịch, dù không có các triệu chứng nghi nhiễm vi rút gây bệnh COVID-19 (ho, sốt, khó thở), nhưng có một trong những yếu tố sau đây thì thực hiện cách ly y tế tại nhà hoặc tại nơi tập trung:

+ Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

+ Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

+ Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;

+ Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;

47 + Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;

+ Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và đang ở trong ổ dịch, từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (nhưng không đi qua tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Với những trường hợp này, có thể áp dụng cách ly y tế tại nhà hoặc tại khu tập trung. Nếu có điều kiện, tiến hành cách ly y tế tập trung thì thực hiện theo đúng hướng dẫn trong Quyết định số 344/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế; hoặc Hướng dẫn số 445/HD-QY ngày 13/02/2020 của Cục Quân y. Trường hợp cách ly tại nhà: tiến hành cách ly y tế theo đúng quy định trong Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú về phòng chống bệnh COVID-19 (ban hành kèm theo Quyết định số 345/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế).

- Thời gian tiến hành cách ly: Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Hoặc khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly (tức là có thể kết thúc cách ly sớm hơn 14 ngày).

* Tiếp tục phát hiện sớm những người mới có iểu hiện viêm đường h hấp cấp tính trong ổ dịch

Song song với việc áp dụng các biện pháp chống dịch đối với người đã xác định mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh, cần tiếp tục tích cực điều tra để phát hiện hết các trường hợp mới có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính trong ổ dịch, có thể là nguồn lây bệnh. Lập danh sách, quản lý và theo dõi chặt chẽ những người này.

c) Triển khai ngay các biện pháp xử lý môi trường khu vực ổ dịch

- Tại gia đình của bệnh nhân, hoặc tại nơi tạm trú, lưu trú của bệnh nhân, sau khi bệnh nhân đã được chuyển đến khu điều trị theo quy định:

+ Phải được thực hiện triệt để việc khử trùng bề mặt bằng chloramin hoạt tính nồng độ 0,05%. Phun hoặc lau khử trùng trong nhà bệnh nhân, các dụng cụ sinh hoạt của gia đình bệnh nhân hàng ngày.

+ Phun khử trùng môi trường xung quanh nhà bệnh nhân: Phun khử trùng bằng chloramin hoạt tính nồng độ 0,05%: phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày.

+ Thực hiện thông thoáng không khí, mở cửa sổ tại nhà bệnh nhân hoặc tại nơi lưu trú của bệnh nhân

- Xử lý tốt chất thải của bệnh nhân (đờm, phân, chất nôn) bằng dung dung dịch Cloramin hoạt tính với nồng độ 1,0% với tỷ lệ 1:1 (một lít dung dịch Cloramin hoạt tính 1% cho 1 lít phân).

48 - Thông tin kịp thời cho nhân dân và bộ đội trong ổ dịch, hướng dẫn cho mọi người biết cách chủ động phòng chống dịch.

- Tăng cường giáo dục, truyền thông trên các phương tiện truyền tin có sẵn của khu vực ổ dịch (đài truyền thanh xã, thôn) về bản chất, đặc điểm của bệnh COVID-19; cách nhận biết, khai báo khi xuất hiện các triệu chứng viêm cấp tính đường hô hấp; cách phòng chống dịch cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

- Cần thiết lập đường dây nóng tại khu vực ổ dịch để giải đáp và hướng dẫn kịp thời cho nhân dân và bộ đội trong khu vực ổ dịch.

4. Xử lý ổ dịch lần cuối

Sau khi ổ dịch đã được khống chế, trước khi rời đi, cần thực hiện xử lý vụ dịch lần cuối như sau:

- Thực hiện các biện pháp xử lý dịch lần cuối: khử trùng môi trường khu vực ổ dịch bằng cách phun khử trùng bề mặt bằng dung dịch chloramin hoạt tính nồng độ 0,05%

- Tổng kết, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả cuối cùng với cơ quan có thẩm quyền.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 181/QĐ-BYT ngày 21/01/2020 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona;

2. Quyết định số 345/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV);

3. Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona 2019 (Covid-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

4. Hướng dẫn số 232/HD-QY ngày 02/02/2020 của Cục Quân y về giám sát và phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV);

5. Hướng dẫn số 445/HD-QY ngày 13/02/2020 của Cục Quân y về cách ly y tế tại khu cách ly tập trung.

Một phần của tài liệu Quy trình phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong các cuộc hội họp đông người khi có đang có dịch (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)