Một số chỉ tiêu ấp trứng:

Một phần của tài liệu Sinh Sản Nhân Tạo Cá Mè Vinh (Barbodes Gonionotus) (Trang 30)

2 .3.3 Cơ sở của việc dùng chất kháng Domperidone cho cá sinh sản:

3.2.5.2 Một số chỉ tiêu ấp trứng:

Sau khi đã hoàn thành quá trình sinh sản, tiến hành ấp trứng trong bể đẻ, sục khí

nhẹ.

Tỉ lệ thụ tinh ( % ) = ( số trứng thụ tinh/số trứng quan sát ) x 100 Tỉ lệ nở ( % ) = ( số cá con thoát khỏi trứng/số trứng thụ tinh ) x 100

Các chỉ tiêu tính tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở được bố trí vào 3 đĩa petri, mỗi đĩa gồm

100 trứng. Sau đó xác định theo công thức trên.

3.2.5.3 Một số yếu tố môi trường trong quá trình sinh sản và ấp trứng : Oxy,

nhiệt độ, pH.

Oxy : Cách 3 giờ đo 1 lần.

Nhiệt độ :Cách 3 giờ đo 1 lần.

pH : Cách 3 giờ đo 1 lần.

3.2.5.4 Theo dõi thời gian hiệu ứng thuốc

Thời gian hiệu ứng thuốc được tính từ lúc bắt đầu trích cá đến khi cá bắt đầu sinh

sản.

3.2.5.5 Phương pháp tính toán, xử lý số liệu và đánh giá kết quả

Số liệu thu thập được tính toán các giá trị trung bình cộng, độ lệch chuẩn.

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu. Dùng phần mềm Microsoft Word để viết báo cáo.

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG AO NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ

4.1.1 Kết quả theo dõi và phân tích một số yếu tố thủy lý hoá của các ao nuôi

vỗ cá bố mẹ qua các tháng

Môi trường nước là nơi sống chủ yếu của thuỷ sinh vật vì vậy chúng có mối quan

hệ mật thiết với nhau. Nếu có sự thay đổi một yếu tố môi trường nào đó trong môi trường nước sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của chúng. Vì cá là động vật

biến nhiệt cho nên quá trình trao đổi chất của cá chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường trong đó chủ yếu là nhiệt độ, oxy và pH…

Đặc biệt là khi cá thành thục, ngoài vấn đề dinh dưỡng thì ba yếu tố môi trường như oxy và nhiệt độ và pH có tính chất quyết định đến sự thành thục của cá.

Bảng 6: Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ

Tháng nuôi vỗ Nhiệt độ ( 0C ) O2 hòa tan ( mg/l ) pH

10 - 2009 25,8 ± 1,34 3,5 ± 0,38 7,5 ± 0,5 11 - 2009 25,3 ±1,33 3,4 ± 0,47 7,0 ± 0,5 12 - 2009 25,0 ± 1,32 3,7 ± 0,41 7,0 ± 0,5 01 - 2010 26,8 ± 1,41 3,7 ± 0,46 7,5 ± 0,5 02 - 2010 27,8 ± 1,43 3,9 ± 0,43 7,0 ± 0,5 03 - 2010 29,3 ± 1,54 3,9 ± 0,48 7,5 ± 0,5

4.1.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố sinh thái luôn luôn tồn tại và ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động của cá trong suốt chu kỳ sống. Ảnh hưởng của nó ở vị trí quyết định đến

quá trình phát sinh, phát triển và tàn lụi ( thoái hoá ) của các sản phẩm sinh dục. Trong quá trình thành thục của cá nhiệt độ là yếu tố có ý nghĩa quyết định, vì mỗi loài cá có tổng nhiệt thành thục riêng. Chúng sẽ không thành thục và sinh sản được khi chưa đạt tổng nhiệt cần thiết đó. Theo Chung Lân ( 1961 ) được

trích dẫn bởi Lâm Chí Danh ( 1996 ), thì trong giới hạn nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng cao thì sự thành thục càng nhanh.

Kết quả theo dõi nhiệt độ cho thấy cao nhất vào tháng 3 là 29,3 0C và thấp nhất

vào tháng 12 là 25 0C. Biên độ dao động là 4,3 0C. Trong các tháng nuôi vỗ nhiệt độ biến động từ 25 0C – 29,3 0C. Với khoảng nhiệt độ này hoàn toàn nằm trong

khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá Mè Vinh. Theo Nguyễn Văn Kiểm (

2005 ), cá Mè Vinh là loài cá nhiệt đới vì vậy chúng thích nghi với nhiệt độ cao

của môi trường đặc biệt trong thời gian thành thục.

Một số tài liệu nghiên cứu trước của Huỳnh Quốc Hùng và Mã Thanh Huệ (

1981), thì cho rằng cá Mè Vinh thành thục tốt ở nhiệt độ từ 290C trở lên. Còn Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm ( 2009 ), thì cá Mè Vinh thành thục ở

khoảng nhiệt độ 27 0C – 32 0C, giới hạn nhiệt độ là 13 – 41,5 0C. Như vậy, trên

cơ sở đó và giới hạn khoảng nhiệt độ theo dõi như trên. Tuy nhiệt độ không nằm

trên khoảng nhiệt thích hợp nhất 32 0C nhưng khoảng nhiệt độ này cũng thích

hợp cho cá bố mẹ thành thục.

4.1.1.2 Oxy

Oxy là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của cá mà trong đó hoạt động có liên quan đến khả năng sinh sản không được loại trừ. Oxy vừa đảm nhận

chức năng của một yếu tố sinh lý lại vừa đảm nhận chức năng của yếu tố sinh thái trong đời sống của cá nói chung và những hoạt động liên quan đến sinh sản

nói riêng như: sự phát triển tuyến sinh dục, chất lượng sản phẩm sinh dục, hệ số

thành thục,…

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước là một chỉ số rất quan trọng đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá bố mẹ. Chỉ số này đặc biệt quan trọng và giữ vai trò chủ đạo đối với những loài cá không có cơ quan hô hấp phụ nói chung và cá Mè Vinh nói riêng. Trong ao nuôi cá, hàm lượng oxy hoà tan biến động theo độ sâu,

theo ngày và đêm, theo sự biến động mức độ của tảo, theo mức độ xáo trộn nước, theo hàm lượng chất hữu cơ, theo sinh lượng động vật và theo cường độ

ánh sáng mặt trời. Khi thiếu oxy trong ao, cá bố mẹ sẽ giảm cường độ dinh

dưỡng, giảm khả năng tích luỹ dinh dưỡng phục vụ cho sự phát triển tuyến sinh

dục sau này. Kết quả theo dõi trong suốt quá trình nuôi vỗ chúng tôi nhận thấy cá

không có hiện tuợng nổi đầu một phần trong ao cá sự kích thích nuớc, mặt khác

không gian ao thoáng, rộng, mật độ nuôi thưa 0,15 – 0,25 kg/m2, thường xuyên quan sát chất lượng nước, nên đã đảm bảo được hàm lượng oxy hoà tan trong

nước cao.

Qua kết quả đo mẩu nước trong ao qua các tháng nuôi vỗ cá bố mẹ cho thấy oxy

dao động 3,4 – 3,9 mg/l ( bảng 6 ). Theo Chung Lân ( 1961 ), thì lượng oxy hoà tan thấp nhất là 2,5 mg/l là thích hợp cho nuôi vỗ.

Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm ( 2009 ), thì luợng oxy hoà tan thích hợp cho ao nuôi vỗ cá đặc biệt là các loại cá không có cơ quan hô hấp phụ như:

cá Mè Vinh, Mè Trắng, Mè Hoa, Trôi Đen,…là 4 mg/l. Như vậy với lượng oxy hoà tan như trên là hoàn toàn thích hợp cho sự thành thục cá Mè Vinh.

4.1.1.3 pH

pH là yếu tố hoá học thể hiện nồng độ H+ là cao hay thấp và mức độ thuận lợi

của môi trường nước đối với cá bố mẹ. Khả năng thích ứng của cá đối với giá trị độ pH khác nhau theo loài. pH là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của cá, nếu pH thiên về acid hoặc bazơ điều không tốt cho quá

trình thành thục.

Ở ao nuôi vỗ qua kết quả phân tích cho thấy pH dao động từ 7 – 7,5. Với khoảng

pH này hoàn toàn thích hợp cho sự thành thục của cá. Theo Trương Quốc Phú ( 2006 ), thì pH dao động từ 7 - 8,5 thích hợp cho hầu hết các loại tôm, cá.

Chung Lân ( 1961), thì pH từ 7 – 8 là thích hợp cho việc nuôi cá. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm ( 2009 ), thì pH thích hợp cho nuôi việc nuôi cá

sông ở Đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 7 – 8,5. Như vậy với kết quả như

4.1.2 Kiểm tra sự thành thục của cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ

Kết quả kiểm tra sự thành thục của cá bố mẹ được ghi ở bảng 7.

Bảng 7: Sự thành thục của cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ

Tỉ lệ thành thục ( % ) Tháng nuôi vỗ Cá đực Cá cái 10 - 2009 21,2 ± 2,92 17,9 ± 2,62 11 - 2009 41,2 ± 2,72 37,5 ± 3,12 12 - 2009 49,2 ± 3,28 47,7 ± 3,66 01 - 2010 59,5 ± 3,96 56,5 ± 4,34 02 - 2010 63,1 ± 4,22 60,3 ± 4,02 03 - 2010 65,3 ± 4,15 62,1 ± 4,14

Trong thời gian nuôi vỗ từ tháng 10 đến tháng 3, cá bố mẹ được nuôi vỗ với chế độ thức ăn đầy đủ và chung khẩu phần ăn, chế độ chăm sóc như nhau, các điều

kiện môi trường thích hợp, nhưng sự thành thục của cá không cao. Đặc biệt vào tháng 10, 11 và tháng 12 ( bảng 7 ).

Nguyên nhân chủ yếu là thời kỳ này nhiệt độ nước không được cao, do yêu cầu

phải thường xuyên kéo lưới đánh bắt cho các loài cá sinh sản nên đã làm ảnh hưởng đến sự thành thục của cá.

Bên cạnh đó, các loài cá thả ghép có tính ăn và nhu cầu thức ăn khác nhau nhưng được cho cùng một loại thức ăn dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu thức ăn cung cấp cho một loài nào đó cũng làm ảnh hưởng đến sự thành thục của cá.

Mặt khác, theo quy luật tự nhiên các tháng 11, 12, 1 là thời kỳ cá cần tích lũy

vật chất dinh dưỡng chuẩn bị cho cá đẻ từ tháng 3, tháng 4.

Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm ( 2009 ), thì sự phát triển của tuyến

sinh dục cá chảy qua trình tự 6 giai đoạn. Các trình tự đó diễn ra trong trường

hợp các điều kiện sinh lý, sinh thái thích hợp và hầu hết các loài cá nuôi ở Đồng

bằng sông Cửu Long trong giai đoạn trưởng thành có tuyến sinh dục ở giai đoạn

II vào tháng 12 và tháng 1; ở giai đoạn III vào tháng 2 và tháng 3; ở giai đoạn IV

vào tháng 4 và tháng 5.

Chung Lân ( 1961 ), thì cá Mè Vinh có thể sinh sản 4 - 5 lần trong năm. Như

vậy, trên cơ sở đó vào tháng 11, 12 tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ thấp cũng hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

4.2 KÍCH THÍCH CÁ SINH SẢN

Các loài cá ở tự nhiên phần lớn đều có đặc tính di cư sinh sản. Điều kiện thích

hợp cho sự sinh sản của mỗi loài cá khác nhau: bãi đẻ, nhiệt độ, ánh sáng, dòng chảy, cây cỏ thuỷ sinh,…quyết định cho sinh sản tuỳ loài.

Sinh sản nhân tạo chính là sự dựa vào những đặc tính chung trong quá trình sinh sản tự nhiên. Ở những ao hồ nuôi thường không thỏa mãn những yêu cầu sinh

thái cho cá sinh sản. Nên việc dùng kích tố để thay thế phần nào các yếu tố tự nhiên, tác động vào trung ương thần kinh của cá, thúc đẩy hoạt động nội tiết,

kích thích sự chín và rụng trứng làm cho cá sinh sản được trong điều kiện nhân

tạo.

Cá Mè Vinh là một trong những loài khi sinh sản cũng đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định ( bãi đẻ, lưu tốc nước, nhiệt độ, pH, oxy hoà tan... ). Trên cơ

sở đó chúng tôi tiến hành kích thích sinh sản cá Mè Vinh bằng cách tiêm kích dục tố.

4.2.1 Đợt sinh sản nhân tạo lần thứ nhất

- Vào ngày 10/02/2010.

Thí nghiệm dùng kích tố LH-RHa + DOM với các liều lượng khác nhau: 60; 80;

100 µg /kg cá cái. Chỉ tiêm 1 lần đối với cá cái. Cá đực không tiêm. Các thí nghiệm được bố trí cùng thời gian. Mỗi nghiệm thức trí 3 con cá cái: 3 con cá

Bảng 8: Kết quả cho cá Mè Vinh đẻ với kích dục tố LH-RHa + DOM Lô thí nghiệm Số cá cho đẻ Thời gian hiệu ứng thuốc Tỷ lệ cá đẻ ( % ) Tỷ lệ thụ tinh ( % ) Sức sinh sản thực tế (trứng/kg ) I ( 60µg LH-RHa + 10 mg DOM )/kg cá cái 3 6 giờ 00 66,66 70 ± 4,6 700.000 II ( 80µg LH-RHa + 10 mg DOM )/kg cá cái 3 6 giờ 30 100 75 ± 5 759.000 III ( 100µg LH- RHa + 10mg DOM )/kg cá cái 3 5 giờ 20 100 83 ± 5,53 800.000 t0 : 27 ± 1,83 0C ; oxy: 4,25 ± 0,53 mg/l

Sau khi xử lý thuốc khoảng 5 – 6 giờ, ở nhiệt độ 27 0C ; oxy: 4,25 mg/l , tất cả

các nghiệm thức đều có hiện tượng cá động hớn và đẻ sau đó khoảng 20 – 30 phút. Nghiệm thức dùng kích dục tố 100 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái xuất hiện cá động hớn nhanh nhất và phát ra tiếng kêu “ u...u”. Khoảng 20 phút sau cá đẻ. Khoảng 2 giờ, sau khi cá đẻ chúng tôi tiến hành kiểm tra cá cái tất cả cá cái đều đẻ “ róc ”, chiếm tỷ lệ cá đẻ ( 100 % ).

Qua kết quả chúng tôi ghi nhận thời gian hiệu ứng thuốc của liều kích dục tố 100 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái nhanh nhất và có tác dụng gây rụng trứng

tốt. Tỷ lệ thụ tinh cũng rất là cao ( 83 % ), sức sinh sản thực tế lên đến ( 800.000 trứng/kg cá cái ).

Nghiệm thức dùng kích dục tố 80 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái khoảng 30 phút sau thì cũng xuất hiện cá động hớn, khoảng 2 giờ sau khi cá đẻ chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra cá đẻ “ róc ”. Kết quả cá đẻ ( 100 % ), nhưng thời gian

hiệu ứng thuốc của cá hơi muộn so với nghiệm thức dùng 100 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cá, tỷ lệ thụ tinh cũng thấp hơn ( 73 % ), sức sinh sản thực tế ( 759.000 trứng/kg cá cái ).

Còn nghiệm thức dùng kích dục tố 60 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái, xét về thời gian hiệu ứng thuốc dài hơn nghiệm thức 80 µg; 100 µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cá, tỷ lệ thụ tinh và sức sinh sản thực tế cũng rất thấp, tỷ lệ cá đẻ ( 66,66 % ) và thấp nhất trong 3 nghiệm thức. Nguyên nhân là do thao tác lựa

chọn cá bố mẹ và nguyên nhân chủ yếu là do liều lượng kích dục tố chưa đủ cao,

nên đã làm hạn chế đi hoạt động của LH-RHa trong quá trình thúc đẩy chín và rụng trứng.

4.2.2 Đợt sinh sản nhân tạo lần thứ hai

- Vào ngày 29/03/2010. Kết quả được ghi ở bảng 9.

Bảng 9: Kết quả cho cá Mè Vinh đẻ với kích dục tố LH-RHa + DOM

Lô thí nghiệm Số cá cho đẻ Thời gian hiệu ứng thuốc Tỷ lệ cá đẻ ( % ) Tỷ lệ thụ tinh ( % ) Sức sinh sản thực tế ( trứng/kg ) I ( 60µg LH-RHa + 10 mg DOM )/kg cá cái 3 6h 05 66,66 76 ± 5,06 750.000 II ( 80µg LH-RHa + 10 mg DOM )/kg cá cái 3 6h20 100 80 ± 5,33 790.000 III ( 100µg LH-RHa + 10mg DOM )/kg cá cái 3 5h05 100 86 ± 5,73 820.000 t0 : 28,5 ± 1,5 0C ; oxy: 3,75 ± 0,46 mg/l

Qua kết quả ở ( bảng 9 ) cho thấy thời gian hiệu ứng thuốc của các nghiệm thức ở đợt 2 nhanh hơnở đợt 1. Tuy nhiên sự sai khác này không cao.

Nguyên nhân chính có lẽ do ảnh hưởng của nhiệt độ của nước 28,5 0C nên đã làm cho thời gian hiệu ứng thuốc nhanh hơn.

Về tỷ lệ cá đẻ không có gì thay đổi so với đợt 1. Nhưng về tỷ lệ thụ tinh và sức

sinh sản thực tế lại khác nhau rất nhiều. Đặc biệt, ở nghiệm thức 60µg LH-RHa + 10 mg DOM/kg cá cái. Lần thí nghiệm đầu tiên tỉ lệ thụ tinh ( 70 % ), lần thứ 2 tăng lên ( 76 % ), sức sinh sản thực tế cũng tăng lên nhưng không đáng kể (

700.000 trứng/kg cá cái ). Cả nghiệm thứ II và III tỉ lệ thụ tinh và sức sinh sản

thực tế cũng đều tăng hơn so với thí nghiệm đợt 1.

Điều này có thể lí giải do thí nghiệm đợt 2 vào tháng 3 cũng gần bắt đầu vào mùa sinh sản của các loài cá ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cá Mè Vinh nói riêng, cho nên tỉ lệ thành thục của cá cao hơn dẫn đến khi kích thích cá sẽ hiệu ứng và rụng trứng nhanh hơn .

4.2.3 Đánh giá khả năng sinh sản của cá Mè Vinh với các liều lượng kích

dục tố LH-RHa + DOM ở các thí nghiệm

Bảng 10: Kết quả trung bình cho cá Mè vinh đẻ với các liệu lượng kích dục tố

khác nhau Lô thí nghiệm Số cá cho đẻ Thời gian hiệu ứng thuốc Tỷ lệ cá đẻ (% ) Tỷ lệ thụ

Một phần của tài liệu Sinh Sản Nhân Tạo Cá Mè Vinh (Barbodes Gonionotus) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)