1. Phương tiện phòng hộ cá nhân
- Bộ quần áo phòng hộ với tác nhân nhóm A. - Khẩu trang N95
- Tấm che mặt
- Găng tay cho sinh học phân tử (không chứa bột tan) cỡ M, S.
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh và bình xịt khử khuẩn 0.5% clo hoạt tính.
2. Thiết bị cần thiết
- Máy Realtime PCR.
- Máy tách chiết DNA/RNA.
- Máy lắc trộn Vortex, ly tâm lắng mẫu nhanh. - Máy ly tâm lạnh tách mẫu.
- Tủ an toàn sinh học cấp II. - Bể ổn nhiệt.
- Tủ lạnh bảo quản hóa chất: 2-8oC, -20oC.
- Pippet loại 0,1-2,5 µl; 0,5-10µl; 2-20µl; 10-100µl; 20-200µl và 100- 1000 µl.
- Đầu côn có lọc loại 10µl, 20 µl, 200 µl và 1000 µl. - Ống eppendorf loại 1,5ml và 0,2ml.
37 - Ống Falcon 15, 50 ml.
3. Hóa chất cần thiết
- Bộ kít tách RNA của virus.
- Bộ kít Real-Time RT-PCR chẩn đoán tác nhân gây bệnh COVID-19. - Dung dịch Trizol.
(Các hóa chất bảo quản lạnh 2-8 độ C hoặc âm (-20) độ C theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
4. Kiểm tra chất lượng và hiệu chuẩn
- Bệnh phẩm được lấy và bảo quản theo theo đúng hướng dẫn (xem tài liệu hướng dẫn lấy mẫu chẩn đoán tác nhân gây dịch COVID-19).
- Các trang thiết bị phải trong tình trạng hoạt động tốt.
- Hóa chất xét nghiệm phải còn hạn sử dụng và để ở nhiệt độ phòng tối thiểu 10 phút trước khi tiến hành xét nghiệm.
- Vortex nhẹ các ống chứng và ly tâm lại sau khi để tan đông.
5. Các biện pháp an toàn
V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Mang phương tiện phòng hộ cá nhân
Mang phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định, khẩu trang N95, tấm kính che mặt và mang 2 lớp găng tay khi làm việc với bệnh phẩm.
2. Chuẩn bị hóa chất
Tính toán số phản ứng để chuẩn bị hóa chất, chia sẵn vào các ống phản ứng và ống chứng dương, chứng âm.
3. Tiếp nhận và xử lý bệnh phẩm
a) Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch hút khí phế quản: được lấy, bảo quản, vận chuyển theo đúng hướng dẫn.
b) Bệnh phẩm phải được bất hoạt trước khi tiến hành các bước tiếp theo:
- Bất hoạt virus bằng nhiệt
+ Đặt ống bệnh phẩm vào bể ổn nhiệt hoặc máy ủ nhiệt ở 60°C trong 60 phút.
+ Lấy ra để nguội trong 15 phút - Hoàn thành qui trình bất hoạt.
- Mang mặc trang phục bảo hộ cá nhân đúng theo quy định khi tiếp xúc với mẫu bệnh phẩm và thuốc thử.
- Tránh làm bắn mẫu ra ngoài.
- Khử trùng nơi rơi vãi bệnh phẩm bằng dung dịch cloramin 0,5% hoạt tính. - Xử lý các mẫu bệnh phẩm và các vật dụng có khả năng lây nhiễm cao theo qui định.
38
- Bất hoạt virus bằng hóa chất Trizol (thực hiện trong tủ ATSH II)
+ Hút 3ml Trizol thêm vào ống chứa mẫu (nếu mẫu bảo quản trong 1ml nước muối sinh lý.
+ Lắc trộn đều và ủ 15 phút ở nhiệt độ phòng.
+ Loại bỏ tăm bông bằng cách ép vắt nước vào thành ống rồi bỏ tăm bông vào bình đựng dung dịch cloramin 1% hoạt tính.
+ Ống dung dịch sau bất hoạt được tách RNA phục vụ cho bước tiếp theo.
( rước khi chuyển ống mẫ ra ên ngoài tủ an toàn sinh học cấp 2, nhúng ống vào cốc có chứa dung dịch cloramin 1% hoạt tính).
4. Tách RNA
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5. Trộn sinh phẩm, hóa chất và RNA mẫu tạo phản ứng
Tính toán theo số lượng mẫu.
6. Thực hiện xét nghiệm Realtime-RT- PCR
Theo quy trình của bộ kit.
7. Phân tích kết quả và báo cáo
Cần cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về vi sinh và sinh học phân tử.
8. Khử nhiễm và xử lý chất thải
- Thực hiện ngay sau khi kết thúc công việc theo qui định của an toàn sinh học với toàn bộ PXN và các vật dụng liên quan.
- Các chất thải rắn đưa vào túi nilon màu vàng có buộc miệng, sau đó cho vào thùng đựng chất thải lây nhiễm, đậy nắp kín, có thành cứng, có bánh xe đẩy và có dán nhãn “Bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm/nghi nhiễm COVID-19”, thu gom về nơi lưu giữ tập trung của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ trong suốt quá trình thu gom.
- Các chất thải lỏng của PXN phải đưa vào bể chứa riêng, xử lý bằng dung dịch hoá chất chứa 1,0% Clo hoạt tính trước khi đưa vào hệ thống chất thải chung của cơ sở y tế.