Hiệp định khung của các nước ASEAN về VTĐPT và xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu ĐỀ tài 02 cơ sở PHÁP lý vận tải đa PHƯƠNG THỨC tại VIỆT NAM 43k01 4 (Trang 31 - 35)

III. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

4.Hiệp định khung của các nước ASEAN về VTĐPT và xúc tiến thương mại

Để đáp ứng tốc độ phát triển vận tải đa phương thức giữa các nước trong khu vực và các nước thứ 3 khác, đồng thời cũng nhằm cụ thể hoá nội dung công ước liên hiệp

31 | T r a n g Học phần | VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

quốc về vận tải đa phương thức theo đặc điểm riêng của khu vực, ngày 12-13/8/1996, cuộc họp của tiểu ban công tác trù bị với sự tham gia của các đại biểu Brunei, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, các đại biểu của hiệp hội chủ tàu ASEAN và quan sát viên của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã xem xét và thảo luận về nội dung của hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức và xúc tiến thương mại (Draft ASEAN framework agreement on multimodal transport and trade facilitation)

Hiệp định khung ASEAN về Vận tải Đa phương thức được ký kết với mục đính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức giữa các nước ASEAN, nhất là thủ tục đăng ký và chế độ Hải quan cho hoạt động vận tải đa phương thức.

Năm 2005, hiệp định được ký tại Vientiane, Lào. Thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Bộ trưởng Đào Đình Bình đã ký kết hiệp định này, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho việc phát triển vận tải đa phương thức trong khu vực.

Trong đó, các thành viên của ASEAN công nhận:

• Vận tải đa phương thức quốc tế là một trong những phương tiện tạo điều kiện cho việc mở rộng thương mại quốc tế giữa các thành viên ASEAN cũng như giữa một quốc gia thành viên và Nước thứ ba;

• Sự cần thiết phải kích thích sự phát triển của đa phương thức trơn tru, kinh tế và hiệu quả dịch vụ vận tải phù hợp với yêu cầu của thương mại quốc tế Gần đây, cụ thể là từ ngày 26 - 29/8/2019, tại Hội An đã diễn ra Hội nghị Nhóm chuyên gia thảo luận hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định khung ASEAN về Vận tải Đa phương thức được ký kết năm 2005.

Hội nghị diễn ra sôi nổi, thảo luận và hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức. Kế hoạch sẽ được Nhóm công tác Tạo thuận lợi cho thương mại thông qua và trình lên Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải các nước ASEAN vào cuối tháng 11/2019 phê duyệt thực hiện.

Kế hoạch thực hiện Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa phương thức trong thời gian từ 2019 – 2025 bao gồm các vấn đề chính như sau:

32 | T r a n g Học phần | VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

• Hoàn thành việc phê chuẩn Hiệp định. Đến nay còn 3 nước là Brunei, Malaysia và Singapore chưa phê chuẩn Hiệp định.

• Xây dựng khung pháp lý ở mỗi nước thành viên điều chỉnh vận tải đa phương thức trên cơ sở luật hóa các quy định của Hiệp định. Việt Nam và Thái Lan đã hoàn thành việc nội địa hóa luật vận tải đa phương thức.

• Tiến hành nghiên cứu tác động kinh tế hoạt động logistics.

• Thực hiện hoạt động logistics.

33 | T r a n g Học phần | VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

KẾT LUẬN

Tóm lại, qua bài tiểu luận, chúng ta đã có nhận thức rõ ràng và chuyên sâu về cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức ở Việt Nam và thế giới. Nhóm rút ra được những thuận lợi và khó khăn khi làm bài tập nhóm. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nhóm đã gặp thuận lợi về nguồn tài liệu dồi dào và nhiều nguồn thông tin chất lượng đóng góp cho việc hoàn thành bài tập nhóm. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn trong việc làm nhóm. Sự đa dạng của nguồn thông dẫn đến việc khó khăn trong việc chọn lựa thông tin chính thống vì vẫn có những thông tin sai lệch được đăng tải trên mạng xã hội. Nhóm đã nghiên cứu thêm những nguồn tài liệu trong sách vở thuộc chuyên ngành Vận tải để đối chiếu, gây ra sự mất thời gian trong việc kiểm tra thông tin. Trong lúc làm nhóm thì không tránh khỏi sự bất đồng, tranh cãi vì quan điểm của mỗi cá nhân có sự khác nhau từ cách nhận diện vấn đề.

Ngoài ra, bằng những phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa vào Luật Hàng hải Việt Nam và các điều khoản luật thế giới, nhóm đã lĩnh hội được cách sử dụng, điều kiện áp dụng các nội dung luật, phân biệt được quyền và nghĩa vụ thực thi giữa các bên giao thương và cách giải quyết đối với trường hợp thực tiễn và nhận ra được ưu, nhược với cơ sở pháp lý vận tải Việt Nam. Những thuận lợi của việc thực thi cơ sở pháp lý đối với vận tải đa phương thức ở Việt Nam là: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch phát triển ngày càng được quan tâm; vận tải bước đầu phát triển theo hướng hiện đại, chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước kiềm chế được sự tranh chấp và kiến nghị tốn kém; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đã được chấn chỉnh, từng bước đi vào nề nếp, kết hợp với sự phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ để chuẩn hoá quá trình thực thi pháp lý,... Bên cạnh những thành tựu nổi bật trong nêu trên, vẫn còn các tồn tại, hạn chế thể hiện ở các mặt sau đây: chuẩn hoá pháp lý vẫn còn kẽ hở dẫn đến các giao dịch thương mại có thể lách luật và lộng hành những âm mưu kinh doanh; chất lượng công tác quản lý thực thi pháp lý đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung vẫn chưa đảm bảo yêu cầu chặt chẽ để đáp ứng luật lệ của thế giới,...

Mặc dù vẫn tồn tại những hạn chế bên cạnh những ưu điểm, đề tài vẫn đem đến giá trị nghiên cứu to lớn, thông tin chất lượng và có nguồn gốc chính thống để làm nguồn tham khảo đáng tin cậy cho nhiều lĩnh vực khác.

34 | T r a n g Học phần | VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I – Khái quát chung

doc.edu.vn – Tài liệu / Khóa luận văn / Thực trạng và các giải pháp phát triển

vận tải đa phương thức Việt Nam

Nghị định 87/2009/NĐ-CP – Quy định về vận tải đa phương thức

PHẦN II – Đặc điểm pháp lý vận tải đa phương thức Việt Nam

vpcp.chinhphu.vn – Quy định mới về kinh doanh vận tải đa phương thức quốc

tế

thegioiluat.vn – Đóng gói hàng hóa trong hoạt động Logistics

Nghị định 43/2017 – Nhãn hàng hoá

Nghị định 31/2018 - Luật ngoại thương về xuất xứ hàng hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ Luật hàng hải Việt Nam (2015)

ibc-ueh.com – Vận tải đa phương thức và những điều cần biết

Luật thương mại (2015)

Luật đường sắt (2017)

Luật hàng không dân dụng (2006)

Luật giao thông đường bộ (2008)

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2019 vận tải đa phương thức

Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại hoạt động mua bán

hàng hóa quốc tế

Nghị định 86/2014/NĐ-CP kinh doanh điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Thông tư 22/2018/TT-BGTVT vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và

đường sắt chuyên dùng

Thông tư 35/2013/TT-BGTVT xếp hàng hóa trên xe ôtô tham gia giao thông

Một phần của tài liệu ĐỀ tài 02 cơ sở PHÁP lý vận tải đa PHƯƠNG THỨC tại VIỆT NAM 43k01 4 (Trang 31 - 35)