GSI và tỷ lệ gạch/gan tụy của cua trước và sau thí nghiệ m

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Nuôi Cua (Scylla Paramamosain) Gạch Trong Bể Xi Măng Với Các Loại Thức Ăn Khác Nhau (Trang 30 - 32)

Bảng 7: GSI và tỷ lệ gạch/gan tụy của cua trước và sau thí nghiệm

Nghiệm thức GSI Khối lượng gạch (g) Khối lượng gan tụy (g) Tỷ lệ gạch/gan tụy (%) Cua bố trí 1,30±0,32a 3,9±0,96a 16,14±1,57b 24,53±7,15a Cua thu hoạch I 7,0±0,49b 21,04±1,47b 13,00±2,88ab 166,19±29,43b III 9,41±1,41b 28,23±4,23b 15,56±0,28ab 181,15±24,54b IV 6,94±1,49b 20,83±4,48b 11,13±0,79a 189,24±52,76b V 7,82±1,87b 23,46±5,61b 14,50±4,30ab 168,04±41,07b

Ghi chú: Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các giá trị không có chỉ số mũ thì khác biệt không có ý nghía thống kê (p>0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chun.

Từ kết quả của Bảng 7 cho thấy, hệ số thành thục buồng trứng của cua cái - GSI (Ganadosomatic Index) ở các nghiệm thức trong thí nghiệm đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) với cua trước khi bố trí thí nghiệm nhưng hệ số GSI của cua gạch ở các nghiệm thức lại không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Mặc dù vậy, hệ số thành thục buồng trứng của cua gạch ở nghiệm thức III (9,41%) lại rất cao so với nghiệm thức IV (6,94%). Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) các giai đoạn thành thục của cua cái gồm có bốn giai đoạn với hệ số GSI giai đoạn I là thấp và dưới 0,5% cua cái chưa thành thục tuyến sinh dục mỏng và trong suốt; giai đoạn II tuyến sinh dục

đang phát triển noãn sào màu trắng kem hay vàng, GSI dao động 0,5 - 1,5%; giai đoạn III cua đang thành thục noãn sào nở rộng chiếm khoảng 1/2 - 3/4 diện tích gan tụy, noãn sào có màu cam, GSI từ 2,5 - 8,0%; giai đoạn IV noãn sào có màu cam hay đỏ, nở rộng chiếm hết diện tích gan tụy và cả khoan ruột, có thể

nhìn thấy màu vàng từ phía sau giáp đầu ngực và yếm, GSI đạt 15,85 cua sẳn sàng đẻ trứng.

Qua kết quả Bảng 7 cũng cho thấy rằng, khối lượng gạch và tỷ lệ gạch/gan tụy của cua gạch ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với cua bố trí thí nghiệm. Khối lượng gạch của cua ở các nghiệm thức (20,83 - 28,23 g) cao hơn rất nhiều so với khối lượng gạch của cua ban đầu (3,91g), tỷ lệ tăng của gạch lần lượt ở các nghiệm thức cá Rô phi, Sò voi, Tôm bạc và Ba khía lần lượt là 538,02%, 721,91%, 532,74% và 600%. Tỷ lệ gạch/gan tụy của cua gạch

(166,19 - 189,24%) cũng tăng rất cao và gấp nhiều lần so với cua ban đầu (24,53%). Đồng thời, khối lượng gan tụy của cua cũng giảm xuống ở các nghiệm thức và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở nghiệm thức cho ăn Tôm bạc và cua ban đầu. Tỷ lệ giảm gan tụy của cua gạch ở nghiệm thức cá Rô phi giảm từ 100% (16,14 g) xuống còn 80,51% (13 g); nghiệm thức Sò voi là 96,39% (15,56 g); nghiệm thức Tôm bạc 68,97% (11,13 g) và Ba khía là 89,82% (14,50 g).

Màu sắc của gạch cua (vàng) và chỉ số thành thục trung bình của buồng trứng cua cái (1,03 ± 0,32%) trước thí nghiệm cho thấy rằng buồng trứng của cua

đang ở giai đoạn II và phù hợp với điều kiện của thí nghiệm (Hình 4).

Màu sắc gạch của cua thu ở nghiệm thức Sò voi (III) có màu cam đậm nhất so với các nghiệm thức cá Rô phi (I), Tôm bạc (IV), Ba khía (V) và có hệ số thành thục của buồng trứng cua cái (9,41%) cũng lớn nhất mặc dù khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tuy nhiên màu sắc của gạch cua sau thí nghiệm lại khác biệt so với màu của gạch cua trước thí nghiệm (Hình 6).

Qua Hình 5 và Hình 7 ta thấy, màu sắc của vỏ cua luộc chín sau 15 phút đều có màu đỏ cam và không có sự khác nhau giữa các nghiệm thức sau thí nghiệm với màu sắc của vỏ cua luộc chín sau 15 phút của cua trước thí nghiệm.

Hình 7: Màu sắc của vỏ cua được luộc chín sau 15 phút sau thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Nuôi Cua (Scylla Paramamosain) Gạch Trong Bể Xi Măng Với Các Loại Thức Ăn Khác Nhau (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)