những biên pháp như: Quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm các điểm, khu du lịch. Đề xuất chiến lược phát triển du lịch dài hạn. Phát triển phải đi đôi với bảo tồn các tài nguyên du lịch.
6. Các loại hình du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếucủa vùng: của vùng:
• Du lịch cộng đồng tộc người và du lịch văn hóa:
- Đối với các tỉnh Tây Nguyên nền văn hóa đặc sắc và đa dạng của các cộng đồng tộc người bản địa chính là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch văn hóa theo đặc trưng riêng của vùng đất Tây Nguyên
- So với các tỉnh duyên hải miền Trung nói riêng hay cả nước nói chung, Tây Nguyên có số di sản văn hóa vật thể được công nhận là di tích quốc gia ít hơn, không có di tích quốc gia đặc biệt và di sản văn hóa thế giới, nhưng Tây Nguyên có lợi thế lớn để phát triển du lịch dựa vào các di sản phi vật thể, đó là nền văn hóa độc đáo và đa dạng của các cộng đồng tộc người bản địa, đặc biệt có Không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại.
- Di sản văn hóa phi vật thể trong các buôn làng của đồng bào Tây Nguyên như: phong tục tập quán, lễ hội, không gian văn hóa cồng chiêng, trang phục, ẩm thực… là những “di sản sống”, được trao truyền từ đời này sang đời khác, có thể tái sinh trong cộng đồng nên không bị cạn kiệt. Thậm chí, cả những di sản
vật thể như nhà rông, bếp lửa, giọt nước, cảnh quan buôn làng… đều là những di sản có thể tạo lập, bảo lưu và tái tạo như nguyên bản để phục vụ du lịch. Đây chính là nguồn tài nguyên quý giá và phong phú, có thể khai thác bền vững để phát triển du lịch mà không lo cạn kiệt, xuống cấp như các loại hình di sản văn hóa vật thể khác.
- Về ẩm thực Tây Nguyên: Tây Nguyên là vùng đất cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn. Ngoài những giá trị văn hoá đặc sắc, Tây Nguyên còn là nơi được nhiều người biết đến với những món ăn đặc sản nổi tiếng mang hương vị rất riêng của núi rừng.
• Rượu cần
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, rượu cần là một sản phẩm văn hoá vật chất của mỗi gia đình. Rượu cần là một thức uống có cồn mem và được sử dụng thông qua một một vật dụng được gọi là cần. Rượu cần được sử dụng để mời khách quý hoặc sử dụng trong các ngày lễ hội. Rượu cần ngon phải có vị ngọt đắng, uống vào luôn có cảm giác nồng ấm. Tất cả mọi người, già trẻ gái trai đều có thể vin cần mà uống, ai uống được bao nhiêu thì uống.
• Cơm lam
Cơm lam là một loại cơm được làm từ gạo (Thường là gạo nếp). Ngoài ra còn có thể dùng dừa nạo, nước cốt dừa, vừng trộn lẫn với gạo trước khi nướng. Cũng có nơi thay vì sử dụng nguyên liệu gạo họ thường sử dụng khoai, ngô, sắn chặt thành miếng nhỏ rồi nhồi vào ống. Sau đó cho vào ống trẻ, nứa…và nướng chín trên bếp lửa. Đốt lên một đống lửa, chờ cho lửa cháy thật đượm rồi đặt lên một chiếc kiềng và xếp các ống lam trên đó. Trong khi nướng không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống lam để cơm được chín đều. Nướng khoảng 1 tiếng đồng hồ thì có thể ăn được. Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lạt
giang bên ngoài. Cơm lam ăn cùng thịt gà hoặc thịt lợn rừng nướng thì sẽ rất ngon
• Trang phục
Gồm nhiều dân tộc sinh sống : Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, M’nông, Mạ, Giẻ Chiêng…Chính vì tập nhiều dân tộc sinh sống và lao động nên trang phục Tây Nguyên rất đa dạng nhiều gam màu, đỏ, đen, xanh trắng,vàng…
• Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
• Du lịch sinh thái kết hợp du lịch thể thao mạo hiểm:
- Tây Nguyên là nơi có nhiều thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, gồm hệ thống sông hồ, thác nước, đập thủy lợi, thủy điện…; có các khu rừng nguyên sinh, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên… là nơi bảo lưu các giống loài động/thực vật phong phú, đặc trưng của xứ sở nhiệt đới. Đây là nguồn tài nguyên rất hấp dẫn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá. Nhiều cảnh quan thiên nhiên của Tây Nguyên, nhiều thắng cảnh thác nước, sông hồ, núi rừng… còn hoang sơ đã trở thành những điểm tham quan, du lịch danh tiếng thu hút du khách trong khu vực, du khách cả nước và quốc tế.
- Nơi đây có các hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc của các vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Chư Mom Ray (Kon
Tum), Bi Đúp Núi Bà (Lâm Đồng)… phù hợp để phát triển du lịch nghiên cứu sinh thái rừng nguyên sinh
- Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chỉ 6 km, hồ Tuyền Lâm là nơi có khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, lại gần ngay Thiền viện Trúc Lâm nên là một trong những điểm du lịch thu hút đông du khách tới đây nếu có dịp du ngoạn thành phố ngàn hoa. Tại đây, du khách có thể cắm trại, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đi bộ, leo núi, câu cá… Ngoài ra, Tây Nguyên còn nổi tiếng với các cao nguyên bốn mùa hoa trái, trang trại cà phê, ca cao, hồ tiêu, hoa bạt ngàn… Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng) là một trong 5 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam, với độ che phủ rừng và đất rừng lên tới hơn 90%. Đây được chọn là trọng điểm cho việc phát triển du lịch sinh thái ở Lâm Đồng, với việc hợp tác cùng tổ chức Jica (Nhật Bản) trong việc tổ chức thử nghiệm 6 tuyến du lịch tham quan dã ngoại - ngắm cảnh, du lịch mạo hiểm (leo núi, chèo thuyền…), nghiên cứu - khảo sát động, thực vật
- Các địa điểm du lịch còn hoang sơ, hung vĩ như thác Dambri, thác Đray sáp, thác Dantala,..là địa điểm du lịch lý tưởng để du khách vừa thưởng ngoạn vừa tham gia các trò chơi mạo hiểm như leo núi, vượt thác, chèo thuyền, …
• Du lịch nghĩ dưỡng
- Tây Nguyên là không gian địa lý, văn hóa với nhiều tiềm năng du lịch độc đáo và hấp dẫn: Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, núi cao, rừng nguyên sinh rộng lớn, khí hậu trong lành, các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc như Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, lễ hội truyền thống… đều là tiềm năng du lịch hấp dẫn.
- Được xem là Vùng ôn đới trong lòng nhiệt đới. Bởi khí hậu mát mẻ quanh năm mang đặc trưng của vùng ôn đới trong lòng nhiệt đới, với thời tiết bốn mùa xuân - hạ - thu - đông hiện hữu ngay trong một ngày, nên Tây Nguyên là mảnh đất “trốn nóng” được nhiều du khách ưa thích. Cùng với đó, hệ thống tài nguyên
thiên nhiên phong phú, cảnh quan hùng vĩ, nhiều hồ trên núi, những thác nước tung bọt trắng xóa… đã trở thành tài nguyên du lịch đặc sắc và nổi trội để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Lâm Đồng nói riêng và Tây NGuyên nói chung có khi hậu khá mát mẻ và với vô số thắng cảnh thiên nhiên hung vĩ, sông hồ, thác nước, cây cối bạt ngàn, khiến cho con người có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, là nơi làm địa điểm nghĩ dưỡng tuyệt vời dành cho du khách.
• Du lịch trải nghiệm các làng nghề truyền thống:
Người phụ nữ Tây Nguyên luôn tự hào về nghề truyền thống của mình bởi đây là bản sắc văn hóa như đã trog máu thịt, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Và với nghề dệt thổ cẩm của người phụ nữ Tây Nguyên, bản sắc văn hóa ấy như đã ở trong "máu thịt", từ thế hệ này sang thế hệ khác, những bà mẹ đã truyền dạy cho cháu con và cứ thế, nối tiếp theo thời gian. Ngày nay, nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên đã có một số biến đổi để phù hợp với yêu cầu của cuộc sống mới, nhưng dù thế nào thì người phụ nữ Tây Nguyên vẫn luôn tự hào về nghề truyền thống của mình...
Đối với đồng bào Ba Na ở tỉnh Gia Lai nói riêng hay các dân tộc Tây Nguyên nói chung, nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời và nổi tiếng với những trang trí hoa văn rất tinh tế. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, trong mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na còn ẩn chứa sắc thái văn hóa, tâm hồn phong phú. Các cô gái Ba Na đều được bà và mẹ chỉ cho cách dệt vải, dệt thổ cẩm từ lúc 12-13 tuổi, để khi đi lấy chồng phải tự dệt cho mình một bộ y phục thật đẹp để ra mắt mọi người. Để dệt bộ y phục này, các cô gái phải tốn rất nhiều công sức và tâm huyết và hầu như mọi phụ nữ Ba Na đều biết dệt thổ cẩm.
Nghề đan lát mây tre: Nghề đan lát đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người đan trong từng công đoạn, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu cuối cùng thành sản phẩm. Nguyên liệu dùng trong đan lát của người Mạ thường được
khai thác từ thiên nhiên ở các đồi núi quanh địa bàn cư trú, bao gồm các loại cây thuộc họ tre (tre, nứa, lồ ô…) hoặc loại dây leo (mây, cói, dây rừng…). ngoài ra, còn có các loại vỏ cây (sâm lũ, sim rừng, cóc rừng, gạo…), các loại vỏ cây này mềm nhưng có độ dai rất tốt để làm đế hoặc dây quai cho sản phẩm.
Ông Vũ Văn Đông nhận định, làng nghề “sống” được nhờ du lịch và ngược lại du lịch phát triển hơn nhờ khai thác giá trị văn hóa-lịch sử từ mỗi làng nghề truyền thống. Phát triển du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống đang thu hút ngày càng nhiều du khách. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, loại hình du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc.
• Du lịch tham quan
Tham quan biển hồ:
Hồ Xuân Hương: Được ví như là trái tim của Đà Lạt nên nếu đến thăm xứ sở ngàn hoa mà lại chưa dừng chân tại đôi dòng bờ hồ có lẽ bạn sẽ không thể nào cảm hết cái đẹp, cái hồn của thành phố sương mù. Hồ đẹp vào mỗi thời điểm trong ngày, sáng sớm cũng là lúc đẹp nhất để cảm nhận được cái se lạnh của khí trời Đà Lạt, đến khi hoàng hôn về thì hồ Xuân Hương Đà Lạt về đêm lại mang một vẻ đẹp huyền ảo
Hồ T’Nưng: Thực chất hồ T’Nưng là một hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành trên miệng núi lửa đã ngưng phun trào từ trăm triệu năm qua. Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km theo hướng tây bắc.
Cũng như bao địa danh khác ở Tây Nguyên, Hồ T’Nưng cũng được gắn liền với một truyền thuyết có phần bi thương. Truyền thuyết kể rằng, lúc ấy đây là nơi sinh sống của một bộ lạc sầm uất. Cả dân làng đều sống vui vẻ sung túc với tiếng chiêng, tiếng trống rộn vang khắp núi rừng.
Bỗng một năm trời hạn, trâu bò chết hàng loạt. Dân làng cho rằng đây là điềm dữ, Giàng nổi giận và không còn che chở cho buôn làng. Vì vậy buôn làng bèn sai trai tráng vào rừng săn nai cúng Giàng. Cứ ngỡ rằng Giàng đã nguôi cơn giận, cả dân làng lại tiếp tục vui ca. Bỗng dưng trời đất tối sầm, mặt đất rung chuyển. Cả làng bị sụp xuống hố sâu và nước dâng lên nhấn chìm tất cả, không một ai sống sót. Chỉ có đôi vợ chồng Mạc Mây đi vắng khỏi buôn. Khi trở về không thấy buôn đâu, chỉ thấy một hồ nước rộng lớn. Bèn đi báo với các buôn lân cận và tưởng nhớ về đồng bào đã khuất. Người Gia Rai mãi sau này vẫn còn nhắc đến hồ T’Nưng với truyền thuyết đau buồn ấy
Hồ Lắk: Hồ Lắk rộng trên 500ha có chiều dài hơn 5km là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất vùng Tây Nguyên và lớn thứ 2 cả nước sau Hồ Ba Bể. Xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên khung cảnh tuyệt vời. Nơi đây từng được cựu hoàng đế Bảo Đại chọn làm địa điểm xây dựng khu nghỉ dưởng và đến nay được phát triển thành khu du lịch. Với địa thế đẹp nhất Hồ Lắk, nơi đây được sửa chữa và đang được du khách từ khắp nơi kéo đến nghĩ ngơi và khám phá.
Tham quan thác:
THÁC ĐRAY NUR: Thác Đray Nur thuộc tỉnh Đắk Lắk nhưng nằm giáp ranh với Đắk Nông, nên nhiều người vẫn lẫn lộn địa danh của con thác hùng vỹ này. Thác Đray Nur cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30km theo hướng về thành phố Hồ Chí Minh. Từ Buôn Ma Thuột, bạn đi theo hướng quốc lộ 14, đến gần cầu 14 thì rẽ trái để vào thác. Thác Đray Nur từ trên cao đổ xuống sông sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bên vách đá sừng sững, thác nước reo vang, làm lan tỏa một vùng không gian rộng lớn âm thành dào dạt, trầm hùng. Giữa đại ngàn kỳ vĩ, trùng điệp núi non, thác Đray Nur còn quyến rũ con người bởi vẻ đẹp tươi tắn, trong lành và những huyền thoại gắn liền với tên thác.
THÁC ĐRAY SÁP: Thác Đray Sáp theo tiếng Ê Đê có nghĩa là thác khói. Dòng thác không cao nhưng lại trải dài uốn mình trên tảng đá rồi đổ xuống như một bức màn nước khổng lồ tung bọt li ti trắng xóa như khói. Thác Đray Sáp hơn hẳn những con thác khác ở Tây Nguyên nhờ vào vẻ hoang sơ của những cánh rừng xung quanh. Từ Đray Sáp, qua cầu treo vài nhịp là bạn cũng được khám phá Đray Nur, thác Vợ của Đray Sáp. Trong mênh mang tươi mát của những hơi nước mà dòng thác mang lại, bạn tha hồ thả hồn vào thiên nhiên, quên đi mọi ưu phiền trong cuộc sống. Để đến thác Đray Sáp, bạn có thể đi theo cung đường đến Đray Nur hoặc bắt xe buýt số 13 (Buôn Ma Thuột – Krông Nô). Xe sẽ thả bạn ngay trước cổng vào thác
THÁC GIA LONG: Nằm ở thượng nguồn của sông Sêrêpôk đoạn chạy qua tỉnh Đắk Nông nên thác Gia Long là một trong những ngọn thác hùng vỹ nhất của núi rừng Tây Nguyên. Thác Gia Long nằm lặng lẽ giữa núi rừng bạt ngàn, nên để đến được với thác, bạn phải vượt qua đường rừng xanh thẳm. Nhưng chính điều đó làm nên sự hoang sơ khác biệt của Gia Long. Người dân địa phương kể rằng, tên thác Gia Long bắt nguồn từ việc vua Gia Long đã từng thưởng ngoạn cảnh thác và cho xây một cây cầu bắc ngang dòng suối nơi chân thác. Cạnh thác Gia Long có một hồ tắm tiên và một hang động tự nhiên rất đẹp. Thế nên đến với thác Gia Long, bạn có thể khám phá rừng, tham quan thác và hòa mình vào làn nước mát mẻ tại hồ tắm thiên nhiên.
Tham quan hang động:
Hệ thống hang động núi lửa ở Krông Nô hay còn gọi là hang Chư Blúk tỉnh Đắk Nông được các nhà khoa học khảo sát từ năm 2007. Sau 7 năm nghiên cứu, Bảo tàng Địa chất Việt Nam và Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản công bố