với lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Lĩnh vực hôn nhân và gia đình là lĩnh vực đặc biệt trong đó quan hệ giữa đạo đức và pháp luật cần phải có sự hòa hợp, việc xác định thế nào là hòa hợp là một vấn đề không đơn giản, sự hòa hợp giữa đạo đức và pháp luật không phải là sự giống nhau về câu từ trong các quy định pháp luật và trong các quy phạm đạo đức, mà sự hòa hợp thể hiện ở sự thống nhất trong tinh thần của pháp luật và đạo đức. Nội dung các quy định pháp luật có sự thống nhất, không mâu thuẫn với các giá trị đạo đức, hiện nay để quản lý xã hội theo trật tự nhất định bằng pháp luật, nhà nước luôn tìm cách dung hòa pháp luật với đạo đức để người dân dễ tiếp cận, dễ chấp nhận và Nhà nước cũng dễ dàng hơn trong công tác quản lý. Ngoài ra việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật nhằm mục đích bổ xung cho nhau, tạo sự ổn định trật tự xã hội, mặt khác trong xã hội hiện đại, sự hòa hợp giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là biểu hiện của một xã hội tiến bộ “pháp luật và đạo đức phải được vận dụng kết hợp với nhau và với các quy phạm xã hội khác mới cho hiệu quả điều chỉnh cao nhất” [26, tr.296].
Trong công tác nghiên cứu, sự phân định giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là cần thiết, song không phải phân định để tách bạch riêng ra mà việc phân định để tìm đến điểm chung nhất, để thấy được đặc điểm riêng có của từng loại, so sánh để thấy ưu nhược điểm của mỗi lĩnh vực khi điều chỉnh một vấn đề để từ đó có những cân nhắc, lựa chọn hợp lý trong công tác xây dựng pháp luật “giữa đạo đức và pháp luật có sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau” [23, tr.43], khi nghiên cứu về lĩnh vực này chúng ta không thể đánh đồng đạo đức và pháp luật là một mặc dù hai lĩnh vực này cùng có nội dung giống nhau khi điều chỉnh về một vấn đề cụ thể nào đó “cho dù xã hội phát triển đến đâu cũng không thể đạt đến sự xóa nhòa đường biên, ranh giới giữa đạo đức và pháp luật” [25, tr.6]. Khi nghiên cứu về đạo đức và pháp luật, chúng ta không nên đề cao mặt này và xem nhẹ mặt kia, bởi lẽ mỗi phương diện đều có ưu, nhược điểm nhất định khi điều chỉnh cùng một vấn đề “đạo đức là gốc pháp lý” nhưng pháp lý “là chuẩn của đạo đức”, [12, tr.25], với tinh thần đạo đức là nền tảng của pháp luật, khi pháp luật và đạo đức có sự kết hợp hài hòa trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ mang lại hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này.
Sự thể hiện của các giá trị đạo đức trong hệ thống pháp luật là biểu hiện của sự hòa hợp, bởi lẽ khi các quy định của pháp luật có sự kế thừa hợp lý các giá trị đạo đức mới, phù hợp với xu hướng phát triển của lịch sử và nhân loại thì sẽ tạo điều kiện cho pháp luật dễ dàng đi vào cuộc sống, pháp luật và đạo đức cùng thống nhất về nội dung khi điều chỉnh một vấn đề thì mỗi khía cạnh sẽ phát huy vai trò, ý nghĩa của mình, giúp cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả. Các giá trị đạo đức mới, tiến bộ được xã hội thừa nhận, nhà nước ghi nhận các giá trị đạo đức ấy và thể hiện các giá trị ấy trong các quy định của pháp luật, điều đó thể hiện sự khéo léo trong quản lý xã hội, bởi lẽ các giá tri đạo đức vốn đã được cộng đồng thừa nhận sẽ tăng thêm giá trị bảo đảm khi
được quy định rõ rang trong luật, đó chính là “giá trị pháp lý”. Khi hai lĩnh vực này kết hợp nhuần nhuyễn với nhau sẽ tạo ra sự bổ trợ những khiếm khuyết của mỗi lĩnh vực, cụ thể là pháp luật sẽ khắc phục được hạn chế là “bắt buộc cá nhân phải phục tùng” còn đạo đức sẽ khắc phục được hạn chế “không có chế tài để đảm bảo việc thực hiện”. Trong thực tế, để pháp luật thực sự mang lại hiệu quả trong công tác quản lý và dễ dàng đi vào cuộc sống thì các nhà làm luật cần nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức, lựa chọn các giá trị đạo đức tiến bộ lồng ghép vào các quy định của pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đạo đức là công cụ điều chỉnh vốn có và luôn được ưu tiên lựa chọn khi giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, nhưng chúng ta không nên hiểu việc bê nguyên những gì thuộc về đạo đức vào quy định của pháp luật thì sẽ thể hiện được mối quan hệ hòa hợp, bởi lẽ có rất nhiều vấn đề về đạo đức mà pháp luật khó có thể điều chỉnh được, ví dụ như vấn đề tình cảm vợ chồng, pháp luật không thể can thiệp được tình cảm yêu thương giữa vợ và chồng, vì lý do này mà việc quy định “vợ chồng
phải có nghĩa vụ yêu thương nhau” là không cần thiết
Sự tồn tại của các giá trị đạo đức phù hợp với các quy định của pháp luật, được cộng đồng xã hội thừa nhận, được thể hiện ở ý nghĩa của các quy định pháp luật góp phần hoàn chỉnh và nâng giá trị của đạo đức trong đời sống xã hội, chính bản thân những giá trị đạo đức mới, tiến bộ góp phần làm ổn định trật tự xã hội, góp phần đảm bảo hạnh phúc của mỗi gia đình, đẩy lùi các nguy cơ tiềm ẩn phá vỡ hạnh phúc gia đình. Ví dụ như trong một gia đình, người vợ và người chồng đều là người có tư cách đạo đức tốt, yêu thương, chung thủy, cùng xây dựng kinh tế gia đình và chăm sóc con cái thì gia đình đó sẽ hạnh phúc, ở đây người vợ và người chồng trước hết sẽ tuân theo các quy chuẩn về đạo đức, tự giác, chủ động trong xây dựng hạnh phúc gia đình, ở khía cạnh này đạo đức phát huy ưu thế của mình, nhưng pháp luật thì không
thể quy định được tình cảm của mỗi cặp vợ chồng. Như vậy sự phù hợp của các giá trị đạo đức không chỉ thể hiện ở khía cạnh thống nhất với các quy định của pháp luật mà còn thể hiện ở khía cạnh không trái luật, bởi lẽ phạm vi của đạo đức luôn rộng hơn pháp luật, có những vụ việc khi cần điều chỉnh một vấn đề chưa có trong luật thì đạo đức sẽ được dùng để điều chỉnh.
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, một lĩnh vực đặc thù, chứa đựng rất nhiều các giá trị đạo đức và rất cần pháp luật tạo khung chuẩn mực để bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp. Hiện nay trong nhiều gia đình người Việt khi tiếp cận với đời sống kinh tế mới và xu hướng xâm nhập của nhiều nền văn hóa trên thế giới qua các hoạt động như phim ảnh, mạng xã hội thì các gia đình truyền thống bị phá vỡ, các quan niệm về nề nếp gia phong của mỗi gia đình cũng ít được nhắc tới, thay vào đó là các gia đình một đến hai thế hệ, và sự gắn kết giữa các thành viên trong mỗi gia đình cũng rất lỏng lẻo, tâm sinh lý của các thành viên trong gia đình ít được chia sẻ và nắm bắt kịp thời, điều này dẫn tới tình trạng gia tăng tội phạm trẻ vị thành niên và tăng tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng, vì vậy việc kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là hết sức cần thiết nhằm kịp thời xử lý những vi phạm xảy ra trong lĩnh vực này, trong đời sống xã hội hiện nay có rất nhiều hành động việc làm vi phạm đạo đức dẫn tới vi phạm pháp luật, ví dụ như việc ngoại tình của các cặp vợ chồng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn được xem là yếu tố tác động đến hành động sai trái của con người chính là sự xa đọa về nhân cách, sự xuống cấp của đạo đức, dẫn đến vi phạm quy định pháp luật về chế độ hôn nhân một vợ một chồng chung thủy, ngày nay vấn đề ngoại tình được xem như một vấn nạn khó giải quyết, ngày càng trở lên phổ biến, đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn tới các vụ ly
hôn hiện nay, vì tình trạng ngoại tình xuất hiện khá phổ biến trong xã hội, chúng ta thường xuyên được tiếp cận các thông tin liên quan đến ngoại tình qua các vụ đánh ghen, các vụ gây thương tích, các vụ giết người trên báo chí, trên các trang thông tin trên mạng trong đó nguyên nhân của các vụ việc kia chính là do vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình, điều này chứng tỏ sự xuống cấp của đạo đức, sự thiếu kiểm soát của pháp luật trong việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Trong lĩnh vực này yếu tố đạo đức dường như thể hiện rõ nét hơn và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân trong gia đình, ít khi các thành viên trong một gia đình sử dụng pháp luật để quản lý nhau mà đa phần dùng các yếu tố liên quan đến đạo đức và dư luận xã hội, nhưng khi trong gia đình xảy ra các mâu thuẫn mà các thành viên trong gia đình không thể giải quyết được, cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng, lúc này pháp luật sẽ thể hiện vai trò của mình, có thể nói để điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình không thể chỉ sử dụng riêng rẽ pháp luật hoặc đạo đức, mà phải sử dụng nhuần nhuyễn hai lĩnh vực này. Mỗi gia đình có một nét văn hóa riêng và có cách thức riêng để duy trì trật tự, sự ổn định trong gia đình, đa phần các mâu thuẫn, xích mích được giải quyết bằng con đường tình cảm, bằng việc giáo dục thông qua các giá trị đạo đức, “Nếu thiếu luật nhưng con người có đạo đức thì họ sẽ không
vi phạm hoặc biết kiềm chế tối đa sự vi phạm” [21, tr.67], vì vậy có thể nhận
thấy ưu điểm của việc sử dụng các yếu tố liên quan đến đạo đức là ở chỗ các cá nhân trong gia đình dễ nhận ra hành vi của mình có phù hợp với các quy chuẩn về đạo đức hay chưa để sửa đổi, khi dùng các giá trị đạo đức để giáo dục các thành viên trong gia đình có hành vi sai trái, nếu giáo dục tốt các chủ thể sẽ chủ động thay đổi, rạn nứt giữa các thành viên trong gia đình dễ được khôi phục và hàn gắn, đây được xem như một ưu điểm mang tính ưu việt của đạo đức khi điều chỉnh các vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, ưu
điểm này là sự khác biệt về kết quả điều chỉnh của đạo đức so với pháp luật khi điều chỉnh các vấn đề liên quan tới tình cảm, các mối quan hệ trong gia đình.
Trong khi đó, nếu nhắc tới pháp luật trong lĩnh vực này chúng ta nghĩ ngay tới các quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, về các chế tài để giải quyết khi có vi phạm xảy ra, mặt khác khi cần dùng đến pháp luật người ta nghĩ ngay tới những mối quan hệ đã rạn nứt, đạo đức không điều chỉnh được nữa, cần tới pháp luật như một công cụ điều chỉnh mạnh mẽ hơn, mang tính phân chia rạch ròi hay xử phạt, trấn áp, chính trong những trường hợp này, pháp luật thể hiện rõ nét vai trò của mình, giải quyết các sự việc trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, tránh đẩy những quan hệ đã rạn nứt trong lĩnh vực này đi xa hơn, việc can thiệp của pháp luật sao cho có tình có lý, phù hợp với thực tế chính là biểu hiện của sự kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong các quy phạm pháp luật.
Đạo đức hình thành trước pháp luật, dường như độc lập tương đối với pháp luật, nhưng không nằm ngoài pháp luật, trong tương lai những tư tưởng đạo đức tiến bộ có xu hướng gắn liền với pháp luật, giúp pháp luật đi vào cuộc sống một cách tự nhiên hơn, đồng thời chính bản thân pháp luật ở mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có sự chủ động hòa hợp với các giá trị đạo đức nhằm tăng cường hiệu quả của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước. Pháp luật với ưu thế được đảm bảo bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, mang tính bắt buộc đối với các chủ thể, với những chế tài rõ ràng nếu vi phạm góp phần bảo vệ các giá trị đạo đức vốn được cộng đồng xây dựng và thừa nhận.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức đặc biệt quan trọng, đạo đức sẽ là nền tảng giúp pháp luật trở lên mềm dẻo hơn, đạo đức là bệ đỡ tư tưởng giúp cho pháp luật đi vào đời sống hôn nhân gia đình một cách tự nhiên, nhằm bảo vệ đời sống gia đình trước khi xảy ra những hậu quả đáng tiếc, ở lĩnh vực này đòi hỏi sự mềm dẻo trong việc sử
dụng pháp luật hay đạo đức, đôi khi phải kết hợp cả pháp luật và đạo đức nhằm giải quyết tốt vấn đề, với những mâu thuẫn nhỏ, có thể dùng các yếu tố thuộc phạm trù đạo đức để khuyên giải, hàn gắn, giới hạn phạm vi lan tỏa của mâu thuẫn, đối với các mâu thuẫn lớn, có nguy cơ xảy ra các vi phạm nguy hiểm hoặc đã xảy ra các vi phạm nguy hiểm thì phải cần có sự can thiệp của pháp luật nhưng cũng không thể thiếu các yếu tố về đạo đức nhằm thức tỉnh lương tâm của người phạm tội, giúp người phạm tội có sự hối cải, cải tạo tốt nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. Gia đình là nền tảng của xã hội, là nơi tập trung các cá nhân có quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nơi các thành viên trong gia đình đều là công dân của một đất nước, hoặc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Đạo đức vốn được hình thành trong bản thân mỗi con người, theo quan điểm riêng, cá nhân người viết cho rằng hầu hết chúng ta thường nhìn nhận đạo đức ở phương diện hẹp, khi một người vi phạm một khía cạnh của đời sống mà cộng đồng cho rằng không thể chấp nhận được lập tức mọi người kết luận là người không có đạo đức, cách nhìn nhận này theo tôi cần xem xét lại, có chăng chúng ta nên kết luận là vi phạm đạo đức, bởi lẽ trong một con người tồn tại nhiều giá trị đạo đức khác nhau, hình thành lên nhân cách của mỗi người, sự
vi phạm một giá trị đạo đức không có nghĩa điều đó làm mất đi các giá trị đạo đức còn lại, sự phủ nhận sạch trơn và sự kỳ thị của cộng đồng khi một cá nhân có một hành động lệch chuẩn đạo đức là một sự hiểm họa lớn cho chính bản thân cá nhân đó và tạo lên trào lưu ăn theo của xã hội. Ví dụ như trường hợp người mẹ giết con mới đẻ ra, đa phần xã hội cho rằng người mẹ này mất hết nhân tính, trong khi mọi nguyên nhân dẫn đến hành động giết con của người mẹ đều không được chấp nhận. Trong trường hợp này pháp luật có quy định riêng về tội danh “giết con mới đẻ” trong quy định tội danh này, chúng ta
thấy rõ các nhà làm luật có cái nhìn và sự nghiên cứu khá thấu đáo, phù hợp với thực tế cuộc sống trong việc quy định tội danh với người mẹ, thể hiện sự