682 phòng khám đa khoa khu vực
3.4.1.1. Lập dự toán thu ch
Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho bệnh viện.
Các nguồn tài chính của bệnh viện
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện ở Việt Nam. Nhìn chung, các nguồn đầu tư kinh phí cho bệnh viện thông qua kênh phân bổ của Chính phủ được coi là NSNN cấp cho bệnh viện. Theo đó, ngân sách cho bệnh viện có thể bao gồm chi sự nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, chi từ bảo hiểm y tế, thu viện phí và viện trợ nước ngoài… Tuy nhiên, nguồn NSNN cấp cho bệnh viện ở đây được định nghĩa là khoản chi cho bệnh viện từ NSNN cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ nguồn thuế trực thu và thuế gián thu. Bao gồm các khoản chi đầu tư, chi vận hành hệ thống.
Đối với các nước đang phát triển, nguồn NSNN cấp là nguồn tài chính quan trọng nhất cho hoạt động của bệnh viện. Ở Việt Nam, cho đến nay, hàng năm các bệnh viện công nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân sách của Chính phủ căn cứ theo định mức tính cho một đầu giường bệnh/năm nhân với số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện. Số kinh phí này thường đáp ứng được từ 30 đến 50% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của bệnh viện.
Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế
Theo quy định của Bộ Tài Chính nước ta, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thường đảm bảo được từ 20-30% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của các bệnh viện công.
Tuy nhiên cho đến nay ở nước ta, các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống y tế Nhà nước chỉ được phép thu một phần viện phí. Một phần viện phí là một phần trong tổng chi phí cho việc khám chữa bệnh. Một phần viện phí chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất,
chữa bệnh; không tính khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn.
Hiện nay, giá viện phí do Chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương quy định dựa trên một khung giá tối đa- tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chính phê duyệt. Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu viện phí được tính theo lần khám bệnh và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sử dụng. Đối với người bệnh nội trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính theo ngày giường nội trú của từng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh. Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với người có thẻ Bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện.
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam quy định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng. Tuy nhiên bệnh viện thường phải chi tiêu theo định hướng những nội dung đã định từ phía nhà tài trợ. Nguồn kinh phí này đáp ứng khoảng 20-30% chi tối thiểu của bệnh viện.
Chi:
Nhóm I: Chi cho con người
Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương (được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và các khoản phải nộp theo lương : bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm
bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Theo quy định trước đây, nhóm này tương đối ổn định, chiếm khoảng 20% tổng kinh phí và chỉ thay đổi nếu biên chế được phép thay đổi.
Nhóm II: Chi quản lý hành chính
Bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe…. Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện. Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Tỷ lệ nhóm chi này nên nằm trong khoảng từ 10-15% tổng kinh phí.
Trước đây nhóm chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước với định mức chi nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý. Tuy nhiên, trong cơ chế mới đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của bệnh viện, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình.
Nhóm III: Chi nghiệp vụ chuyên môn
Bao gồm chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế…. Nhóm này phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện. Có thể nói đây là nhóm quan trọng, chiếm 50% tổng số kinh phí và đòi hỏi nhiều công sức về quản lý. Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh
phí nhóm này. Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng săn sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển bệnh viện.
Nhóm IV: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định
Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Có thể nói đây là nhóm chi mà các bệnh viện đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của bệnh viện và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân theo hướng phát triển từng giai đoạn.
Về sửa chữa: nhìn chung các bệnh viện của Việt Nam đều xuống cấp và đòi hỏi phải sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đặc biệt là trong tình trạng quá tải bệnh nhân như hiện nay. Nhưng đây là nhóm được quy định rất chặt chẽ trong từng phần vụ: sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn. Vấn đề đặt ra là phải sửa chữa đúng mức, đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh; đòi hỏi phát huy năng lực quản lý trong nhóm chi này nhằm bảo toàn trị giá vốn trong sửa chữa để có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra.
Về việc mua sắm tài sản cố định: bao gồm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn. Do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh trong bệnh viện càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao. Nhưng hầu hết các trang thiết bị này được sản xuất ở nước ngoài, giá cả tương đối cao.