Cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổ

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa cường độ nén vữa geopolymer bằng phương pháp taguchi (Trang 28 - 31)

Hình 4.4 Mối quan hệ giữa các yếu tố can thiệp và SNR của cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi

Theo hình 4.4 cường độ vữa geopolymer đạt giá trị cao nhất khi được chế tạo từ hỗn hợp bao gồm 30% xi măng poóc lăng được kích hoạt bằng dung dịch sodium hydroxide nồng độ 12 M và bảo dưỡng ở 100 oC.

Theo bảng 4.5, nhân tố can thiệp ảnh hưởng lớn nhất đến cường độ chịu nén của vữa geopolymer là nhiệt độ bảo dưỡng. Xếp hạng 2 là nồng độ dung dịch kiềm kích hoạt. Và ảnh hưởng ít nhất đến cường độ chịu nén là hàm lượng xi măng được sử dụng trong hỗn hợp.

28

Bảng 4.4 Phân tích SNR kết quả cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi (R28) Số thứ tự Nhân tố can thiệp R28

(MPa) SNR của R28 A B C 1 10 8 25 5.88 15.3875 2 10 10 60 11.73 21.3860 3 10 12 100 15.19 23.6312 4 20 8 60 9.60 19.6454 5 20 10 100 15.90 24.0279 6 20 12 25 10.72 20.6039 7 30 8 100 12.74 22.1034 8 30 10 25 12.43 21.8894 9 30 12 60 14.55 23.2573

Bảng 4.5 Giá trị SNR của cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi (R28)

Cấp độ R28 (MPa)

Nhân tố A Nhân tố B Nhân tố C

Cấp độ 1 20.13 19.05 19.29

Cấp độ 2 21.43 22.43 21.43

Cấp độ 3 22.42 22.50 23.25

Chênh lệch 2.28 3.45 3.96

29

Hình 4.5 Mối quan hệ giữa các yếu tố can thiệp và cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi

Hình 4.5 cho thấy rằng nồng độ dung dịch kiềm kích hoạt càng cao thì cường độ của vữa càng cao. Nồng độ dung dịch kiềm cao làm cho quá trình hòa tan nguyên liệu aluminosilicate tăng dẫn đến các phản ứng trùng hợp geopolymer diễn ra tốt, vì vậy nâng cao cường độ [42,43]. Bên cạnh đó, xi măng cũng có vai trò trong việc gia tăng cường độ từ 7 ngày lên 28 ngày tuổi bởi quá trình hình thành các khoáng C-S-H vẫn tiếp tục diễn ra theo thời gian.

30

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa cường độ nén vữa geopolymer bằng phương pháp taguchi (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)