Đa dạng di truyền của WSSV trên tép trấu và tôm bạc ở Đông Hải và Đầm

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Kỹ Thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) Để Nghiên Cứu Đa Dạng Di Truyền Virus Đốm Trắng (Trang 35)

a. Đa dạng của WSSV trên tép trấu ở Đông Hải

Sự biến đổi ở ORF75 và ORF125 của các mẫu WSSV trích được trên tép trấu ở Đông Hải cho thấy có sự khác biệt về kiểu gen giữa các ao khác nhau (bảng 6). Ngoài ra ở các mẫu WSSV trên tép trấu ở Đông Hải cũng thể hiện tính đa hình (mỗi mẫu WSSV trên 1 cá thể tép trấu cho nhiều kiểu gen khác nhau), do đó tép trấu có khả năng là một trong những nguồn lây nhiễm WSSV rất lớn cho tôm sú trong ao nuôi.

b. Đa dạng của WSSV trên tôm bạc ở Đầm Dơi

Ở ORF75 ta thấy kết quả PCR của các mẫu WSSV từ tôm bạc ở Đầm Dơi là bằng nhau (bảng 6) do đó có thể đây là kiểu gen đặc trưng của WSSV trên tôm bạc.

Ở ORF94 ta thấy có sự biến đổi mạnh mẽ về kiểu gen giữa các mẫu WSSV trên tôm bạc thuộc các khác ao nhau (bảng 6). Sự biến đổi mạnh mẽ này cũng giống như các biến đổi của các mẫu WSSV trên tôm sú trong cùng huyện Đầm Dơi, đều này góp phần khẳng định tỉ lệ biến đổi cao của ORF94 trên bộ gen WSSV.

Ở ORF125 ta thấy sự biến đổi của các mẫu WSSV trên tôm bạc là rất lớn (bảng 6). Kết quả này không thể hiện kiểu gen WSSV trên tôm bạc. Vì vậy ORF125 không hữu dụng làm dấu phân tử để phân biêt các mẫu WSSV giữa các ký chủ mà cụ thể ở đây là tôm sú và tôm bạc. Tuy nhiên, trong từng ký chủ ORF125 của các mẫu trên các ao khác nhau trong cùng huyện thể hiện các kiểu gen khác nhau. Do đó có thể được đề nghị là dấu phân tử phù hợp để nghiên cứu dịch tể học của WSSV trên từng ký chủ riêng biệt trong phạm vi huyện.

4.2.3 Mối liên hệ di truyền giữa các mẫu WSSV trên tép trấu, tôm bạc và tôm sú ở 2 huyện Đông Hải và Đầm Dơi

a. Mối liên hệ di truyền giữa tép trấu và tôm sú ở huyện Đông Hải

Ở ORF75 ta thấy có sự giống nhau về kích thước PCR của mẫu WSSV trên tép trấu và trên tôm sú ở ao DH1 là 2 mẫu trong cùng 1 ao, nhưng bên cạnh đó mẫu ở ao

DH3 cũng là 2 mẫu trong cùng 1 ao nhưng lại cho kết quả PCR khác nhau (bảng 6). Kết quả này cho ta thấy sự ORF75 có tính biến đổi cao, do đó ORF75 không thích hợp để sử dụng làm dấu phân tử trong nghiên cứu dịch tể học của WSSV ở phạm vi huyện mà có lẽ thích hợp để sử dụng ở phạm vi nhỏ hơn (giữa các chủng trong cùng ao).

Ở ORF125 ta thấy có sự ổn định của các mẫu WSSV trong cùng 1 ao trên tôm sú và tép trấu. Mẫu WSSV ở trong cùng ao DH1 và DH3 đều cho kết quả giống nhau về kiểu gen ở ORF125 (bảng 6). Như vậy ta thấy có thể sử dụng ORF125 khảo sát mối liên hệ di truyền giữa các mẫu WSSV trên tôm sú và trên tép trấu trong phạm vi ao.

b. Mối liên hệ di truyền của các mẫu WSSV trích từ tôm sú và tôm bạc ở huyện Đông Hải và Đầm Dơi

Ở ORF75 ta thấy có sự giống nhau về kích thước PCR của các mẫu WSSV trên tôm sú và tôm bạc (bảng 6). Đều này không thể hiện được sự khác biệt về di truyền hay sự biến đổi về kích thước PCR ở ORF75 của các mẫu WSSV trên tôm sú và tôm bạc hay có thể có sự lan truyền trực tiếp của WSSV từ tôm sú qua tôm bạc và ngược lại mà không có sự chon lọc hoặc có thể có sự giống nhau về thông tin di truyền giữa chủng WSSV trên tôm sú và tôm bạc ở ORF75.

ORF94: Qua kết quả trình bày ở bảng 6 ta nhận thấy sự khác biêt của các mẫu WSSV trên tôm sú và tôm bạc là tương đối lớn tuy vẫn có 1 sự giống nhau về kiểu gen ở ao DD1. Như vậy sự biến đổi ở ORF94 trên các mẫu WSSV trích được trên tôm sú so với các mẫu WSSV trích được trên tôm bạc là rất lớn, do đó không thể sử dụng ORF94 để nghiên cứu mối liên hệ di truyền của WSSV trích được từ tôm sú và tôm bạc ở phạm vi huyện hay ao.

ORF125: Sự biến động ở ORF125 của các mẫu WSSV trên tôm sú tương đối ổn định và không có nhiều khác biệt nhưng trên tôm bạc thì có sự biến đổi rất lớn về kiểu gen trên ORF125 (bảng 6). Do đó ta cũng không thể sử dụng ORF125 để nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng giữa các mẫu WSSV trên tôm sú và trên tôm bạc ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.

Ta thấy có sự tương đồng về kiểu gen vùng VNTRs của WSSV trên tôm sú và tôm bạc nên có thể nguồn lây nhễm WSSV trong ao tôm là tôm bạc.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Xác định được mối liên hệ di truyền kích thước sản phẩm PCR ở ORF75 và kiểu gen ở các ORF94 và ORF125 giữa các mẫu WSSV trích từ các mẫu tôm sú, tôm bạc và tép trấu thu được ở 3 huyện Hồng Dân, Đông Hải và huyện Đầm Dơi.

Có thể sử dụng ORF75 để so sánh sự khác biệt di truyền của các chủng WSSV trên tôm sú và tép trấu ở trong phạm vi từng ao, ORF125 có thể được dùng để so sánh sự khác biệt về di truyền của WSSV trên tôm sú, tép trấu giữa các ao trong cùng huyện thông qua kiểu gen đặc trưng cho từng ao.

Riêng đối với tôm bạc có thể hiện được kiểu gen đặc trưng ở ORF75 nên có thể sử dụng ORF nầy để khảo sát sự đa dạng di truyền của WSSV trên tôm bạc.

Sự biến đổi của ở ORF94 của WSSV trên tôm sú, tôm bạc và tép trấu là rất mạnh và mang tính ngẫu nhiên.

Có sự giống nhau rất lớn về thông tin di truyền của WSSV trên tôm sú và tôm bạc trên các ORF được khảo sát, nhất là sự giống nhau ở ORF75 nên có thể tôm bạc là nguồn lây lan WSSV trực tiếp sang tôm sú.

Sự đa hình của mẫu WSSV trên tép trấu có thể đặt ra giả thuyết có nhiều chủng WSSV cùng tồn tại và phát triển trên 1 cá thể ký chủ.

5.2 Đề nghị

Tiếp tục khảo sát trên các vùng ít biến đổi khác như ORF14/15, ORF23/24… trên nhiều mẫu ký chủ khác nhau thu được trong cùng ao và tăng số lượng mẫu nghiên cứu để có thể đánh giá chính xác hơn nữa sự khác biệt về di truyền của WSSV trên tôm sú cũng như trên nhiều ký chủ khác.

Khảo sát tính độc của các chủng WSSV trên các ký chủ khác nhau, và tìm mối liên hệ có thể có với sự biến đổi trên vùng gen VNTRs và tìm ra được nguồn lây nhiễm chính cho tôm sú là loại ký chủ nào.

Tiến hành khảo sát sự biến đổi về các vùng biến đổi chính trên bộ gen của WSSV khi được chuyển qua nhiều thế hệ ký chủ và tôm nuôi khác nhau, đồng thời nghiên cứu sự biểu hiện của các vùng gen này qua các thế hệ khác nhau để tìm mối liên hệ di truyền và sự biểu hiện của các vùng gen (có thể có) để từ đó góp phần định hướng tìm ra giả pháp phòng ngừa và điều trị đặt hiệu trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG ANH

Dieu, B.T.M., Hendrik, M., Siebenga, J., Rob, W., Goldbach, Douwe, Z., Duong, T.P. and J.M. Vlak. 2004. Molecular epidemiology of white spot syndrome virus within Vietnam. J. Gen Virol, 85, 3607-3618. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. H. & G.H. Kou. 1996. White spot syndrome baculovirus (WSBV) detected in cultured and captured shrimp, crabs and other arthropods. Dis Aquat Org, 27, 215-225.

Chang, P.S., Lo, C.F., Wang, Y.C. and G.H. Kou. 1996. Identification of white spot syndrome associated baculovirus (WSBV) target organs in the shrimp Penaeus monodon by in situ hybridization. Dis Aquat Org 27, 131-139.

Durand, S., Lightner, D.V., Redman, R.M. and J.R. Bonami. 1997. Ultrastructure and morphogenesis of white spot syndrome baculovirus (WSSV). Dis Aquat Org 29, 205–211.

Flegel, T.W. 1997. Major viral diseases of the black tiger prawn (Penaeus monodon) in Thailand. Microbiol Biotechnol 13, 433-442.

Gusheinzed, W., John, K.R., George, M.R. and P. Jeyaseelan. 2006. Differential host passaging alters pathogenicity and induces genomic variation in white spot syndrome virus. Aquaculture 261, 54-63.

Lan, Y., Lu, W. and X. Xu. 2002. Genomic instability of prawn white spot bacilliform virus (WSBV) and its association to virus virulence. Virus Res 90, 269–274. Lightner, D.V. 1996. A handbook of pathology and diagnostic procedures for diseases

of penaeid shrimp. In Special publication of the World Aquaculture Society. LA: Baton Rouge.

Lo, C.F., Hsu, H.C., Tsai, M.F., Ho, C.H., Peng, S.E., Kou, G.H. and D.V. Lightner. 1999. Specific genomic ADN fragment analysis of different geographical clinical samples of shrimp White spot syndrome virus. DisAquat Org 35, 175-185. Lo, C.F., Ho, C.H., Peng, S.E., Chen, C.H., Hsu, H.C., Chiu, Y.L., Chang, C.F., Liu,

K.F., Su, M.S., Wang, C.H. and G.H. Kou. 1996. White spot syndrome baculovirus (WSBV) detected in cultured and captured shrimp, crabs and other arthropods. Dis Aquat Org 27, 215-225.

Lo, C.F., Ho, C.H., Chen, C.H., Liu, K.F., Chiu, Y.L., Yeh, P.Y., Peng, S.E., Hsu, H.C., Liu, H.C., Chang,C.F., Su, M.S., Wang, C.H. and G.H. Kou. 1997. Detection and tissue tropism of White spot syndrome baculovirus (WSBV) in captured brooders of Penaeus monodon with a special emphasis on reproductive organs. Dis Aquat Org 30, 53-72.

Marielle, C.W. van Hulten, Marcel, W., Goodall, S.D. and J.M. Vlak. 2000. Identification of two major virion protein genes of white spot syndrome virus of shrimp. Virology 266,227-236.

Marielle C.W., van Hulten, Jeroen, W., Marjolein, S. and J.M. Vlak. 2001., White spot syndrome virus envelop protein VP28 is involved in the systemic infection of shrimp. Virology 285, 228-233.

Marks, H., Goldbach, R.W., Vlak, J.M. & M.C.V. Hulten. 2004. Genetic variation among isolates of White spot syndrome virus. Arch Virol 149, 673-697.

Marks, H., Ren, X., Witteveldt, J., Sandbrink, H., Vlak, J.M. and M.C.V. Hulten. 2004. Transcription regulation and genomics of White spot syndrome virus. In

Diseases in Asian Aquaculture V. Edited by P. J.Walker.

Mayo, M.A. 2002. A summary of taxonomic changes recently approved by ICTV.

Arch Virol 147, 1655–1663.

Musthaq S.S., Sudhakaran R., Ahmed, V.P.I., Balasubramanian, G. and A.S.S. .Hameed. 2006. Variability in the tandem repetitive ADN sequences of VP28 gene to detect different isolates of WSSV from India 256, 1-4.

Nadala, E.C.B., Jr & P.C. Loh. 1998. A comparative study of three different isolates of white spot virus. Dis Aquat Org 33, 231–234.

Nadala, E.C.B., Tapay, L.M. & P C. Loh. 1998. Characterization of a non occluded baculovirus-like agent pathogenic to penaeid shrimp. Dis Aquat Org 33, 221– 229.

Nakano, H., Koube, H., Umezaea, S., Momoyama, K., Hiraoka, M., Inouye, K. and N. Oseko. 1994. Mass Mortalities Of Cultured Kuruma Shrimp Penaeus Japonicus, In Japan In 1993: Epizootiological Survey And Infection Trials. Fish Path 29, 135-139.

Peter J.W. and C. V. Mohan. 2009. Viral disease emergence in shrimp aquaculture: origins, impact and the effectiveness of health management strategies 1, 125-153.

Pradeep, B., Shekar, M. and I. Karunasagar. 2008. Characterization of variable genomic region of Indian white spot syndrome virus. J Virol, 360, 24-30.

Pradeep, B., Shekar, M., Gudkovs, N. and I. Karunasagar. 2008. Genotyping of white spot syndrome virus prevalent in shrimp farms of India. Dis Aquat Org,78, 189-198.

Rajendran, K.V., Vijayan, K.K., Santiago, T.C. and R.M. Krol. 1999. Experimental host range and histopathology of white spot syndrome virus (WSSV) infection in shrimp, prawns, crabs and lobsters from India. J. Fish Dis 22, 183-191.

Rosenberry, B., 1996. World shrimp farming 1996. In Shrimp News International. San Diego, California, USA.

Rosenberry, B. 2000. World shrimp farming 2000. In Shrimp News International. San Diego, California, USA.

Rosenberry, B. 2002. World shrimp farming 2002. In Shrimp News International. San Diego, California, USA.

Rosenberry, B. 2004. World shrimp farming 2004. In Shrimp News International. San Diego, California, USA.

van Hulten, M.C.W., Witteveldt, J., Peters, S., Kloosterboer, N., Tarchini, R., Fiers, M., Sandbrink, H., Klein Lankhorst, R. and J.M. Vlak. 2001. The white spot syndrome virus ADN genome sequence. Virology 286, 7–22. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yang, F., He, J., Lin, X.H., Li, Q., Pan, D., Zhang, X.B. and X. Xu. 2001. Complete genome sequence of the shrimp white spot bacilliform virus. J Virol 75, 11811– 11820.

Yang, F., He, J., Lin, X.H., Li, Q., Pan, D., Zhang, X.B. and X. Xu. 2001. Complete genome sequence of the shrimp White spot bacilliform virus. J Virol 75, 11811- 11820.

Wang, Q., Nunan, L.M. and D.V. Lightner. 2000. Identification of genomic variations among geographic isolates of White spot syndrome virus using restriction analysis and Southern blot hybridization. Dis Aquat Org 43, 175-181.

Wang, Y.C., Lo, C.F., Chang, P.S. and G.H. Kou. 1998. Experimental infection of white spot baculovirus in some cultured and wild decapods in Taiwan. Aquaculture 164, 221–231.

Wang, Q., White, B.L., Redman, R.M. and D.V. Lightner. 1999. Per os challenge of

Litopenaeus vannamei postlarvae and Farfantepenaeus duorarum juveniles with six geographic isolates of White spot syndrome virus. Aquaculture 170, 179-194. Wongteerasupaya, C., Vickers, J.E., Sriurairatana, S. & 7 other authors . 1995. A non- occluded, systemic baculovirus that occurs in cells of ectodermal and mesodermal origin and causes high mortality in the black tiger prawn Penaeus monodon. Dis Aquat Org 21, 69–77.

TIẾNG VIỆT

Bùi Quang Tề. 2003. Bệnh tôm nuôi và bện pháp phòng trị. NXB Nông Nghiệp.

Cao Phong, Đình Cảnh. 2006. Đồng Bằng Sông Cửu Long: mùa tôm mới căn bệnh cũ. Báo Sài Gòn Giải Phóng, 14/06/2006.

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương. 2002. Giáo trình bệnh tôm. Tài liệu lưu hành nội bộ - Đại học Cần Thơ.

Hà Anh. 2004. Bệnh ở tôm nuôi và đôi lời bàn. Tạp chí thủy sản số 3/ 2004.

Nguyễn Văn Hảo. 2004. Một số bệnh thường gặp trên tôm sú – Các phương pháp chuẩn đoán và biện pháp phòng trị. NXB Nông Nghiệp.

Quyền Đình Thi, Nông Văn Hải. 2008. Những kỹ thuật PCR và ứng dụng trong phân tích ADN (tập II). NXB Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ.

Trần Thị Tuyết Hoa. 2004. Bài giảng bệnh virus động vật thủy sản. Trịnh Đình Đạt. 2007. Công nghệ di truyền. NXB Giáo Dục.

TRANG WEB http://www.fistenet.gov.vn, ngày 20/05/2009 http://www.monre.gov.vn, ngày 12/08/2009 http://www.pubmedcentral.nih.gov, ngày 12/08/2009 http://www.sciencedirect.com, ngày 12/08/2009. http://www.sinhhocvietnam.com.vn, ngày 13/08/2009 http://www.thitruong.vnn.vn, ngày 22/05/2009 http://vovnews.vn/, ngày 12/03/2009

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Thông tin mẫu thí nghiệm

Bảng 7. Nguồn gốc và ký hiệu các mẫu dùng phân tích thí nghiệm Ao thu mẫu Địa chỉ

hiệu số Ký hiệu phân tích Loại mẫu Bành Út Ba Hồng Dân- Bạc Liêu

6 TT-HD105 Tép trấu - Macrobrachium lanchesteri 1 S-HD1a05 Tôm sú - Penaeus monodon

5 S-HD1b05 Tôm sú - Penaeus monodon Bác Khiêm Đông Hải-

Bạc Liêu

16 TT-DH108 Tép trấu - Macrobrachium lanchesteri 17 S-DH108 Tôm sú - Penaeus monodon

Dượng Út Điền Đông Hải- Bạc Liêu

18 S-DH208 Tôm sú - Penaeus monodon Bác Tám Mãnh Đông Hải-

Bạc Liêu

32 TT-DH308 Tép trấu - Macrobrachium lanchesteri 30 S-DH308 Tôm sú - Penaeus monodon

Nguyễn Văn Cận Hồng Dân- Bạc Liêu

37 TT-HD207 Tép trấu - Macrobrachium lanchesteri 35 S-HD2a07 Tôm sú - Penaeus monodon

36 S-HD2b07 Tôm sú - Penaeus monodon Dượng Hai Hồng Dân- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạc Liêu

39 TT-HD3a07 Tép trấu - Macrobrachium lanchesteri 40 TT-HD3b07 Tép trấu - Macrobrachium lanchesteri 41 TT-HD3c07 Tép trấu - Macrobrachium lanchesteri 42 S-HD3a07 Tôm sú - Penaeus monodon

43 S-HD3b07 Tôm sú - Penaeus monodon 44 S-HD3c07 Tôm sú - Penaeus monodon 45 S-HD3d07 Tôm sú - Penaeus monodon

Anh Tư Hồng Dân-

Bạc Liêu

54 TT-HD407 Tép trấu - Macrobrachium lanchesteri 56 S-HD4a07 Tôm sú - Penaeus monodon

57 S-HD4b07 Tôm sú - Penaeus monodon 58 S-HD4c07 Tôm sú - Penaeus monodon 59 S-HD4d07 Tôm sú - Penaeus monodon Anh Hai Lanh Đầm Dơi-

Cà Mau

90 TB-DD1a10 Tôm bạc - Fenneropenaeus merguiensis 91 TB-DD1b10 Tôm bạc - Fenneropenaeus merguiensis 88 S-DD1a10 Tôm sú - Penaeus monodon

89 S-DD1b10 Tôm sú - Penaeus monodon Chú Tư An Đầm Dơi-

Cà Mau

99 TB-DD210 Tôm bạc - Fenneropenaeus merguiensis Anh Tư Long Đầm Dơi-

Cà Mau

108 TB-DD310 Tôm bạc - Fenneropenaeus merguiensis 112 S-DD310 Penaeus monodon

Phạm Văn Mười Đầm Dơi- Cà Mau

113 TB-DD410 Tôm bạc - Fenneropenaeus merguiensis C3 Cua biển - Scylla paramamosain

115 S-DD4a10 Tôm sú - Penaeus monodon 116 S-DD4b10 Tôm sú - Penaeus monodon

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Kỹ Thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) Để Nghiên Cứu Đa Dạng Di Truyền Virus Đốm Trắng (Trang 35)