Thành phần hóa học các thực liệu trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Tiêu Hóa Xơ Trung Tính Của Bê Đực Lai Hf (Holstein Friesian) Giai Đoạn (Trang 33 - 34)

M ỤC LỤC

4.1 Thành phần hóa học các thực liệu trong thí nghiệm

Bảng 4.1: Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%DM)

Thức ăn DM OM CP NDF ADF Hem. Ash

Bã bia 22,6 96,4 26,1 48,9 32,8 16,1 3,60

Bã đậu nành 10,1 95,7 21,4 43,3 36,3 7,08 4,30 Cỏ lông tây ngọn 18,5 88,5 13,2 66,0 31,8 34,2 11,5 Cỏ lông tây thân 17,8 88,2 11,0 70,5 37,3 33,2 11,8 Cỏ lông tây nguyên 18,0 88,6 12,1 67,8 34,3 33,5 11,4 Thức ăn hỗn hợp 90,0 94,8 12,9 18,0 10,5 7,5 5,20

DM: vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axít, Hem.:

Hemicellulose, Ash: khoáng tổng số

Bảng 4.1 trình bày thành phần hóa học của các thực liệu trong khẩu phần của bê sữa lai thí nghiệm. Hàm lượng vật chất khô của cỏ lông tây nguyên, cỏ lông tây thân, cỏ lông tây ngọn lần lượt là 18,0; 17,8 và 18,5%, cao hơn nghiên cứu của Trần Tiến Hiệp (2009) (16,1; 14,7 và 16,6%) Bã đậu nành có hàm lượng DM (10,1%) thấp hơn so với các loại thức ăn khác. Kết quả về lượng vật chất khô của bã đậu nành thì phù hợp với ghi nhận của Trương Thị Anh Thư (2008) là 10,5% và Tô Văn Phương (2008) là 10,4%, nhưng thấp hơn của số liệu của Cao Thị Thanh Tuyết (2008) là 11,9%. So với cỏ lông tây và bã đậu nành thì bã bia có hàm lượng vật chất khô cao hơn (22,6%), nhưng lại thấp hơn so với thức ăn hỗn hợp (90,0%). Hàm lượng DM của bã bia thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trương Hoàng Nam (2008) (27,6%). Hàm lượng CP của cỏ lông tây nguyên là 12,1% thì phần ngọn và phần thân của cỏ lông tây có hàm lượng CP lần lượt là 13,2 và 11,0%. Những ghi nhận về hàm lượng CP của cỏ lông tây thì phù hợp với thí nghiệm của Trần Tiến Hiệp (2009) (11,1 và 13,0%). Hàm lượng CP của bã bia và bã đậu nành lần lượt là 26,1 và 21,4%, cao hơn hàm lượng CP của các thực liệu còn lại trong khẩu phần. Hàm lượng CP của bã bia ở thí nghiệm này cao hơn kết quả của Đào Tiến Đức (2008) là 25,3%. Kết quả của lượng CP trong bã đậu nành phù hợp với nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2008) là 21,7%, nhưng cao hơn ghi nhận của Trương Thị Anh Thư (2008) là 19,4%.

Hàm lượng NDF của cỏ lông tây lần lượt là 66,0; 70,5 và 67,8% tương ứng với các phần ngọn, phần thân và cỏ lông tây nguyên. Kết quả về lượng NDF trong cỏ lông tây nguyên cao hơn thí nghiệm của Nguyễn Thanh Chuyền (2008) (63,7%) và Lê Thủy Triều (2009) (61,3%). Kết quả hàm lượng NDF phần ngọn ở thí nghiệm này phù hợp và phần thân thấp hơn kết quả của Trần Tiến Hiệp (2009) (66,0 và 73,5 %). Thức ăn hỗn hợp có hàm lượng NDF thấp nhất là 18%, kế đến là bã đậu nành và bã bia (43,3 và 48,9%). Hàm lượng NDF bã đậu nành trong nghiên cứu này thì tương đương với ghi nhận của Trương Thị Anh Thư (2008) là 48,6%, nhưng cao hơn ghi nhận của Dương Hồng Duyên (2008) là 44,5%.

Hàm lượng ADF cỏ lông tây phần ngọn, thân, nguyên lần lượt là (31,8; 37,3 và 34,3%). Kết quả này so với Trần Tiến Hiệp (2009) cao hơn, phần ngọn (27,1), phần thân (32,5), phần nguyên (28,0).Hàm lượng ADF bã đậu nành trong thí nghiệm cao hơn so với ghi nhận của Nguyễn Thị Kim Đông et al. (2005) là (27,1%).

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Tiêu Hóa Xơ Trung Tính Của Bê Đực Lai Hf (Holstein Friesian) Giai Đoạn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)