Thí nghiệm với một số nồi khác nhau Giải thích

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Bếp Điện Từ (Trang 32 - 36)

4.1 Hiệu quả sử dụng năng lượng điện

4.1.1 Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị tiến hành thí nghiệm:

Dụng cụ tiến hành thí nghiệm gồm : - Bếp điện từ.

- Nhiệt kế thủy ngân. - Dụng cụ lường nước.

- Dụng cụ nấu nước (nồi bằng sắt đáy bằng). - Một công tơ điện 1 pha ( 450 vòng/1kWh )

4.1.2 Các bước tiến hành thí nghiệm

Dùng dụng cụ đo lường 1 lít nước vào nồi, đo nhiệt độ ban đầu của nước.Dùng nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ ban đầu của nước là 300C. Sau đó cấp điện 220V cho bếp đun sôi 1 lít nước đến 1000C. Lúc đó ta thu được lượng điện năng đã tiêu thụ để đun sôi 1 lít nước.

Thực hiện như vậy trên nhiều lần ta thu được bảng số liệu như sau:

Lần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB

Vòng 41 40 39 42 42 43 40 38 43 39 40.7

Wh 91 89 87 93 93 96 89 84 96 87 90.5

J(x103) 327.6 320.4 313.2 334.8 2334.8 345.6 320.4 302.4 345.6 313.2 325.8

Năng lượng tiêu thụ thực tế khi đun sôi 1 lít nước là: Ett= 325.8 x103J

Ta biết được kết quả này là do theo thí nghiệm, để đun sôi 1 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 300C lên 1000C cần tiêu thụ luoụng điện năng là 90.5 Wh

Mà: s J W 1 1 1   1W.s = 1J  W h 1J 3600 1 . 1   1Wh = 3600J Do đó: Ett= 90.5 x 3600 = 325.8 x103J

Theo lí thuyết, năng lượng để đun sôi 1 lít nước là:

Elt= Qlt= m.c(T2– T1)

Với c = 4180 x 103J/kgonhiệt dung riêng của nước. m khối lượng của nước( tính bằng kg, 1kg =1 lít ). T1= 300C : nhiệt độ ban đầu

T2= 1000C: nhiệt độ sau khi đun

Dựa vào công thức trên ta tính được nhiệt lượng tỏa ra khi đun 1 lít nước từ nhiệt độ 30oCđến 100oC là:

Q = 1 x 4180 x 103x ( 100-30) = 292,6 x 103J = 292,6 kJ

HIỆU SUẤT

9 . 0 898 . 0 8 . 325 6 . 292     tt lt E E

Như vậy, 90% năng lượng điện năng được dùng đúng mục đích, còn lại 10% tổn thất là đốt nóng không khí quanh bếp.

4.2 Thí nghiệm với một số nồi khác nhau - Giải thích 4.2.1 Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị tiến hành thí nghiệm:

Dụng cụ tiến hành thí nghiệm gồm : - Bếp điện từ.

- Nhiệt kế thủy ngân. - Dụng cụ lường nước.

- Dụng cụ nấu nước (nồi thuỷ tinh và nồi nhôm đáy bằng). - Một công tơ điện 1 pha ( 450 vòng/1kWh )

4.2.2 Các bước tiến hành thí nghiệm

Giống như thi nghiệm với nồi sắt, quan sát và thu được số liệu như sau:

Loaị nồi Lần 1 2 3 4 5

Nồi thuỷ

tinh VòngWh 00 00 00 00 00

Nồi nhôm VòngWh 00 00 00 00 00

Bảng 2. Số liệu thu được khi đun 1 lít nước bằng nồi thuỷ tinh và nồi nhôm

Như vậy, khi sử dụng nồi thuỷ tinh hoặc nồi nhôm thì không tạo ra dòng điện Foucault nên không tiêu thụ điện năng do đó không làm nóng nồi.

Giải thích hiện tượng:

Do nồi thủy tinh và nồi nhôm làm bằng vật liêu không nhiễm từ nên không có dòng điện Foucault sinh ra để làm nóng nồi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bên trên là kết quả trong quảng thời gian thực hiện đề tài luận văn “Tìm hiểu bếp điện từ”. Qua đó, ngoài việc biết thêm về cấu tạo của bếp. Ta thấy được hiệu quả kinh tế cũng như khả năng tiết kiệm điện năng của nó. Đồng thời bếp điện từ còn là thiết bị điện có tính an toàn cao, thân thiện với môi trường. Có thể nói bếp điện từ là lựa chọn ưu tiên cho các bà nội trợ.

Tuy đề tài đã qua một lần thực hiện nhưng có thể do sự hiểu biết chưa sâu về lĩnh vực này hay một số yếu tố khác…nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Luận văn tốt nghiệp “ Tìm hiểu bếp điện từ”_Nguyễn Thị Thu An ( Năm 2010)

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Bếp Điện Từ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)