Các dụng cụ thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Tiêu Hóa Xơ Trung Tính Của Bê Đực Lai Hf (Holstein Friesian) Giai Đoạn (Trang 27)

M ỤC LỤC

3.2. Các dụng cụ thí nghiệm

3.2.1. Chuồng trại

Bốn con bê đực được nuôi trên chuồng sàn, với bốn ngăn chuồng, mỗi ngăn nhốt một con. Dưới sàn có máng hứng nướctiểu cho mỗi con.

Hình 3.1: Bê đực lai HF trong thí nghiệm

3.2.2. Dụng cụ thí nghiệm

Dụng cụ thí nghiệm bao gồm:

Cân đồng hồ: các loại 100kg, 60kg, 5kg, 2kg và 1kg Cân điện tử: loại 1 kg

Xô đựng phân, nước tiểu, nước uống Liềm cắt cỏ, dao

Một số dụng cụ và hóa chất để phân tích trong phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

3.3. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm được tiến hành trên 4 bê đực lai HF, có trọng lượng trung bình 52,1 ± 8,96 kg (X ±SD) trước khi thí nghiệm bê được tiêm ngừa ký sinh trùng bằng Bivermectin 0,25%.

3.4. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin (4 x 4) với nghiệm thức, 4giai đoạn và 4 con gia súc (bê HF Lai). Bốn nghiệm thức (NDF53, NDF55, NDF57 và NDF59) là hàm lượng xơ trung tính (NDF) trong khẩu phần ở mức 53, 55, 57 và 59%. Mỗi giai đoạn thí nghiệm gồm 13 ngày với 7 ngày nuôi thích nghi và 6 ngày lấy mẫu.

GD\GS I II III IV 1 2 3 4 NDF55 NDF59 NDF57 NDF53 NDF53 NDF57 NDF59 NDF55 NDF59 NDF55 NDF53 NDF57 NDF57 NDF63 NDF55 NDF59 Sơ đồ 3.1: Bố trí thí nghiệm

Lượng thức ăn trong ngày được chia ra làm 2 phần bằng nhau, một phần cho ăn vào buổi sáng (khoảng 8 giờ), một phần cho ăn vào buổi chiều (khoảng 4 giờ) . Trong mỗi buổi ăn, các loại thức ăn bổ sung nhưbã bia, bã đậu nành, thức ăn hỗn hợp cho ăn hết trước rồi đến cỏ. Nước uống sạch cho uống tự do. Công thức và thành phần dưỡng chất các nghiệm thức khẩu phần trong thí nghiệm được ghi trong bảng 3.1.

Bảng3.1: Công thức và thành phần dưỡng chất (%/DM) các khẩu phần thí nghiệm Nghiệm thức

Thành phần

NDF53 NDF55 NDF57 NDF59

Cỏ lông tây 43,2 15,5 11,6 6,80 Cỏ lông tây phần thân 0,00 17,1 13,5 9,10 Cỏ lông tây phần ngọn 23,7 37,6 51,4 66,5 Thức ăn hỗn hợp 13%CP 27,5 24,1 20,7 15,8 Bã bia 0,00 1,50 2,80 1,80 Bã đậu nành 5,70 4,30 0,00 0,00 DM 11,0 10,5 10,2 9,70 OM 90,7 90,4 90,0 89,6 CP 13,0 13,0 13,0 13,0 NDF 53,0 55,0 57,0 59,0 ME, MJ/kg DM 9,50 9,50 9,50 9,50

NDF53, NDF55, NDF57, ND59: khẩu phần có hàm lượng xơ trung tính ở mức 53, 55, 57 và 59, DM: vật

Bảng 3.2: Thành phần thực liệu, dưỡng chất của thức ăn hỗn hợp trong thí nghiệm. Thành phần Tỷ lệ, %DM Bắp 28,0 Bánh dầu đậu nành 12,5 Cám 26,8 Tấm 27,7 Muối 5,00 DM 88,6 CP 13,0 NDF 18,0 ME, MJ/kg DM 11,0

3.5 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm gồm có:

Thành phần hóa học các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm bao gồm: Vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), đạm thô (CP), xơ trung tính (NDF). Các thành phần DM, OM, CP, được xác định theo AOAC (1990), NDF được xác định theo (Goering and Van Soest et al.,1970).

Năng lượng trao đổi (ME) được tính từ các dưỡng chất tiêu hóa theo đề nghị của Bruinenberg (2002).

Nếu DOM/DCP < 7, thì ME (KJ/kgDM) = 14,2 x DOM + 5,9 x DCP Nếu DOM/DCP >= 7, thì ME (KJ/kgDM) = 15,1 x DOM

Trong đó DOM chất hữu cơ tiêu hóa được (g/kgDM). DCP protein thô tiêu hóa được (g/kgDM).

Sự tiêu thụ các dưỡng chất thức ăn như: DM, OM, CP, NDF và ME. Mức tiêu thụ các dưỡng chất thức ăn được xác định bằng cách cân lượng thức ăn trước khi cho ăn và cân phần thức ăn còn dư vào sáng ngày hôm sau. Các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn dư được thu lấy 7 ngày liên tục trong giai đoạn lấy mẫu ở mỗi giai đoạn thí nghiệm. Mẫu thức ăn xanh được cắt ngắn sấy ở 550C trong 48 giờ rồi nghiền mịn qua lỗ rây 1mm để phân tích thành phần dưỡng chất. Mức tiêu thụ các dưỡng chất

Lượng dưỡng chất tiêu thụ = lượng dưỡng chất thức ăn trước khi cho ăn – lượng dưỡng chất thức ăn còn thừa.

Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô, vật chất hữu cơ, protein thô , xơ trung tính. Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất được xác định bằng cách ghi nhận lượng dưỡng chất thức ăn tiêu thụ và lượng dưỡng chất bài thải theo phân (McDonald et al., 2002). Phương pháp

lấy mẫu, xử lý mẫu và phân tích mẫu phân là tương tự như mẫu thức ăn.

Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất = [(Lượng dưỡng chất tiêu thụ - Lượng dưỡng chất bài thải theo phân)/ Lượng dưỡng chất tiêu thụ] x 100

Tăng trọng được xác định bằng cách cân 2 ngày liên tiếp vào sáng sớm trước khi cho ăn lúc cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm và tính theo công thức:

Tăng trọng/ngày = (Thể trọng cuối giai đoạn-Thể trọng đầu giai đoạn)/ 13 ngày

3.6.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Tất cả số liệu thô của thí nghiệm được xử lý sơ bộ trên bảng tính Microsoft Excel 2007, sau đó là xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm Minitab 14 (2003). Khi phép thử F (Fisher’s test) có ý nghĩa thống kê (P<0,05) thì dùng phép thử Tukey (Minitab 14) để tìm mức ý nghĩa thống kê và sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

Hình 3.2: Cỏ lông tây nguyên Hình 3.3: Cỏ lông tây thân, ngọn

Hình 3.4: Cỏ lông tây được cắt ngắn Hình 3.5: Thức ăn hỗn hợp

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC THỰC LIỆU TRONG THÍ NGHIỆMBảng 4.1: Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%DM) Bảng 4.1: Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%DM)

Thức ăn DM OM CP NDF ADF Hem. Ash

Bã bia 22,6 96,4 26,1 48,9 32,8 16,1 3,60

Bã đậu nành 10,1 95,7 21,4 43,3 36,3 7,08 4,30 Cỏ lông tây ngọn 18,5 88,5 13,2 66,0 31,8 34,2 11,5 Cỏ lông tây thân 17,8 88,2 11,0 70,5 37,3 33,2 11,8 Cỏ lông tây nguyên 18,0 88,6 12,1 67,8 34,3 33,5 11,4 Thức ăn hỗn hợp 90,0 94,8 12,9 18,0 10,5 7,5 5,20

DM: vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axít, Hem.:

Hemicellulose, Ash: khoáng tổng số

Bảng 4.1 trình bày thành phần hóa học của các thực liệu trong khẩu phần của bê sữa lai thí nghiệm. Hàm lượng vật chất khô của cỏ lông tây nguyên, cỏ lông tây thân, cỏ lông tây ngọn lần lượt là 18,0; 17,8 và 18,5%, cao hơn nghiên cứu của Trần Tiến Hiệp (2009) (16,1; 14,7 và 16,6%) Bã đậu nành có hàm lượng DM (10,1%) thấp hơn so với các loại thức ăn khác. Kết quả về lượng vật chất khô của bã đậu nành thì phù hợp với ghi nhận của Trương Thị Anh Thư (2008) là 10,5% và Tô Văn Phương (2008) là 10,4%, nhưng thấp hơn của số liệu của Cao Thị Thanh Tuyết (2008) là 11,9%. So với cỏ lông tây và bã đậu nành thì bã bia có hàm lượng vật chất khô cao hơn (22,6%), nhưng lại thấp hơn so với thức ăn hỗn hợp (90,0%). Hàm lượng DM của bã bia thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trương Hoàng Nam (2008) (27,6%). Hàm lượng CP của cỏ lông tây nguyên là 12,1% thì phần ngọn và phần thân của cỏ lông tây có hàm lượng CP lần lượt là 13,2 và 11,0%. Những ghi nhận về hàm lượng CP của cỏ lông tây thì phù hợp với thí nghiệm của Trần Tiến Hiệp (2009) (11,1 và 13,0%). Hàm lượng CP của bã bia và bã đậu nành lần lượt là 26,1 và 21,4%, cao hơn hàm lượng CP của các thực liệu còn lại trong khẩu phần. Hàm lượng CP của bã bia ở thí nghiệm này cao hơn kết quả của Đào Tiến Đức (2008) là 25,3%. Kết quả của lượng CP trong bã đậu nành phù hợp với nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2008) là 21,7%, nhưng cao hơn ghi nhận của Trương Thị Anh Thư (2008) là 19,4%.

Hàm lượng NDF của cỏ lông tây lần lượt là 66,0; 70,5 và 67,8% tương ứng với các phần ngọn, phần thân và cỏ lông tây nguyên. Kết quả về lượng NDF trong cỏ lông tây nguyên cao hơn thí nghiệm của Nguyễn Thanh Chuyền (2008) (63,7%) và Lê Thủy Triều (2009) (61,3%). Kết quả hàm lượng NDF phần ngọn ở thí nghiệm này phù hợp và phần thân thấp hơn kết quả của Trần Tiến Hiệp (2009) (66,0 và 73,5 %). Thức ăn hỗn hợp có hàm lượng NDF thấp nhất là 18%, kế đến là bã đậu nành và bã bia (43,3 và 48,9%). Hàm lượng NDF bã đậu nành trong nghiên cứu này thì tương đương với ghi nhận của Trương Thị Anh Thư (2008) là 48,6%, nhưng cao hơn ghi nhận của Dương Hồng Duyên (2008) là 44,5%.

Hàm lượng ADF cỏ lông tây phần ngọn, thân, nguyên lần lượt là (31,8; 37,3 và 34,3%). Kết quả này so với Trần Tiến Hiệp (2009) cao hơn, phần ngọn (27,1), phần thân (32,5), phần nguyên (28,0).Hàm lượng ADF bã đậu nành trong thí nghiệm cao hơn so với ghi nhận của Nguyễn Thị Kim Đông et al. (2005) là (27,1%).

4.2 KẾT QUẢ CỦA LƯỢNG THỨC ĂN VÀ DƯỠNG CHẤT TIÊU THỤCỦA BÊ THÍ NGHIỆM CỦA BÊ THÍ NGHIỆM

Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ của bê thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.2

Bảng 4.2: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của bê thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu NDF53 NDF55 NDF57 NDF59 P ±SE CLT nguyên, g 703a 246b 167b 94,0c 0,001 67,9 CLT thân, g - 293a 207a 136b 0001 36,7 CLT ngọn, g 383a 595b 726c 915d 0,001 33,3 DM, g/ngày 1.578a 1.565a 1.397b 1.364b 0,003 39,1 OM, g/ngày 1.429a 1.412a 1.255b 1.220b 0,002 36,1 CP, g/ngày 207a 204a 181b 178b 0,003 5,12 NDF, g/ngày 840ab 865a 801b 801b 0,047 19,0 ADF, g/ngày 437ab 448a 403b 401b 0,007 10,1 %DM/thể trọng bê 2,70a 2,70a 2,51b 2,46b 0,001 0,02 gCP/100kg thể trọng 353a 352a 325b 321b 0,001 2,97 %NDF/thể trọng 1,31 1,34 1,43 1,60 0,126 0,016 %NDF thực tế 53,2a 55,3b 57,4c 59,3d 0,001 0,020 ME*(MJ/kgDM) 9,76 9,77 9,74 9,59 0,820 0,218 ME* (MJ/kgW0,75) 0,725a 0,725a 0,650b 0,650b 0,012 0,020

Các giá trị mang các chữ a, b, c, d ở cùng hàng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ (P<0,05)

Lượng cỏ lông tây tiêu thụ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,01). Lượng vật chất khô ăn vào giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Lượng vật chất khô ăn vào giảm dần khi tăng mức độ xơ trong khẩu phần từ 53%NDF tới 59% NDF, trong đó giá trị đạt được ở nghiệm thức NDF53 là cao nhất với 1,578kg/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức 59%NDF với 1,364kg/ngày. Tuy nhiên không có sự khác biệt về lượng vật chất khô ăn vào ở mức độ 53 và 55% NDF trong khẩu phần cũng như không có khác biệt ở mức 57 và 59%NDF. Theo Tomlinson et al. (1991) thì lượng ăn vào phụ thuộc vào kích thước vật lý của cơ thể, khả năng tiêu hóa của xơ trong khẩu phần, tốc độ vận chuyển của thức ăn và khả năng lên men của carbohydrate. Lượng OM ăn vào cũng giảm dần khi tăng mức độ NDF trong khẩu phần của bê sữa (p<0,01). Lượng OM ăn vào dao động từ 1,220 – 1,429kg.

Lượng NDF ăn vào của bê thí nghiệm có khác biệt giữa các mức độ NDF trong khẩu phần (p<0,01), giá trị đạt cao nhất ở nghiệm thức cung cấp 55% NDF trong khẩu phần (865g/ngày), trong khi đó thì lượng NDF ăn vào thấp nhất ở cả hai khẩu phần NDF57 và NDF59 (801g/ngày). Lượng NDF tiêu thụ ở nghiệm thức NDF53 là 840g/ngày và không có sự khác biệt so với nghiệm thức NDF55 là 865g/ngày. Điều này cho thấy ở mức độ NDF này bê tiêu thụ xơ tốt.

Lượng ADF ăn vào của bê thí nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,01), ở nghiệm thức ADF55 đạt giá trị cao nhất (448g/ngày) và đạt giá trị thấp nhất ở nghiệm thức ADF59 (401g/ngày). Giữa hai nghiệm thức ADF53 và ADF55 thì không có sự khác biệt.

Lượng tiêu thụ CP giảm dần trong các khẩu phần khi tăng mức độ NDF, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01), trong đó cao nhất ở nghiệm thức NDF53 (207g/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức NDF59 (178g/ngày). Không có sự khác biệt về lượng CP ăn vào ở nghiệm thức NDF53 và NDF55 (207 và 204g/ngày). Tỉ lệ DM ăn tiêu thụ so với khối lượng cơ thể của bê có sự khác biệt giữa các mức độ NDF trong khẩu phần của bê sữa (p<0,05). Lượng DM ăn vào trong khoảng từ 2,46 – 2,70 % khối lượng cơ thể của bê. Tỉ lệ DM ăn vào so với khối lượng cơ thể giảm khi tăng mức độ NDF trong khẩu phần. Theo ghi nhận của Hoffman (2007) thì tỉ lệ này dao động trong khoảng 2,35-2,89% đối với Holstein thuần và 2,36-2,84% đối với Holstein lai.

Tỉ lệ NDF của khẩu phần có khác biệt giữa các nghiệm thức (p<0,05). Tuy nhiên tỉ lệ NDF tiêu thụ so với trọng lượng cơ thể thì không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), mặc dù có khuynh hướng tăng dần khi tăng mức NDF trong khẩu phần. Giá trị này dao động trong khoảng 1,31-1,60%. Kết quả của nghiên cứu này thì cao hơn so với nghiên cứu của Sauvant và Mertens (2007) 0,85-1,35%.

Mức năng lượng khẩu phần không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05), dao động từ9,59-9,77MJ/kgDM. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về mức tiêu thụ năng lượng, giảm dần khi tăng mức độ NDF trong khẩu phần (p<0,05). Giá trị đạt được cao nhất ở nghiệm thức NDF53 (0,725 MJ/kgW0,75) và thấp nhất ở nghiệm thức NDF57 và NDF59 (0,650 MJ/kgW0,75). Ảnh hưởng của mức độ NDF trong khẩu phần lên lượng vật chất khô ăn vào của bê thí nghiệm được thể hiện qua biểu đồ 4.1 y = -0,045x + 5,10 R2 = 0,873 P = 0,066, SD = 0,055 2.40 2.45 2.50 2.55 2.60 2.65 2.70 2.75 52 54 56 58 60

Hàm lượng NDF trong khẩu phần, %

V ật c hấ t kh ô ti êu t hụ c ủa b ê/ th tr ọn g, %

Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của mức độ NDF trong khẩu phần lên lượng vật chất khô ăn vào của

bê thí nghiệm

Qua biểu đồ 4.1 cho thấy khi tăng mức NDF của khẩu phần đã làm giảm lượng vật chất khô tiêu thụ với R2 = 0,873; P = 0,066 và SD = 0,055.

Lượng DM ăn vào cao ở khi mức NDF ở vào khoảng 53-55%, nhưng khi tăng tới 57% thì làm giảm mức ăn vào. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra lượng vật chất khô ăn vào giảm khi tăng mức NDF trong khẩu phần (Beauchemin and Buchanan-Smith, 1989; Canale et al., 1990).

4.3 KẾT QUẢ VỀ TỈ LỆ TIÊU HÓA CÁC DƯỠNG CHẤT VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÊ THÍ NGHIỆM CỦA BÊ THÍ NGHIỆM

Kết quả từ bảng 4.3 trình bày tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và tăng trọng của bê thí nghiệm.

Bảng 4.3: Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất (%) và tăng trọng của bê thí nghiệm

Nghiệm thức Chỉ tiêu NDF53 NDF55 NDF57 NDF59 P ±SE Tỉ lệ tiêu hóa, % DM 69,0 69,4 69,4 68,7 0,960 1,61 OM 71,3 71,6 71,1 71,1 0,986 1,64 CP 73,7 76,6 73,8 71,3 0,202 2,09 NDF 68,9 71,4 71,3 71,0 0,426 1,58 ADF 63,4 65,0 64,6 64,0 0,851 1,91

Khối lượng đầu, kg 57,1 56,9 55,6 55,5 0,307 0,967 Khối lượng cuối, kg 60,4 59,9 58,8 58,1 0,240 1,12

Tăng trọng (g/ngày) 250 231 221 202 0,910 68,0

NDF53, NDF55, NDF57 và NDF59 lần lượt là các mức độ 53, 55, 57 và 59%NDF/DM trong khẩu phần.

Nhìn chung thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức về tỉ lệ tiêu hóa DM, OM, NDF, ADFvà CP (p>0,05). Tỉ lệ tiêu hóa DM và OM dao động từ 68,7 – 69,4%, và 71,1-71,6%. Kết quả của thí nghiệm này thì cao hơn nghiên cứu của Ramachandran và Singhal (2008) (58,8-59,1% và 55,1-59,9%). Điều này có thể giải thích bởi nguồn cung cấp xơ trong nghiên cứu này là cỏ lông tây dễ tiêu hóa hơn so với việc sử dụng rơm lúa mì trong nghiên cứu của Ramachandran và Singhal. Khi tăng mức độ NDF trong khẩu phần cũng không ảnh hưởng tới tỉ lệ tiêu hóa NDF cũng như tiêu hóa protein thô của các nghiệm thức (p>0,05). Sự ghi nhận này thì phù hợp với nghiên cứu của Beckman và Weiss (2005) cho rằng tỉ lệ tiêu hóa Nitơ và NDF không phụ thuộc vào khẩu phần khi ông nghiên cứu các tỉ lệ xơ và tinh bột trong khẩu phần của bò. Tuy nhiên tỉ lệ tiêu hóa CP và NDF có khuynh hướng cao hơn ở nghiệm thức NDF55 (76,6 và 71,4%). Tỉ lệ tiêu hóa ADF có khuynh hướng cao ở nghiệm thức NDF55 (65,0%) và giảm dần ở

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Khả Năng Tiêu Hóa Xơ Trung Tính Của Bê Đực Lai Hf (Holstein Friesian) Giai Đoạn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)