III. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
1. Công ước Liên hiệp quốc
Năm 1973, Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) đã soạn thảo lại bản dự thảo và hoàn thành vào năm 1979. Quá trình sử dụng có tham khảo các công ước vận tải quốc tế đường bộ, đường sắt, đường hàng không, quy tắc Hague – Visby, quy tắc Hamburg. Sau đó, hội nghị ngoại giao bàn về công ước vận tải đa phương thức quốc tế được Liên hiệp quốc triệu tập tại Geneve từ ngày 8-24/5/1980 đã nhất trí thông qua công ước mang tên : “Công ước liên hiệp quốc về vận tải đa phương thức
quốc tế” (United Nation convention on international multimodal transport of goods)
Công ước đã được mở cho chữ ký của tất cả các quốc gia từ ngày 1/9/1980 đến ngày 31/8/1981 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. Trong đó, điều 36 của công ước có quy định: Công ước này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi Chính phủ 30 quốc gia ký kết phê chuẩn. Song do chỉ có 11 nước phê chuẩn nên hiện nay công ước vẫn chưa có hiệu lực
Tuy nhiên việc xuất hiện của công ước này đã cho thấy tầm quan trọng trong vận tải đa phương thức, mở đầu cho các công ước và hiệp định khác trên toàn thế giới
Công ước công nhận: vận tải đa phương thức quốc tế đó là một phương tiện tạo điều kiện cho sự mở rộng có trật tự của thương mại thế giới. Công ước sẽ không ảnh hưởng tới việc áp dụng bất kỳ công ước quốc tế nào hoặc luật quốc gia liên quan đến quy định và kiểm soát hoạt động vận tải.
28 | T r a n g Học phần | VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC