Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Thuận lợi

- Có cơ sở pháp lý cụ thế: việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có căn cứ pháp lý và được quy định trong các văn bản Nhà nước. Những căn cứ pháp lý cơ bản của việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường bao gồm Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 175/CP hướng dẫn thực thi Luật bảo

vệ môi trường, Pháp lệnh phí và lệ phí của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành.

- Học tập và tiếp thu kinh nghiệm từ các nước phát triến trên thế giới: quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế đã được áp dụng ở các nước phát triến từ rất lâu, đặc biệt là nhóm nước thuộc OECD đã áp dụng từ những năm 1970. Các công cụ thuế và phí được thực thi rộng rãi ở hầu hết các nước trong một thời gian dài và đã thu được những kết quả đáng kế. Công cụ kinh tế thực sự phát huy tác dụng trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tính mềm dẻo và linh hoạt kích thích nhà sản xuất đầu tư công nghệ mới giảm các chất thải gây ô nhiễm.

- Chi phí ban đầu thấp: công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc của cơ chế thị trường nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường với chi phí thấp hơn. Đối với các cơ sở sản xuất tạo chất thải, khi áp dụng công cụ kinh tế sẽ tính toán được chi phí kiểm soát ô nhiễm từ các loại chất thải khác nhau.

- Thực hiện dễ dàng và đạt được kết quả nhanh chóng: so với các công cụ pháp lý thì việc sử dụng công cụ kinh tế mang lại kết quả nhanh hơn và hiệu quả cao hơn. Đồng thời các doanh nghiệp và cộng đồng dễ dàng chấp nhận hơn do quá trình tiến hành đơn giản, thuận tiện, chi phí không cao phù hợp với khả năng của đối tượng thực hiện. Các thủ tục hành chính đơn giản, tiện lợi và tạo được sự chủ động cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất.

- Hệ thống cơ sở vật chất đô thị tương đối thuận lợi: hệ thống giao thông thuận tiện và các phương tiện vận chuyển, thu gom rác đáp ứng được đa số nhu cầu của người dân. Hệ thống đường ống cung cấp nước được mở rộng hàng năm để cung cấp nước cho dân cư thành phố một cách tốt nhất.

- Ý thức, trình độ dân trí của người dân khá cao, họ có ý thức bảo vệ môi trường. Phỏng vấn điều tra một số hộ dân thì họ sẵn sàng đóng phí để được cung cấp các dịch vụ môi trường.

2.3.2. Khó khăn

- Công cụ phí và lệ phí bước đầu được áp dụng đã mang lại hiệu quả nhất định nhưng chưa thực sự cao. Các mức phí đưa ra còn thấp chưa tạo được động lực đe người dân và doanh nghiệp giảm thải xuống mức tối thiểu.

- Các quy định pháp luật và công tác quản lý còn thiếu tính chặt chẽ dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở trong các luật định để thải các chất độc hại ra môi trường mà không chịu bất kỳ phí tổn nào.

- Đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát có trình độ chuyên môn thiếu nhiều nên không thể theo dõi thường xuyên việc xả thải của các cơ sở sản xuất; các thiết bị và công nghệ phục vụ cho việc xác định nồng độ ô nhiễm thiếu, cũ và lạc hậu nên không đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Thiếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nên hoạt động được bao cấp, chậm đổi mới và thiếu tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh nên hiệu quả.

- Quyền sở hữu không được phân định rõ ràng, ở nước ta các tài nguyên và dịch vụ môi trường được coi như tài sản chung ai cũng có quyền sử dụng và không phải trả tiền. Điều này đã dẫn đến tình trạng cộng đồng không có ý thức trong việc sử dụng tài nguyên và chi trả cho các dịch vụ làm sạch môi trường.

- Ý thức của một bộ phận dân cư còn thấp, hiện trạng đổ thải bừa bãi chất thải xây dựng và chất thải nguy hại mà không thê xác định đối tượng nên không thể tiến hành xử phạt hay thu phí.

- Chất lượng dịch vụ chưa cao, khả năng tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp hạn chế, thiếu kinh phí đê đổi mới thiết bị công nghệ, phương tiện nên hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt thấp; đồng thời nguồn quỹ môi trường còn ít chỉ đáp ứng được một nhu cầu nhỏ so với thực tế.

PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Tiểu luận hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w