Những hạn chế còn tồn đọng

Một phần của tài liệu hoạt động kinh doanh của coca cola tại thị trường việt nam (Trang 39 - 40)

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, các chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca- Cola Việt Nam cũng có một số nhược điểm sau:

Áp dụng chiến lược xuyên quốc gia là điều không dễ vì áp lực cho đáp ứng yêu cầu địa phương và giảm chi phí là những điều gây mâu thuẫn. Đáp ứng yêu cầu địa phương thì phải đầu tư nâng cao chi phí, khó mà cắt giảm được. Ví dụ, chi phí hoạt động, đặc biệt là những chi phí cần sử dụng cho các hoạt động marketing, quảng cáo, sản xuất và R&D của Coca-Cola Việt Nam vẫn còn rất cao. Cụ thể, Coca-Cola đã chi tiêu rất nhiều tiền vào quảng cáo và cạnh tranh với đối thủ khác (Pepsi) bằng chiến lược giá cả. Nếu Pepsi đưa ra một chiến lược quảng cáo nào đó thì ngay lập tức, Coca-Cola

cũng sẵn sàng đưa ra chiến lược quảng cáo ở quy mô rộng lớn hơn, tốn kém hơn. Điều này có thể gây ra các rủi ro và dẫn đến các khó khăn về vấn đề tài chính khi họ dành quá nhiều chi phí cho hoạt động Marketing mà có thể làm tăng giá sản phẩm, giảm lợi nhuận.

Mạng lưới phân phối bao phủ rộng khắp bao phủ thị trường nhưng chưa đồng đều, các thị trường nhỏ lẻ chưa được nghiên cứu để áp dụng hình thức phân phối phù hợp mà chủ yếu là phân phối tràn lan.

Coca-Cola chưa có sự liên kết rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, Coca-Cola chưa thống nhất được thông tin giữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng với nhau và chưa thật sự liên kết một cách chặt chẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm, lợi ích. Trong quá trình giao nhận hàng hóa, việc ghi hóa đơn vẫn còn rất sơ sài.

Việc chuyển giao công nghệ của Coca-Cola trên thế giới vào Việt Nam vẫn có khó thực hiện do quy mô nền kinh tế còn yếu kém.

Các sản phẩm của Coca-Cola có thể bị tẩy chay trên thị trường do chất lượng không đảm bảo hoặc không theo kịp thị hiếu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu hoạt động kinh doanh của coca cola tại thị trường việt nam (Trang 39 - 40)