Kết quả theo dõi tỷ lệ chết ở chuột thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xác Định Độc Lực Và Tính Gây Đáp Ứng Kháng Thể Của Virus Viêm Não Nhật Bản Chủng CTMP-7 Trên Chuột (Trang 33 - 34)

M ỤC LỤC

4.1.1 Kết quả theo dõi tỷ lệ chết ở chuột thí nghiệm

Sau khi gây nhiễm virus VNNB trên chuột thì chúng tôi ghi nhận các trường hợp chuột chết ở chủng Nakayama và CTMP-7. Ở những chuột đối chứng không có trường hợp chuột chết.

Bảng 4.1 Tỷ lệ chết sau khi gây nhiễm virus VNNB chủng Nakayama (n=36)

n là tổng số chuột thí nghiệm

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy sau khi gây nhiễm virus VNNB chủng Nakayama trên chuột thì tỷ lệ chuột chết chiếm 25,00%, kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Văng Phước Hậu (2008) là 45,83%. Kết quả bảng 4.1 còn cho thấy sau khi gây nhiễm trên chuột thì tỷ lệ chết cao ở đường nhỏ mũi (66,67%), phúc mạc và dưới da chiếm tỷ lệ 33,33%, đường uống chiếm tỷ lệ 16,67%, đường tĩnh mạch và đường bắp ghi nhận không có trường hợp chuột chết.

Bảng 4.2 Tỷ lệ chết sau khi gây nhiễm virus VNNB chủng CTMP-7 (n=36) Ngày Đường tiêm 4 5 18 24 26 Tổng Tỷ lệ Tĩnh mạch 1 1 16,67 Bắp 1 1 16,67 Dưới da 0 0,00 Phúc mạc 1 2 3 50,00 Uống 1 1 16,67 Nhỏ mũi 3 1 4 66,67 Tổng 4 3 1 1 1 10 27,77 n là tổng số chuột thí nghiệm

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy sau khi gây nhiễm virus chủng CTMP-7 trên chuột thì tỷ lệ chuột chết chiếm tỷ lệ 27,77% thấp hơn kết quả nghiên cứu của Văng Phước Hậu (2008) là 50,00%. Kết quả bảng 4.2 còn cho thấy sau khi gây nhiễm trên

Ngày Đường tiêm 5 6 17 30 Tổng Tỷ lệ Tĩnh mạch 0 0,00 Bắp 0 0,00 Dưới da 2 2 33,33 Phúc mạc 1 1 2 33,33 Uống 1 1 16,67 Nhỏ mũi 3 1 4 66,67 Tổng 4 1 3 1 9 25,00

chuột thì tỷ lệ chết cao cao ở đường nhỏ mũi (66,67%), đường phúc mạc chiếm tỷ lệ 50,00%, đường tĩnh mạch, bắp và đường uống đều chiếm tỷ lệ 16,67% và đường tiêm dưới da, ghi nhận không có trường hợp chuột chết.

Kết quả thí nghiệm ở bảng 4.1 và bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ chuột chết ở chủng CTMP-7 (27,77%) gần tương đươngnhư chủng Nakayama là (25,00%) và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Văng Phước Hậu (2008) khi tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch 14 ngày tuổi. Điều này cho thấy chuột càng lớn thì chuột mẫn cảm với bệnh càng giảm phù hợp với nhận định của Đỗ Quang Hà (1965) cho rằng chuột càng nhỏ thì tỷ lệ mẫn cảm với bệnh càng tăng tỷ lệ chết cao. Từ bảng 4.1 và bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ chết giữa các đường tiêm khác nhau, đường nhỏ mũi tỷ lệ chết ở chủng CTMP-7 (66,67%) bằng tỷ lệ chết ở chủng Nakayama (66,67%), tỷ lệ chết ở đường uống giữa 2 chủng virus CTMP-7 và chủng Nakayama như nhau đều chiếm tỷ lệ (16,67%). Nhưng ở đường tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp chủng CTMP-7 tỷ lệ chết đều là (16,67%) trong khi đó ở chủng Nakayama không có chuột chết, tỷ lệ chết ở đường tiêm phúc mạc chủng CTMP-7 (50,00%) cao chủng Nakayama (33,33%), ở đường gây nhiễm bằng đường tiêm dưới da chủng CTMP-7 ghi nhận không có chuột chết nhưng chủng Nakayama thì chuột chết chiếm tỷ lệ 33,33%.

Một phần của tài liệu Xác Định Độc Lực Và Tính Gây Đáp Ứng Kháng Thể Của Virus Viêm Não Nhật Bản Chủng CTMP-7 Trên Chuột (Trang 33 - 34)