Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Tiểu luận hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 29 - 32)

Mặc dù khuôn khổ thê chế và chính sách về môi trường nước ta chưa hoàn thiện, nhưng những điều kiện ban đầu cho việc áp dụng các công cụ kinh tế đã được thiết lập. Hệ thống quản lý đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương, hệ thống quan trắc đang được xây dựng và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện. Các văn bản luật được bổ sung và xây dựng chặt chẽ hơn. Do đó trong thời gian tới có thể mở rộng việc áp dụng các công cụ kinh tế sau:

3.3.1. Tính phí theo sản phẩm

Đây là những khoản phí được đưa vào giá bán các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng (có thể áp dụng phụ thu), khoản phụ thu này ràng buộc trách nhiệm với các doanh nghiệp có các sản phẩm như vậy phải có biện pháp phòng tránh, xử lý ô nhiễm (như thu hồi bao bì, dầu thải từ động cơ.). Theo đó, các cơ sở sản xuất phải cam kết thu hồi phế thải và xử lý sau khi sản phẩm hết thời hạn sử dụng.

3.3.2. Thu phí du lịch

Hiện nay, với mức lệ phí trung bình tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh là 2000 đồng/người/lần thì không hề có hiệu quả bảo vệ môi trường. Xây dựng một biểu phí thích hợp bao gồm cả chi phí sửa chữa, bảo tồn tôn tạo cảnh quan môi trường là rất cần thiết vừa tạo ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, khách tham quan đồng thời tạo nguồn thu cho Tỉnh. Kết hợp với biện pháp kêu gọi sự đóng góp từ phía các công ty du lịch sẽ đạt hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.

3.3.3. Phí khí thải

Các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng là nguồn thải quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Các khí thải từ các lò sản xuất chứa rất nhiều chất độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Do đó, việc tính phí khí thải là biện pháp cần sớm thực hiện. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, mức phí có thể được tính theo lượng khí phát thải và nồng độ các chất có trong 1 m3 khí thải.

3.3.4. Cơ chế thưởng phạt khuyến khích cơ sở sản xuất giảm lượng phát thải

Dựa trên cơ sở mức phát thải tối đa theo quy định của Nhà nước thì cơ sở nào giảm được lượng phát thải xuống dưới mức tiêu chuấn cho phép sẽ được hưởng ưu đãi (thưởng) vềt tài chính, hoặc có thể giảm mức phí ô nhiễm mà đơn vị phải đóng góp. Đối với các cơ sở xả thải vượt quá tiêu chuấn cho phép sẽ bị phạt một khoản phí nhất định. Cơ chế này tạo điều kiện khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư công nghệ mới thân thiện với môi trường.

KẾT LUẬN

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Có thể thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được áp dụng một thời gian dài ở trên thế giới. Ở Việt Nam một số công cụ cũng được áp dụng và thu được những kết quả quan trọng.

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và phí xăng dầu, quỹ môi trường, đây là những công cụ kinh tế cơ bản được sử dụng. Việc áp dụng các công cụ vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là nó được sự đồng tình chấp nhận của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc hậu,... nên hiệu quả đạt được thấp hơn yêu cầu đặt ra. Trong giai đoạn hiện tại thì các công cụ quản lý môi trường đang dần được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Một số công cụ kinh tế được xây dựng và mở rộng phạm vi áp dụng trong thời gian tới. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được đưa ra bao gồm cả công cụ chính sách vá các biện pháp về giáo dục tuyên truyền. Các công cụ trong hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ, bổ sung cho nhau đe đạt được kết quả tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế môi trường – TS. Trần Quang Phú - Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – 2014.

2. Niêm giám thống kê Tỉnh Phú Thọ năm 2016.

3. Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2010-2020. 4. www.moitruong.xaydung.gov.vn

Một phần của tài liệu Tiểu luận hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w