Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT (Trang 27 - 31)

- Vào đầu mỗi năm học các tổ, các nhóm chuyên môn triển khai tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả đạt được trong công tác của nhóm

3.6. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập

Chỉ đạo giáo viên bộ môn hướng dẫn cho học sinh hình thành phương pháp, kỹ năng học tập hiệu quả, chú trọng rèn phương pháp tự học giúp các em hiểu sâu sắc, trọn vẹn bài học bằng chính năng lực của mình và biết vận dụng kiến thức thành kinh nghiệm của bản thân.

b. Nội dung của giải pháp

Để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục đổi mới theo tinh thần Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI: Chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Nhiệm vụ tối quan trọng của người Thầy là phải phải hướng dẫn cho học sinh hình thành phương pháp, kỹ năng học tập hiệu quả, đặc biệt chú trọng rèn rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học, cụ thể:

-Hướng dẫn học sinh các phương pháp tự học hiệu quả: Tự học sẽ giúp các bạn học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn trang bị cho các bạn năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên và suốt đời. Qua đó giúp các bạn rèn luyện được tính tự lập, ít phụ thuộc vào người khác, đặc biệt là các thầy cô. Các hình thức tự học:

+ Tự học qua sách giáo khoa (SGK):

SGK là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, nó hướng dẫn cụ thể để đạt lượng liều lượng kiến thức cần thiêt của môn học; phương tiện phục vụ đắc lực cho giáo viên và học sinh. Do đó, tự học qua SGK vô cùng quan trọng để học sinh tham gia quá trình nhận thức trên lớp và củng cố khắc sâu ở nhà.

Để học sinh tự nghiên cứu trước SGK ở nhà, giáo viên không nên chỉ đơn giản nhắc các em đọc trước bài mới, mà cần nêu cụ thể câu hỏi khi đọc xong bài đó để các em có thể trả lời được. Đó là cách giao nhiệm vụ cụ thể giúp học sinh đọc sách có mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

SGK cũng là tài liệu để học sinh đọc thêm cho rõ ràng những kiến thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp, vì vậy, những ví dụ mẫu, giáo viên không nên thay đổi để học sinh đọc trước sẽ tham gia ngay được vào bài giảng. Học sinh yếu có thêm 1 tài liệu để đọc lại khi chưa rõ cách giáo viên hướng dẫn.

Đối với những nội dung mà sách giáo khoa đã có chi tiết đầy đủ, không nên ghi lên bảng cho học sinh chép, mà cho các em tự đọc. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian, lại tạo thói quen đọc SGK cho học sinh và làm cho bài giảng không bị nhàm chán

+ Tự học qua sách bài tập, sách và tài liệu tham khảo: Học sinh trong trường đều có sách bài tập, giáo viên nên tận dụng tài liệu này giúp học sinh tự học hiệu quả.

Việc cho bài tập về nhà, cũng cho theo thứ tự dạng bài tập của SGK và sách bài tập, giúp học sinh có 1 lượng bài tập tương tự đủ lớn (các bài này đều có lời giải chi tiết), từ đó tự mình làm được các bài trong SGK.

Cho bài theo cách này sẽ giúp học sinh có cách học mới là khi gặp khó khăn, các em sẽ tìm kiếm một phương án tương tự đã có để giải quyết, chứ không thụ động chờ đợi giáo viên hướng dẫn.

Để tạo thói quen tự nghiên cứu cho học sinh, giáo viên nên hướng dẫn làm các bài tập lớn, có kiểm tra đánh giá để học sinh có khả năng tự phân tích tổng hợp.

Muốn hiệu quả cao, giáo viên phải biết viết các tài liệu theo hướng chuyên đề, nhằm định hướng về tư duy và kỹ năng cho học sinh, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy học sinh nghiên cứu khoa học.

+ Tự học qua mạng internet: Bao gồm khai thác nguồn tài liệu trên mạng internet và học online. Nguồn tài liệu, tư liệu trên mạng internet để học sinh khai thác học tập rất nhiều, điều quan trọng là học sinh biết khai thác lựa chọn để có nguồn tài liệu học tập hiệu quả. Hình thức học trực tuyến có rất nhiều ưu điểm và ngày càng phát triển, song để học online hiệu quả người học cần phải có tinh thần tự giác và quyết tâm cao độ. Do đó cần hướng dẫn, tuyên truyền để học sinh khai thác hiệu quả. Để có tăng tính thuyết phục học sinh, đầu năm học nhà trường cử em Nguyễn Ngọc Anh (học sinh xuất sắc lớp 12A1 tuyên truyền trước học sinh toàn trường).

+ Tự học theo nhóm: Định hướng và tư vấn cho các em lập thành từng nhóm học tập từ 4 - 5 em có đặc điểm: Cư trú gần nhau, trong nhóm có HS khá, HS giỏi và HS yếu. Yêu cầu đặt ra là các em khá, giỏi giúp các em yếu hơn về phương pháp học tập, bổ sung giảng giải kiến thức mà bạn chưa hiểu, tuyệt đối không làm thay, học thay. Bên cạnh đó hình thành nhóm tự học tại lớp thông qua xây dựng tủ sách “Tự lực khai phóng” của lớp do chính các em học sinh xây dựng.

+ Tự học thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ học tập: Học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn khá năng động, các em thành lập các Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Dance; Câu lạc bộ báo chí; Câu lạc bộ Tiếng Anh; ... thông qua tham gia hoạt động các câu lạc bộ các em được vui chơi hoạt động, phát triển các năng khiếu của bản thân, vừa được học tập các kiến thức, kỹ năng. Đặc biệt tháng 3/2019 các em trong câu lạc bộ Tiếng Anh với sự hỗ trợ của các giáo viên Anh văn về mặt nội dung kiến thức, các em đã tự huy động các nhà tài trợ với số tiền hơn 50 triệu đồng và tổ chức thành công “Đêm hội tiếng Anh” với quy mô hoành tráng, gây được tiếng vang trong địa bàn huyện.

Một số hình ảnh về đêm hội Tiếng Anh

-Hướng dẫn học sinh rèn các kỹ năng:

+ Kỹ năng kế hoạch hóa về phương pháp tự học của học sinh:

Khi đã tìm được phương pháp tự học của học sinh phù hợp với bản thân, người học cần lên kế hoạch cho phương pháp tự học này một cách hợp lý nhất. Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắc: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học, xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi, thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra, đánh giá.

+ Kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp:

Phương pháp tự học qua kỹ năng nghe và ghi bài không chỉ là nghe các bài giảng thầy cô dạy trên lớp mà quy trình nghe giảng bao gồm có các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình.

+ Kỹ năng ôn tập:

Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp tự học của học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy cô và biến chúng thành của mình. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài.

+ Kỹ năng đọc sách:

Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép lại những gì mà mình học tập được. Đây là phương pháp tự học của học sinh rất hữu ích, đọc sách sẽ giúp các bạn học sinh biết thêm nhiều kiến thức mới ngoài những kiến thức được thầy cô cung cấp trên trường, lớp

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w