Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Các phương trình hàm dạng abel trong lớp hàm liên tục (Trang 35)

+ Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 7235,75 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 5376,51 ha chiếm 74,3% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 157,3 ha chiếm 2,17% và đất chƣa sử dụng là 1701,94 ha chiếm 23,52%. Đất đai xã Thƣợng Cửu đƣợc chia làm 2 loại đất chính có nguồn gốc phát sinh khác nhau:

-Đất Feralit đỏ vàng: Phát triển trên các đá gneis xen pegmatit, tập trung ở các gò đồi trên địa bàn toàn xã, loại đất này chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên của xã, đất có chất lƣợng trung bình, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất từ

40 - 80cm, loại đất này thích hợp với trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn

quả.

-Đất dốc tụ và đất lầy: Đƣợc tích tụ lâu dài từ các loại đất trên đồi do quá trình rửa trôi xuống các khe xen khẽ giữa các quả đồi, loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày cây lƣơng thực.

+ Tài nguyên nƣớc.

-Nguồn nước mặt: Là toàn bộ diện tích đất mặt nƣớc sông, ao, hồ, đầm trên địa bàn xã. Là nguồn nƣớc tƣơng đối dồi dào, hàng năm đƣợc bổ sung thƣờng xuyên từ lƣợng mƣa, có vai trò quan trọng là cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất các ngành kinh tế.

-Nguồn nước mưa: Với tổng lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1500mm. Đây là nguồn nƣớc lớn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

-Nguồn nước ngầm: Hiện đang đƣợc khai thác sử dụng vào đời sống sinh hoạt của nhân dân, thông qua các giếng khơi, giếng khoan. Nhìn chung nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn xã có trữ lƣợng lớn, ít bị ô nhiễm, dễ dàng khai thác. Tuy nhiên cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý để tránh thiếu nƣớc vào mùa khô hạn.

+ Tài nguyên rừng.

Hiện tại xã Thƣợng Cửu có 5265,32 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng sản xuất là 1072,91 ha, chiếm 20,38% diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng hộ có diện tích là 4192,4 ha, chiếm 79,62% diện tích đất lâm nghiệp. Ngoài ra rừng còn có vai trò trong việc cung cấp nguồn lâm sản cho ngành xây dựng cơ bản, nguồn

chất đốt cho nhân dân, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, hạn chế quá trình rửa trôi xói mòn đất.

+ Tài nguyên khoáng sản.

Trên địa bàn xã Thƣợng Cửu có một số loại khoáng sản nhƣ pyrit, cao lin, sắt, than… ngoài ra còn có nhiều mỏ đá tạo điều kiện tốt cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Tài nguyên nhân văn.

Thƣợng Cửu là một xã miền núi thuộc huyện Thanh Sơn là nơi gắn liền với lịch sử cuội nguồn dân tộc. Phát huy truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc, nhân dân xã Thƣợng Cửu cần cù trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong các cuộc khởi nghĩa của ông cha xƣa và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nƣớc của dân tộc.

1.4.1.6. Thực trạng môi trường.

Sự kết hợp của đồi núi, ruộng đồng-động thực vật và con ngƣời đã tạo cho nơi đây những nét đặc trƣng của vùng trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hƣởng của chất thải của một số nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện đã làm cho môi trƣờng sống ở đây cũng bị ô nhiễm ít nhiều. Các phƣơng tiện giao thông cơ giới hoạt động tạo ra chất thải độc hại và gây tiếng ồn, kéo theo một lƣợng bụi làm ô nhiễm không khí, ảnh hƣởng tới dân cƣ trong xã.

Bên cạnh đó, một số khu dân cƣ có dân số tập trung, mật độ xây dựng lớn... có lƣợng chất thải nhiều nhƣng lại chƣa có hệ thống thu gom và xử lý. Vì vậy phần nào đã làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nƣớc mặt, làm phát sinh các bệnh dịch. Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than đá, củi, rơm rạ...), các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng quá lớn các phế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp đã gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái tự nhiên của xã.

1.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.

1.4.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm qua nền kinh tế của xã đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, đời sống nhân dân dần đƣợc cải thiện, trình độ dân trí và khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nâng lên. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Kết quả phát triển kinh tế-xã hội của xã năm 2015 đạt đƣợc nhƣ sau:

-Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 864 tấn, bình quân lƣơng thực đạt 280,8 kg/ngƣời/năm.

- Tổng giá trị sản xuất đạt 12,8 tỷ đồng, trong đó:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản đạt 9,75 tỷ đồng, chiếm 76,17% tổng giá trị sản xuất.

+ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng đạt 2,4 tỷ

đồng, chiếm 18,75% tổng giá trị sản xuất.

+ Giá trị sản xuất ngành thƣơng mại-dịch vụ đạt 0,65 tỷ đồng, chiếm 5,08% tổng giá trị sản xuất.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 4,16 triệu đồng/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 9,5%.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,01%.

1.4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp.

Trồng trọt: Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thế mạnh của địa phƣơng. Hàng năm, Đảng bộ và chính quyền xã Thƣợng Cửu đã đề ra các mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế cho từng ngành, từng lĩnh vực. Tăng cƣờng vận động nhân dân tích cực chủ động lấy sản xuất lƣơng thực làm trọng tâm, tích cực phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích gieo cấy năm 2015 là 350 ha, năng xuất bình quân đạt 48,6 tạ/ha. Trong đó diện tích trồng lúa là 105 ha, năng suất 48,5 tạ/ha, sản lƣợng đạt 509 tấn.

Chăn nuôi: Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của các cấp chính quyền, UBND xã Thƣợng Cửu xác định chăn nuôi gia đình là một mục tiêu quan trọng đối với sự tăng 99

trƣởng kinh tế chung của địa phƣơng cũng nhƣ góp phần nâng cao thu nhập cho mỗi hộ gia đình. Năm 2015 toàn xã có tổng đàn trâu bò là 724 con, trong đó đàn trâu là 578 con, đàn bò là 146 con; tổng đàn lợn là 1458 con, trong đó lợn nái sinh sản là 318 con; tổng đàn gia cầm là 3470 con.

+ Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản.

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã đã và đang trên đà phát triển. Bên cạnh việc duy trì phát triển các ngành nghề gò hàn, cơ khí sửa chữa, xay sát, chế biến nông lâm sản, UBND xã động viên nhân dân chủ động đầu tƣ kinh phí để nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn tài nguyên hiện có, đồng thời ƣu tiên mở rộng phát triển các ngành sản xuất mới nhƣ: sản xuất gạch, sản xuất chậu hoa, cây cảnh… Đƣa tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt 2,4 tỷ đồng, chiếm 18,75% tổng thu nhập của toàn xã.

- Cùng với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, với phƣơng châm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ ở cấp trên để xây dựng cơ sở phúc lợi phục vụ đời sống nhân dân. Trong 5 năm qua, xã đã đầu tƣ xây dựng tổng giá trị trên 5,58 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: giao thông nông thôn, trƣờng học, trạm y tế và các công trình khác.

+ Khu vực kinh tế thƣơng mại-dịch vụ.

Đảng bộ, lãnh đạo xã xác định ngành thƣơng mại, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. Vì thế, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo cơ chế huy động vốn, thiết lập trật tự thị trƣờng để các cơ sở, hộ kinh doanh phát huy tốt khả năng của mình trong mọi hoạt động. Hiện nay, trên địa bàn xã có 15 cơ sở, hộ làm kinh doanh dịch vụ nhƣ: dịch vụ ăn uống, may mặc, hàng hoá tổng hợp, dịch vụ vận tải, kinh… đã góp phần đáng kể trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất ngành thƣơng mại, dịch vụ đạt 0,65 tỷ đồng, chiếm 5,08% tổng thu nhập của toàn xã.

1.4.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

Theo số liệu thống kê năm 2015, xã Thƣợng Cửu đƣợc chia thành 10 khu hành chính, với tổng số hộ là 674 hộ gia đình, dân số là 3076 ngƣời, trong đó nữ là 1539 ngƣời, chiếm 50,03% dân số toàn xã. Mật độ dân số bình quân là 42,5 ngƣời/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,01%.

Năm 2015 toàn xã có 1991 lao động, chiếm 64,73% dân số toàn xã. Trong đó, lao động nam là 1030 ngƣời chiếm 51,76% lao động toàn xã, lao động nữ là 961 ngƣời chiếm 48,24% lao động toàn xã. Lao động chủ yếu là trong các ngành nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy còn hiện tƣợng dƣ thừa lao động. Để giải quyết vấn đề này, hàng năm UBND xã tạo điều kiện cho ngƣời dân đi làm xa trong lúc nông nhàn và chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Hết năm 2015 tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt 12,8 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu ngƣời là 4,16 triệu đồng/ngƣời/năm.

1.4.2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn.

Các điểm dân cƣ đƣợc phân bố rải rác trên địa bàn xã, ở 10 khu hành chính, tuy nhiên dân số và số hộ ở các khu không đều nhau. Mật độ dân số, số hộ tập trung nhiều vào khu trung tâm xã.

Trong những năm qua đời sống, kinh tế của nhân dân ở các khu dân cƣ đều đƣợc nâng lên, tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm. Hiện nay, không còn hộ đói, hộ nghèo chỉ còn 9,5%, toàn xã có 98% số hộ gia đình đã xây dựng nhà kiên cố hoặc nhà cấp 4 lợp ngói.

Hệ thống loa truyền thanh kịp thời thông tin, tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các hoạt động của địa phƣơng đến các khu dân cƣ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông nông thôn, trƣờng học, trạm y tế, bƣu điện văn hoá, nhà văn hóa đƣợc xây dựng khang trang, kiên cố đáp ứng cơ bản cho đời sống của nhân dân. Hệ thống kênh mƣơng phục vụ sản xuất, các công trình cống rãnh, tiêu thoát nƣớc phục vụ sinh hoạt đều đƣợc đầu tƣ cải tạo, nâng cấp.

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng.

Nghiên cứu thực hiện tại 02 dự án khai thác chế biến sắt tại Mỏ sắt Xóm Vì xã Thƣợng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ gồm Công ty Cổ phần gang thép Công nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long. Tuy nhiên, do Công ty Cổ phần Gang thép Công nghiệp Việt Nam trong quá trình hoạt động đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng và khoáng sản nên hiện nay UBND tỉnh Phú Thọ đang yêu cầu tạm ngừng, khắc phục xong các tồn tại mới tiếp tục đƣợc hoạt động. Do vậy đề tài chỉ nghiên cứu 01 dự án đang khai thác chế biến sắt tại Mỏ sắt Xóm Vì xã Thƣợng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ do Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long khai thác.

2.2. Phạm vi.

Địa bàn nghiên cứu: tại Mỏ sắt Xóm Vì, xã Thƣợng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2015 đến tháng 2/2016.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .

2.3.1. Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích hệ thống tài liệu, số liệu:

-Thu thập một số tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm:

+ Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn, xã Thƣợng Cửu (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thanh Sơn).

+ Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản đặc biệt là quặng sắt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Nguồn: Phòng Quản lý Khoáng sản – Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Phú Thọ)

+ Tình hình quản lý của địa phƣơng đối với các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Thu thập tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, báo cáo hoàn thành các hạng mục công trình bảo vệ môi trƣờng, kết quả quan trắc giám sát môi trƣờng định kỳ, dự án ký quỹ cải tạo phục hồi môi trƣờng tại 02 dự án của Công ty CP

gang thép Công nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long.

- Thu thập báo cáo về kiểm soát ô nhiễm đối với một số dự án khai thác quặng sắt trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Hệ thống hóa các tài liệu sẵn có theo hƣớng nghiên cứu. Trong quá trình xử lý số liệu có thể đánh giá các kết quả đạt đƣợc và các tồn tại của các công trình có trƣớc từ đó áp dụng việc bổ sung thông tin qua việc kiểm tra, khảo sát thực địa với số liệu cập nhật mới, hệ thống hóa các số liệu bằng bảng, sơ đồ, biểu đồ.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa.

- Chọn một số vị trí để lấy mẫu so sánh với kết quả quan trắc, giám sát môi trƣờng tại Công ty (lấy mẫu khí thải tại khu vực mỏ, không khí xung quanh, nƣớc mặt, nƣớc ngầm, đất)

- Phỏng vấn: Lấy ý kiến các bên (Ngƣời quản lý trực tiếp tại mỏ, công nhân làm việc tại mỏ, ngƣời dân sống xung quanh, cán bộ xã) để bổ sung cho những đánh giá, nhận định về công tác bảo vệ môi trƣờng tại mỏ Xóm Vì. Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra đƣợc xây dựng dƣới hình thức phát phiếu và đặt câu hỏi trực tiếp với ngƣời dân bao gồm các nội dung chính: Hoạt động của mỏ sắt Thƣợng Cửu có gây ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân không? Nguồn cấp nƣớc, đặc điểm của nguồn cung cấp nƣớc, chất lƣợng nguồn cấp nƣớc. Hoa mầu trên diện tích đất canh tác gần mỏ có bị ảnh hƣởng không? Việc vận chuyển giao thông của mỏ có ảnh hƣởng đến dân cƣ xung quanh không? Các bệnh mới trong những năm gần đây.

Tiêu chí chọn điểm điều tra: Điểm điều tra phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, và mang tính đại diện.

Đối tƣợng điều tra: Tổ chức (cán bộ xã), hộ gia đình.

- Quan sát và ghi chép: quan sát các hoạt động sản xuất thƣờng ngày tại Công ty đặc biệt là trong công tác sản xuất và vận hành các công trình xử lý môi trƣờng.

- Thu thập số liệu bổ sung (nếu cần).

2.3.3. Phương pháp so sánh.

- Các kết quả thu đƣợc thống kê thành bảng, biểu đồ trên phần mềm Microsoft Excel, tổng hợp số liệu, so sánh và đánh giá.

- Các kết quả phân tích đƣợc so sánh với tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam: + Đất: QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.

+ Nƣớc thải công nghiệp: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp.

+ Nƣớc thải sinh hoạt: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.

+ Nƣớc mặt: QCVN 08:2008/BTNM - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

Một phần của tài liệu Các phương trình hàm dạng abel trong lớp hàm liên tục (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w