CHƢƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ glyphosate vào cây đậu tương nhờ vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 32)

Kết luận

Dựa trên kết quả thu được từ thí nghiệm, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Đã xây dựng được quy trình tái sinh cây đậu tương giống DT2008 và ĐT26: sử dụng H2O2 15% trong thời gian 10 phút để khử trùng mẫu, tạo cụm chồi đậu tương trên môi trường MS-B5 có bổ sung 0,1mg/l IBA, 2 mg/l BAP, kéo dài chồi trên môi trường MS-B5 có bổ sung 0,1mg/l IAA, 0,5 mg/l GA3. Các chồi đậu tương đạt tiêu chuẩn chuyển sang môi trường ra rễ là môi trường MS-B5 có bổ sung 0,5 mg/l α-NAA.

2. Đã xây dựng được quy trình chuyển gen CP4-EPSPS vào 2 giống đậu tương DT2008 và ĐT26 bằng cách sử dụng chủng C58C1 có OD = 0,8 lây nhiễm trên nốt lá mầm với thời gian lây nhiễm là 60 phút, sau lây nhiễm đồng nuôi cấy trong 5 ngày. Mẫu đậu tương được khử khuẩn bằng cefotaxim (250 mg/l) và vancomycin (250 mg/l), sau đó cho tái sinh theo quy trình như trên để thu được cây chuyển gen.

3. Bằng kĩ thuật PCR đã xác định được 5 mẫu giống DT2008 (trong tổng số 25 mẫu thu được sau biến nạp) và 4 mẫu đậu tương ĐT26 (trong tổng số 25 mẫu thu được sau biến nạp) mang gen CP4-EPSPS, với kích thước xấp xỉ 1,5 kB.

Đề nghị

1.Tiếp tục tiến hành các thí nghiệm bổ sung để xác minh sự tồn tại của gen kháng thuốc trừ cỏ trong các cây chuyển gen, đồng thời thực hiện tự thụ và chọn lọc để thu được các cây chuyển gen đồng hợp tử làm vật liệu ổn định cho các thí nghiệm lai tạo giống kháng thuốc trừ cỏ glyphosate tiếp theo.

2. Sau khi thu được vật liệu chuyển gen cần tiếp tục đánh khả năng kháng thuốc trừ cỏ của cây chuyển gen ngoài đồng ruộng và theo dõi tính ổn định của gen chuyển trong cây đậu tương đã được chuyển gen CP4-EPSPS.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ glyphosate vào cây đậu tương nhờ vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 32)