Bảng 4.1: Biến động một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ pH Nghiệm thức Sáng Chiều Sáng Chiều Nitrite (mg/l) TAN (mg/l) NT1 27,5 ± 0,2 28,9 ± 0,09 8,11 ± 0,3 8,28 ± 0,3 0,91 1,2 NT2 27,4 ± 0,1 28,72± 0,53 8,15 ± 0,39 8,30 ± 0,29 1,93 2,1 NT3 27,4 ± 0,04 28,9 ± 0,09 8,07 ± 0,02 8,20 ± 0,04 1,51 2 NT4 27,4 ± 0,11 28,7 ± 0,53 8,10 ± 0,07 8,20 ± 0,1 1,4 1,55 NT5 27,4 ± 0,15 28,7 ± 0,43 8,09 ± 0,01 8,22± 0,06 1,35 1,4 NT6 27,4± 0,09 28,8 ± 0,29 8,05 ± 0,06 8,18 ± 0,02 1,25 1,3 NT7 27,4 ± 0,17 28,9 ± 0,03 8,09 ± 0,09 8,27 ± 0,13 0,95 1,25 -4.1.1 Nhiệt độ
Trong ương nuôi thủy sản, nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dinh dưỡng, thành thục và phát triển của động vật thủy sản. Nhiệt độ buổi sáng ở các nghiệm thức chênh lệch rất ít, chỉ dao động trong khoảng 27,44 – 27,52oC; nhiệt độ buổi chiều ở các nghiệm thức cũng dao động không đáng kể trong khoảng 28,72 – 28,93oC. Marichamy và Rapackiam (1991) đã làm thí nghiệm ương ấu trùng cua biển ở các nhiệt độ khác nhau cho thấy ấu trùng rất chậm lột xác trong khoảng nhiệt độ 22 -24oC và ấu trùng chỉ lột xác đến giai đoạn Zoea 4 sau 18 ngày. Nhiệt độ càng cao thì thời gian biến thái càng nhanh (Chen và Jeng, 1980), mặc dù vậy nhưng phải nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Zeng và Li (1992) cho biết khoảng nhiệt độ từ 25 -30oC là tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng Zoea. Tuy nhiên, ấu trùng ở giai đoạn đầu chịu đựng tốt ở nhiệt độ thấp hơn, trong khi ấu trùng Megalopa có thể sống tốt ở nhiệt độ cao khoảng 32oC. Với kết quả thu được về yếu tố nhiệt độ trong thí
nghiệm này cho thấy nhiệt độ bể ương ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng.
4.1.2 pH
Biến động pH trung bình trong các nghiệm thức ở buổi sáng dao động từ 8,05 – 8,11 và pH chiều là 8,18 – 8,28.
pH là một yếu tố không thể không quan tâm trong các thí nghiệm về ương ấu trùng các loài thủy sản. Theo Nguyễn Cơ Thạch (1998), Hoàng Đức Đạt (2004) thì pH tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng cua từ 7,5 – 8,5. Như vậy pH nước bể ương trong các thí nghiệm rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của ấu trùng.
4.1.3 NO2
Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng NO2- ở nghiệm thức II là cao nhất 1,93 mg/l. Thấp nhất là nghiệm thức I chỉ ở mức 0,91 mg/l, các nghiệm thức còn lại dao động trong khoảng 0,95 – 1,51 mg/l.
Mary và et al (2007) thí nghiệm về độ độc cấp tính của Nitrit lên ấu trùng cua
Scylla serrata cho thấy ấu trùng càng lớn thì khả năng chịu đựng với độc tố nitrit càng cao, cụ thể LC50-96h của nitrit đối với ấu trùng Z1 là 41,58 mg/l; Z2 là 63,04 mg/l; Z3 là 25,54 mg/l; Z4 là 29,98 mg/l; Z5 là 69,93 mg/l.
Dựa trên kết quả LC50-96h và hệ số 0,1 xác định nồng độ an toàn cho ương ấu trùng là 4,16 mg/l đối với ấu trùng Z1; 6,30 mg/l đối với ấu trùng Z2; 2,55 mg/l đối với ấu trùng Z3; 2,99 mg/l đối với ấu trùng Z4 và 6,99 mg/l đối với Z5.
Như vậy với kết quả thu được từ thí nghiệm cho thấy hàm lượng nitrit trong các nghiệm thức vẫn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng.
4.1.4 TAN
TAN của các nghiệm thức nằm trong khoảng 1,2 -2,1 mg/l. Nghiệm thức I thấp nhất 1,2, cao nhất là nghiệm thức II là 2,1mg/l. Đối với các nghiệm thức III, IV,V, VI,VII chênh lệch không cao và dao động trong khoảng 1,25 – 2 mg/l.
Neil và ctv (2005) thực hiện thí nghiệm về độ độc cấp tính và mãn tính của NH3 lên ấu trùng cua biển Scylla serrata LC50-24h của NH3 đối với ấu trùng giai đoạn Z1 là 4,05 mg/l và đối với giai đoạn Z5 là 6,64 mg/l. Qua kết quả thu được tác giả cho rằng NH3 không ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng cua. Tuy nhiên Theo Nguyễn Cơ Thạch (1998) thì hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,1 mg/l.
Trong thí nghiệm này hàm lượng NH3 (được tính dựa theo giá trị pH và TAN đo được) đều cao hơn mức khuyến cáo và có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến ấu trùng nhất là ở các nghiệm thức có hàm lượng TAN cao.
4.2 Các chỉ tiêu biến thái, chiều dài và tỉ lệ sống 4.2.1 Chỉ tiêu biến thái 4.2.1 Chỉ tiêu biến thái
Bảng 4.2 Chỉ số biến thái của ấu trùng cua biển
Ngày NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 3 1.23 ± 0.05a 1.20 ± 0.10a 1.23 ± 0.05a 1.23 ± 0.11a 1.23 ± 0.05a 1.26 ± 0.05a 1.26 ± 0.05a 6 1.93 ± 0.05a 1.90 ± 0.17a 1.93 ± 0.05a 2.00 ± 0.00a 2.10 ± 0.10a 2.13 ± 0.15a 1.90 ± 0.17a 9 2.96 ± 0.05a 2.86 ± 0.05a 2.93 ± 0.05a 2.90 ± 0.10a 2.90 ± 0.10a 2.86 ± 0.05a 2.90 ± 0.10a 12 3.60 ± 0.17a 3.76 ± 0.11a 3.80 ± 0.17a 3.63 ± 0.11a 3.63 ± 0.11a 3.63 ± 0.11a 3.76 ± 0.11a 15 4.30 ± 0.00a 4.23 ± 0.11a 4.36 ± 0.11a 4.30 ± 0.20a 4.30 ± 0.20a 4.23 ± 0.11a 4.30 ± 0.20a 18 5.16 ± 0.11a 5.13 ± 0.20a 5.06 ± 0.05a 5.16 ± 0.11a 5.16 ± 0.11a 5.20 ± 0.10a 5.10 ± 0.20a 21 5.66 ± 0.05a 5.60 ± 0.00a 5.60 ± 0.10a 5.66 ± 0.05a 5.66 ± 0.05a 5.63 ± 0.05a 5.63 ± 0.05a 24 6.00 ± 0.00a 6.00 ± 0.00a 6.00 ± 0.00a 6.00 ± 0.00a 6.00 ± 0.00a 6.00 ± 0.00a 6.00 ± 0.00a 27 6.16 ± 0.05a 6.33 ± 0.05a 6.30 ± 0.10a 6.26 ± 0.05a 6.26 ± 0.05a 6.30 ± 0.10a 6.20 ± 0.17a 30 7.00 ± 0.00 a 7.00 ± 0.00 a 7.00 ± 0.00a 7.00 ± 0.00a 7.00 ± 0.00a 7.00 ± 0.00a 7.00 ± 0.00a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p >0,05).
Cũng giống như các loài giáp xác khác, cơ thể cua có lớp vỏ kittin bao bọc và cua lớn lên thông qua lột xác. Tuy nhiên thời gian này còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường và dinh dưỡng. Kết quả thí nghiệm cho thấy (bảng 4.2) không tìm thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức về số lượng ấu trùng biến thái, chỉ số biến thái và sau 30 ngày thì ấu trùng biến thái hoàn toàn thành C1 ở khoảng nhiệt độ 27,44 - 28,93oC.
Trần Ngọc Hải (1997) đã nghiên cứu ương ấu trùng cua biển với các loại thức ăn khác nhau trong hệ thống tuần hoàn, thay nước và nước xanh. Sau 3 ngày ương tỷ lệ biến thái của ấu trùng dao động từ 1,9 – 2,0. Sau 6 ngày ương tỷ lệ biến thái của ấu trùng cao nhất là 2,9. Sau 9 ngày ương tỷ lệ biến thái của ấu trùng trung bình 3,2. Từ giai đoạn Z1 đến Z5 mất 12 ngày. Sau 14 – 15 ngày ương bắt đầu xuất hiện megalopa và sau 20 ngày ương cua bắt đầu xuất hiện. Theo Heasman và Fielder (1983) ương ấu trùng cua mất 18 – 20 ngày cho giai đoạn zoea và 7 – 8 ngày cho giai đoạn megalopa. Ong (1964), các giai đoạn zoea mất 18 ngày, giai đoạn megalopa mất 11 – 12 ngày. Zainoddin (1991) cũng báo cáo, mất 20 ngày cho giai đoạn zoea và 7 ngày cho giai đoạn megalopa. Hoàng Đức Đạt (2004) lại cho rằng ấu trùng zoea hầu hết trải qua 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn mất 2-3 ngày, riêng giai đoạn Z5 từ 3 – 4 ngày. Sau giai đoạn Z5, ấu trùng lột xác biến thành giai đoạn megalopa. Từ giai đoạn này chỉ mất khoảng 7 - 11 ngày để biến thành cua con. So với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở các điều kiện thí nghiệm khác nhau cho thấy thời gian hoàn thành chu kì ương ấu trùng trong thí nghiệm này bằng hoặc dài hơn.
4.2.2 Tăng trưởng của ấu trùng
Bảng 4.3 Tăng trưởng của ấu trùng ở các nghiệm thức
NT Z1 (mm) Z2 (mm) Z3 (mm) Z4 (mm) Z5 (mm) Megalop (mm) C1(mm) NT1 1.63 ± 0.007a 2.17 ± 0.008a 2.69 ± 0.004ab 3.63 ± 0.02a 4.48 ± 0.03a 4.15 ± 0.03a 3.17 ± 0.005ab NT2 1.63 ± 0.007a 2.17 ± 0.009a 2.71 ± 0.005c 3.70 ± 0.01a 4.54 ± 0.005b 4.25 ± 0.06b 3.18 ± 0.005abc NT3 1.62 ± 0.002a 2.17 ± 0.009a 2.70 ± 0.005c 3.70 ± 0.008a 4.54 ± 0.005b 4.23 ± 0.005b 3.22 ± 0.02c NT4 1.64 ± 0.005a 2.17 ± 0.009a 2.68 ± 0.004ab 3.71 ± 0.002a 4.54 ± 0.02b 4.23 ± 0.01b 3.21 ± 0.02c NT5 1.63 ± 0.01a 2.17 ± 0.008a 2.67 ± 0.01a 3.61 ± 0.02a 4.54 ± 0.01b 4.25 ± 0.01b 3.22 ± 0.02c NT6 1.63 ± 0.007a 2.17 ± 0.004a 2.68 ± 0.008ab 3.97 ± 0.5a 4.48 ± 0.02a 4.24 ± 0.005b 3.21 ± 0.01bc NT7 1.63 ± 0.007a 2.17 ± 0.007a 2.69 ± 0.009b 3.62 ± 0.01a 4.46 ± 0.01a 4.10 ± 0.05a 3.17 ± 0.01a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng môt cột có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p >0,05).
Kết quả thống kê cho thấy, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tăng trưởng của ấu trùng ở các nghiệm thức trong hai giai đoạn Z1 và Z2.
Sang giai đoạn Z3 nghiệm thức II ấu trùng có chiều dài là 2,71 mm cao hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức III, nhưng nghiệm thức II và III đều có chiều dài ấu trùng cao hơn các nghiệm thức I, IV, V, VI, VII và sai khác có ý nghĩa (p<0,05). Các nghiệm thức I, IV và VI chiều dài ấu trùng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), nhưng lại khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức V và VII ở mức (p< 0.05).
Ở giai đoạn Z5 các nghiệm thức II, III, IV, V đều có chiều dài ấu trùng bằng 4,54 mm và chúng sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau. Nhưng chúng sai khác có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức I, VI, VII.
Theo bảng phân tích số liệu (bảng 4.3) khi sang megalopa, nghiệm thức II, III, IV, V, VI là nhóm có chiều dài cao nhất khoảng 4,23 – 4,25 mm, các nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau, nhưng nếu so với nghiệm thức I và VII thì các nghiệm thức II, III, IV, V, VI thì có ý nghĩa (p< 0,05).
Khi toàn bộ ấu trùng chuyển sang giai đoạn C1 thì nghiệm thức III, IV, V là nhóm có chiều dài lớn nhất nằm trong khoảng 3,21 -3,22 mm, các nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau. Nhưng nó khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức I, II, VI, VII. Các nghiệm thức I, II, VI, VII có chiều dài ấu trùng nằm trong khoảng 3,17 – 3,21 mm, các nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nhau.
Kết quả này phù hợp với nhận định của Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), kích cỡ ấu trùng cua ở giai đoạn zoea 1, 2, 3, 4, 5, megalopa và cua 1 lần lượt là 1,65; 2,18; 2,70; 3,54; 4,50; và 2,0 – 3 mm. Tuy nhiên kết quả nầy cao hơn
kết quả nghiên cứu của Thạch và ctv (1998) kích cở ấu trùng cua ở giai đoạn zoea 1, 2, 3, 4, 5, megalopa và cua 1 lần lượt là 1,25; 1,53; 1,93; 2,75; 3,67; 4,16; 2,0 – 3 mm.
Nhìn chung các nghiệm thức có bổ sung thức ăn nhân tạo thì kích cở ấu trùng lớn hơn và đồng đều hơn so với các nghiệm thức không bổ sung thức ăn nhân tạo.
4.2.3 Tỷ lệ sống ở từng giai đoạn phát triển của ấu trùng
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng qua các giai đoạn ở các nghiệm thức
NT Z2 (%) Z3 (%) Z4 (%) Z5 (%) Megalop (%) C1 (%) NT1 91.5 ± 0.82b 87.2 ± 2.26c 85.3 ± 0.88c 83.5 ± 0.57d 44.1 ± 5.22d 7.50 ± 1.56ab NT2 85.6 ± 1.73a 78.9 ± 0.92a 71.9 ± 1.64a 69.1 ± 1.68a 33.8 ± 0.36a 5.26 ± 1.75a NT3 87.2 ± 5.39a 82.4 ± 3.38b 72.1 ± 0.84a 69.9 ± 0.62ab 34.2 ± 1.64a 7.12 ± 1.48ab NT4 93.0 ± 1.36b 84.3 ± 1.42b 76.8 ± 5.20b 70.4 ± 0.72ab 35.1 ± 1.69ab 7.52 ± 0.26ab NT5 93.5 ± 1.86b 88.3 ± 0.37c 79.3 ± 0.47b 71.2 ± 2.02b 37.6 ± 2.02abc 8.88 ± 0.87c NT6 93.0 ± 1.56b 87.9 ± 0.21c 85.2 ± 0.34c 79.5 ± 0.48c 39.2 ± 0.26bc 9.17 ± 3.30c NT7 93.8 ± 1.03b 89.3 ± 0.44c 85.7 ± 0.46c 82.8 ± 0.42d 41.4 ± 0.46cd 10.04 ± 0.90c
Ghi chú: Các giá trị trong cùng môt cột có các ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p >0,05).
Qua bảng phân tích số liệu (bảng 4.4) cho thấy tỷ lệ sống của Z2 ở nghiệm thức II là thấp nhất 85,5% khác biệt có ý nghĩa (p <0,05) so với các nghiệm thức I, IV, V, VI, VII nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức III. Các nghiệm thức I, IV, V, VI, VII có tỷ lệ sống ở Z2 dao động từ 91,5 – 93,8 %, các nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Nghiệm thức II có tỷ lệ sống thấp do thức ăn nhân tạo được bổ sung ngay từ đầu của quá trình thí nghiệm, mặc dù nhiệt độ và pH nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng nhưng TAN và NO2 cao hơn so với các nghiệm thức khác. Điều này cũng làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của ấu trùng. Thức ăn nhân tạo có hàm lượng đạm 48%, lipid 9% nhưng khả năng hòa tan trong nước cao, dễ bị lắng. Theo Ong (1964) lần đầu tiên đã mô tả các giai đoạn của ấu trùng cua. Ong đã sử dụng ấu trùng
Artemia mới nở như là nguồn thức ăn duy nhất cho ấu trùng cua biển trong suốt quá trình ương nuôi và nhận thấy rằng ấu trùng Artemia không thích hợp cho ấu trùng cua biển ở giai đoạn Z1 vì chúng quá lớn và bơi lội nhanh.
Ở giai đoạn Z3 tỉ lệ sống trung bình của nghiệm thức III thấp trung bình 82,4 % nhưng cao hơn và có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức II, nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức IV. Các nghiệm thức I, V,VI,VII có tỷ lệ sống không khác biệt nhau (p<0,05), nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức II, III, IV. Đến giai đoạn Z4 thì nghiệm thức IV có tỷ lệ sống trung
bình 76,8 % cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức II, III nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức IV. Các nghiệm thức còn lại có tỷ lệ sống dao động 85,2% - 85,7% và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) với các nghiệm thức II, III, IV. Tỷ lệ sống ở nghiệm thức V giảm xuống còn 71,2% cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức II, III, IV. Hai nghiệm thức I và VII có tỷ lệ sống ở giai đoạn Z5 cao nhất và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau, nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Đến đầu giai đoạn megalopa tỷ lệ sống của nghiệm thức VI giảm còn 39,2% cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) với các nghiệm thức II, III, IV, V. Tỷ lệ sống ở giai đoạn này cao nhất là nghiệm thức I (44,1%) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức VII (41,4%).
Tỷ lệ sống của giai đoạn C1 cao nhất ở nghiệm thức VII (10,04%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức VI (9,17%) và nghiệm thức V (8.88%). Các nghiệm thức I, III, IV có tỉ lệ sống dao động 7,12 – 7,52% và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau, nhưng chúng khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) với các nghiệm thức còn lại.
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển giảm khi bổ sung thức ăn nhân tạo. Tuy nhiên đến giai đoạn megalopa thì thức ăn nhân tạo trở nên tốt hơn và làm tăng tỷ lệ sống ở giai đoạn cua 1. Điều này có lẽ do ở giai đoạn megalopa, ấu trùng đã bám vào giá thể và sống đáy nên khả năng bắt mồi cao hơn các giai đoạn zoea. Thêm nữa megalopa có đôi càng có thể bắt được mồi mà không cần di chuyển, chúng có thể bắt được thức ăn nhân tạo bám vào giá thể và thức ăn lắng xuống đáy bể.
b c c d d ab a a a a a a a b a ab a ab b b b ab ab ab b c b b abc c b c c c bc c