Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng:

Một phần của tài liệu Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Trọng Tài (Trang 43 - 49)

Đây là một trong những điểm mới đáng lưu ý nhất của LTTTM 2010 trong áp dụng BPKCTT trong tố tụng trọng tài.

PLTTTM 2003 chỉ quy định về trường hợp của bên yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng và gây thiệt hại cho bên bị áp dụng, cho người thứ ba thì phải bồi thường34. Bên cạnh đó không có quy định cũng như hướng dẫn gì thêm về việc áp dụng BPKCTT không đúng của chủ thể ra quyết định áp dụng. Đây là điểm còn thiếu sót của pháp lệnh và đã được khắc phục trong LTTTM 2010.

BPKCTT là những biện pháp được chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết theo yêu cầu cấp bách của các bên trong tranh chấp nhằm bào vệ quyên và lợi ích hợp pháp của bên yêu cầu. Quyết định áp dụng BPKCTT không phải là quyết định giải quyết về nội dung của vụ tranh chấp mà nó chỉ là giải pháp cho tình thế khẩn cấp. Việc chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT là trên cơ sở có đơn yêu cầu khẩn cấp của các bên trong tranh chấp. Vì là yêu cầu khẩn cấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên yêu cầu, nên chủ thể có thẩm quyền không có nhiều thời gian để xem xét kỹ lưỡng về yêu cầu, về chứng cứ khi quyết định áp dụng BPKCTT. Do đó việc ra quyết định áp dụng BPKCTT thiếu chính xác rất có thể xảy ra. Hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng sẽ gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba; uy tín của chủ thể ra quyết định áp dụng sẽ bị ảnh hưởng, niềm tin vào việc giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài sẽ bị giảm xúc...do đó nhận thức rõ vấn đề này, trong tố tụng trọng tài bên cạnh việc quy

định những nội dung cơ bản của BPKCTT như chủ thể có quyền yêu cầu, thủ tục trình tự giải quyết, việc thay đổi bổ sung, huỷ bỏ BPKCTT...có quy định thêm về trách nhiệm do việc áp dụng BPKCTT không đúng gây ra. LTTTM 2010 đã có những quy định rõ ràng và cụ thể để giải quyết vấn đề này35.

Theo đó trách nhiệm do áp dụng BPKCTT không đúng được xác định theo hai hướng:

Trách nhiệm của chủ thể đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng

Theo quy định, khi có đơn yêu cầu của các bên trong tranh chấp Tòa án, Hội đồng trọng tài mới xem xét và quyết định có áp dụng hay không áp dụng BPKCTT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên yêu cầu. Nếu sau này, việc áp dụng BPKCTT được xác định là không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là người đã đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng. Như vậy, trong trường hợp này, cơ sở để buộc người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng phải bồi thường chính là lỗi của họ đã đưa ra yêu cầu không đúng, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Quy định này sẽ hạn chế tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT của các bên trong tranh chấp, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người bị áp dụng BPKCTT, từ đó, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên đương sự trong tố tụng trọng tài.

Trách nhiệm của chủ thể ra quyết định áp dụng BPKCTT không đúng

Tòa án, Hội đồng trọng tài là những chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT khi có đơn yêu cầu của các bên trong tranh chấp. Khi ra quyết định áp dụng BPKCTT Tòa án, Hội động trọng tài chỉ phải chọn lựa giữa hai phương án một là áp dụng BPKCTT theo như yêu cầu của đương sự; hai là từ chối không áp dụng BPKCTT khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng là không phù hợp. Chính vì lẽ đó, Tòa án, Hội đồng trọng tài khi áp dụng BPKCTT không giống với yêu cầu mà gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì trách nhiệm sẽ thuộc về chủ thể ra quyết định áp dụng. Quy định này dựa trên cơ sở mọi chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nếu người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây ra thiệt hại có trách nhiệm phải bồi thường thì nguyên tắc này cũng áp dụng đối với cả chủ thể ra quyết định áp dụng. Thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể trong pháp luật.

Tương tự như vậy việc Tòa án, Hội đồng trọng tài áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho việc áp dụng vượt quá yêu cầu này. Tòa án khi áp dụng các BPKCTT không đúng hoặc vượt quá yêu cầu thì phải

có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định. Hội đồng trong tài khi áp dụng các BPKCTT khác hoặc vượt quá yêu cầu mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người thiệt hại có quyền kiện ra Tòa án yêu cầu đòi bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Các thẩm phán, trọng tài cũng là con người chứ không phải thánh thần, mỗi phán quyết của họ bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác. Xuất phát từ quan điểm đó, trong tố tụng trọng tài, khả năng Tòa án, Hội đồng trọng tài mà cụ thể là Thẩm phán, Trọng tài đã ra quyết định áp dụng BPKCTT không đúng, không ra quyết định áp dụng BPKCTT gây thiệt hại cho người khác rất có thể xảy ra. Vì thế, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể ra quyết định áp dụng BPKCTT không đúng trong LTTTM 2010 là có cơ sở khoa học.

Quy định việc bồi thường của chủ thể ra quyết định áp dụng BPKCTT là hợp lý và chính xác. Tuy vậy, căn cứ cho việc chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các BKCTT khác với yêu cầu là rất ít khi xảy ra, bởi khi có yêu cầu thì Tòa án, Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng BPKCTT theo yêu cầu. Nếu áp dụng các BPKCTT khác với yêu cầu thì người yêu cầu rất có khả năng sẽ khiếu nại, mất thêm nhiều thời gian để giải quyết khiếu nại, tính khẩn cấp của các biện pháp sẽ bị mất đi việc giải quyết vụ tranh chấp sẽ thêm nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế, chủ thể có quyền quyết định áp dụng BPKCTT sẽ áp dụng đúng BPKCTT được yêu cầu và cơ hội để áp dụng căn cứ bồi thường này là rất thấp.

Tương tự như căn cứ trên, việc Tòa án, Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu gây thiệt hại phải bồi thường cũng khó có thể xảy ra trong thực tế. Thông thường, bên yêu cầu áp dụng BPKCTT yêu cầu áp dụng đến mức độ nào thì họ sẽ chuẩn bị căn cứ chứng minh cho mức độ đó và chủ thể ra quyết định áp dụng sẽ tôn trọng ý chí của bên yêu cầu để quyết định mức độ áp dụng BPKCTT.

Từ những yếu tố trên cho ta thấy trách nhiệm do áp dụng BPKCTT trong thực tiễn là chưa cao. LTTTM 2010 nói riêng, cũng như Bộ luật TTDS 2004 nói chung quy định về vấn đề này vẫn còn vướng mắc nhất định và cần phải sửa đổi, bổ sung trong thời gian sắp tới để hợp lý hơn, cụ thể:

Thứ nhất: cần bổ sung quy định về những căn cứ cụ thể để xác định lỗi không đúng trong việc yêu cầu áp dụng BPKCTT trong tố tụng trọng tài của người yêu cầu áp dụng. Theo quy định thì bên yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây ra thiệt hại thì bồi thường nhưng căn cứ cụ thể về lỗi của bên yêu cầu là chưa có. Việc đưa ra yêu cầu không đúng cần phải cụ thể: khi có yêu cầu áp dụng BPKCTT, chủ thể có thẩm quyền tiến hành xem xét và nhận thấy chưa đến mức áp dụng BPKCTT hoặc cần áp dụng biện pháp khác mới hiệu quả..., Tòa án, Hội đồng trọng

tài đã tiến hành hướng dẫn giải thích nhưng người yêu cầu vẫn giữ nguyên yêu cầu áp dụng BPKCTT như ban đầu. Chính yêu cầu này đã gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng, do đó người yêu cầu phải chịu hậu quả về vật chất. Cần quy định theo hướng vừa nâng cao vai trò của chủ thể có thẩm quyền áp dụng BPKCTT vừa đảm bảo yếu tố lỗi của người đưa ra yêu cầu áp dụng không đúng.

Thứ hai: cần bổ sung căn cứ bồi thường thiệt hại của Tòa án, Hội đồng trọng tài theo hướng nếu ra quyết định chậm hoặc quyết định mức độ áp dụng chưa đúng như yêu cầu mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì Tòa án, Hội đồng trọng tài cũng phải có trách nhiệm bồi thường. Bản chất của BPKCTT thể hiện ngay ở tên gọi của nó, cho thấy việc áp dụng là thực sự cấp bách để tranh gây ra thiệt hại cho đương sự hoặc khó khăn cho quá trình tố tụng trọng tài hoặc thi hành phán quyết trọng tài. Sự chậm trễ hoặc chưa đúng mức yêu cầu áp dụng BPKCTT đôi khi dẫn đến vô hiệu hóa toàn bộ kết quả hoạt động tố tụng. Do đó cần có cơ chế quy định rõ trách nhiệm trong trường hợp chậm trễ hoặc mức độ chưa đúng yêu cầu áp dụng BPKCTT của chủ thể có thẩm quyền.

Tóm lại, BPKCTT trong tố tụng trọng tài theo quy định LTTTM 2010 là tương đối đạt được yêu cầu áp dụng. Tuy vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhất định: việc yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng BPKCTT, cơ chế tài sản bảo đảm, trách nhiệm do áp dụng BPKCTT không đúng...song đã cơ bản giải quyết được những vướng mắc của thực tiễn áp dụng PLTTTM 2003 để lại. Luật đã tiếp thu quy định của Luật mẫu UNCITRAL được thông qua năm 2006 nhằm giúp cho tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả hơn. LTTTM 2010 chỉ mới có hiệu lực trong một thời gian ngắn (LTTTM 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011), cần thời gian để hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tế thông qua quá trình áp dụng để sớm đi vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó cần sớm có văn bản hướng dẫn thi hành LTTTM 2010 trong thời gian sắp tới, tránh sự chồng chéo trong việc thực thi luật. Hy vọng từ sự ra đời LTTTM 2010, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ được hoàn thiện hơn, biến trọng tài thành phương pháp giải quyết tranh chấp đáng tin cậy cho doanh nghiệp và người dân

KẾT LUẬN

 

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay và bối cảnh Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tranh chấp thương mại được xem là một thuộc tính mang tính quy luật. Sự ra đời của tố tụng trọng tài là một tất yếu trong việc đa dạng hóa các cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong vấn đề kinh tế.

Tuy vậy, trước nay Trọng tài ít được các bên sử dụng phổ biến ở nước ta, do chưa có những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc thực hiện chính sách nhất quán khuyến khích sử dụng Trọng tài; trong các quy định của pháp còn có nhiều rủi ro, tạo tâm lý e ngại khi sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Những yếu tố đó đã làm cho độ tin cậy của các bên tranh chấp vào Trọng tài chưa chắc chắn, chưa cao. Việc ban hành LTTTM 2010 thay thế PLTTTM 2003 khắc phục triệt để các vấn đề trên, tăng hiệu quả hoạt động của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp, góp phần làm giảm tải hoạt động xét xử của tòa án. LTTTM 2010 ra đời trên cơ sở kế thừa những chế định tiến bộ, phù hợp kết hợp với những quy định mới, hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn với Luật mẫu UNCITRAL, là một thiết chế chính xác và thỏa đáng.

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích đề tài “ Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong

tố tụng trọng tài” cho ta thấy quy định về việc áp dụng BPKCTT nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong tranh chấp hiện nay có nhiều điểm tiến bộ so với trước kia và nó cũng đã phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Tuy vậy, bên cạnh đó, việc áp dụng BPKCTT theo quy định của LTTTM 2010 vẫn còn lộ rõ những điểm chưa thỏa đáng, chẳng hạn: về việc yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng BPKCTT, quy định về biện pháp bảo đảm, cơ chế bồi thường thiệt hại do áp dụng BPKCTT không đúng... thêm vào đó là việc chưa có văn bản giải thích việc áp dụng luật cho đến thời điểm này. Đây là những điểm cần phải xem xét lại của Luật và cần có quy định, giải thích thỏa đáng về các vấn đề này trong thời gian sắp tới. LTTTM 2010 mới đi vào thực tế chưa lâu nên chắc chắn sẽ còn nhiều điều còn chưa sâu sát với thực tế nên cần được hoàn thiện dần trong thời gian sắp tới.

Có thể khẳng định rằng việc ra đời của LTTTM 2010 đã đáp ứng được kì vọng của doanh nghiệp và người dân trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về Trọng tài trong giải quyết tranh chấp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho việc lựa chọn Trọng tài để giải quyết các tranh chấp và chắc chắn trong tương lai không xa Trọng tài thương mại sẽ là công cụ pháp lý hữu hiệu trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO   Văn bản quy phạm pháp luật Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Luật Trọng tài thương mại 2010. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL.

Quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng thương mại quốc tế (ICC). Sách, báo, tạp chí

 Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2005, Tr. 177 – 192.

 Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại tập II, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, Tr. 471 – 499.

 Bạch Thị Lệ Thoa, Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của tòa án, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng quốc hội, Số 14 (151), 2009, Tr. 23 – 34.

 Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương mại 3, Đại học Cần Thơ, tháng 6/2008.

 Đào Ngọc Báu, Những nguyên lý cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và áp dụng xây dựng Luật trọng tài ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng quốc hội, Số 21 (158), 2009, Tr. 33 – 39.  Lê Minh Toàn, Luật kinh doanh Việt Nam tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2009, Tr. 211 – 238.

 Nguyễn Thị Hoài Phương, Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại toà án: những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Số 3, 2010, Tr. 74 – 79.

 Nguyễn Thị Hoài Phương, Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại toà án: những vấn đề đặt ra

cho việc hoàn thiện bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Số 3, 2010, Tr. 74 – 79.

 Phạm Duy Nghĩa, Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng quốc hội, Số 23, 2010, Tr. 77 – 79.  Trần Anh Tuấn, Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự

và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp, Số 12, 2005, Tr. 15 – 20.

Một phần của tài liệu Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Trọng Tài (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)