5.1 Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra các kết luận sau đây:
(1) Phương pháp Taguchi là phương pháp hiệu quả trong thiết kế thí nghiệm và tối ưu cường độ chịu nén của vữa geopolymer.
(2) Hàm lượng xi măng sử dụng thay thế tro bay trong hỗn hợp geopolymer là nhân tố ít ảnh hưởng nhất đến cường độ nén của vữa. Đối với cường độ chịu nén ở 7 ngày tuổi, hàm lượng xi măng có tỉ lệ đóng góp 2.5% vào kết quả cường độ nén. Sự hiện diện của xi măng trong hỗn hợp vữa geopolymer cải thiện cường độ nén theo thời gian. Vì vậy, hàm lượng xi măng có tỉ lệ đóng góp 10.3% vào kết quả cường độ nén ở 28 ngày tuổi.
(3) Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến cường độ chịu nén của vữa geopolymer là nhiệt độ bảo dưỡng ban đầu. Nhiệt độ bảo dưỡng đóng góp 60.49% vào việc hình thành cường độ nén ở 7 ngày tuổi, và đóng góp 47.20% vào việc hình thành cường độ nén ở 28 ngày tuổi.
(4) Hỗn hợp vữa geopolymer tạo ra giá trị cường độ nén tối ưu ở 7 ngày tuổi là hỗn hợp được chế tạo với 80% tro bay kết hợp 20% xi măng được kích hoạt bằng dung dịch sodium hydroxide có nồng độ 12 M, và các mẫu được bảo dưỡng nhiệt trong vòng 24 giờ đầu ở 100 o
C.
(5) Hỗn hợp vữa geopolymer tạo ra giá trị cường độ nén tối ưu ở 28 ngày tuổi là hỗn hợp được chế tạo với 70% tro bay kết hợp 30% xi măng được kích hoạt bằng dung dịch sodium hydroxide có nồng độ 12 M, và các mẫu được bảo dưỡng nhiệt trong vòng 24 giờ đầu ở 100 oC.
(6) Cường độ vữa geopolymer tăng nhẹ từ 7 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi.
5.2 Kiến nghị
(1) Nghiên cứu vi cấu trúc của vữa geopolymer được chế tạo từ tro bay kết hợp với xi măng là nguồn nguyên liệu aluminosilicate để tìm hiểu về các khoáng được tạo thành trong quá trình trùng hợp geopolymer.
(2) Ứng dụng phương pháp Taguchi để thiết kế thí nghiệm và tối ưu cường độ chịu nén trong các loại vữa sử dụng các loại chất kết dính khác nhau.
35