Các giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty TNHH thời trang KOS

Một phần của tài liệu 8mot so giai phap nang cao hieu qua ban hang tai cong ty tnhh thoi trang kos 8979 (Trang 39 - 45)

PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG

3.4.các giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng tại công ty TNHH thời trang KOS

trang KOS

Căn cứ vào tính khả thi của từng chiến lược, năng lực thực tế của công ty, các phương án xây dựng từ ma trận SWOT được ưu tiên và cân nhắc lựa chọn là:

3.4.1. Giải pháp 1: Cải thiện trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của lực lượng bán hàng.

Trong quá trình làm việc với tư cách là nhân viên bán hàng tại công ty, nhân viên bán hàng phải thực hiện nhiều công việc quan trọng như: tư vấn bán hàng, đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng, thuyết phục khách hàng mua hàng, thực hiện công tác chăm sóc sau bán hàng. Ngoài ra nhân viên bán hàng còn phải thực hiện các thao tác trên máy như: nhập hàng bán, xuất kho, kiểm kho, làm báo cáo định kì. Các công việc này đòi hỏi nhân viên bán hàng phải có kinh nghiệm cùng với kĩ năng thực hành nhuần nhuyễn thì công việc bán hàng mới có thể diễn ra dễ dàng và có hiệu quả, ít mắc các sai lầm dẫn đến thiệt hại cho công ty.

 Nội dung giải pháp

Để sử dụng lực lượng bán hàng có hiệu quả, công ty cần mạnh dạn trong khâu tổ chức, đào tạo lực lượng bán hàng. Phát huy tối đa năng lực nhân viên, sử dụng đúng người đúng việc. Đồng thời có kế hoạch tuyển dụng nhân viên bán hàng hợp lí như:

• Ưu tiên những người có kinh nghiệm bán hàng. • Ưu tiên những ứng viên có mục đích làm việc lâu dài.

• Có khả năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản. Đối với bộ bận chăm sóc khách hàng thì cần nhân viên giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Công ty cần chọn lọc kĩ càng những ứng viên có đủ khả năng làm việc tại công ty.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vĩnh Hằng Bên cạnh đó, hiện nay lực lượng nhân viên bán hàng đang làm việc tại công ty đa phần là những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Công ty cần lên kế hoạch đào tạo cho nhân viên, bằng cách lên các chương trình đào tạo, liên hệ các cơ sở đào tạo, tiến hành các thủ tục đăng kí cho nhân viên, chú trọng đào tạo cho nhân viên theo hai mục tiêu chính sau:

• Giỏi về kĩ năng, nghiệp vụ: có kĩ năng bán hàng tốt, thực hiện đầy đủ các bước trong qui trình bán hàng.

• Kĩ năng giao tiếp tốt: Biết cách tiếp cận khách hàng, có thái độ đúng đắn trong giao tiếp và ứng xử.

 Điều kiện hoàn thành giải pháp

Để lực lượng bán hàng làm việc hiệu quả, thực hiện đúng yêu cầu đề ra, ban lãnh đạo công ty cần phải giám sát, quản lí và đánh giá hiệu quả của lực lượng bán hàng. Đưa ra các chỉ tiêu rõ ràng cụ thể, sau đó phân công công việc và thời gian hoàn thành mục tiêu của mỗi nhân viên. Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi khu vực là khác nhau, nên ban lãnh đạo cần giao chỉ tiêu, nhiệm vụ phù hợp với từng khu vực. Tránh trường hợp khu vực có nhu cầu quá ít nhưng lại giao chỉ tiêu quá cao dẫn đến việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao và khiến nhân viên cảm thấy không công bằng.

Ban lãnh đạo cần tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu, giám sát hoạt động hằng ngày, giúp nhân viên thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Đồng thời kiểm tra chi tiết sổ sách ghi chép tổng thể để phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn kịp thời các sai sót có thể gây tổn thất về tài sản. Cần kiên quyết hơn trong việc báo cáo đề xuất các biện pháp xử lí trường hợp không nghiêm túc, dẫn đến vi phạm. Tổ chức các buổi giao ban hàng tháng để thông báo công khai tất cả những sai sót được phát hiện qua kiểm tra, qua đó trau đổi rút kinh nghiệm, và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trong việc nâng cao hiệu quả của lực lượng bán hàng, không thể thiếu giải pháp về động viên, khen thưởng. Ban lãnh đạo cần quan tâm trong việc tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc thuận lợi nhất đối với nhân viên nhằm khích lệ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vĩnh Hằng nhân viên làm việc, cống hiến cho công ty. Có chính sách tiền lương thích hợp, tiền lương bao gồm lương cơ bản và lương theo phần trăm doanh thu tăng lên. Khen thưởng cho nhân viên có nhiều cố gắng trong công việc.

 Dự đoán hiệu quả mang lại

Tăng khả năng, nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng. giúp nhân viên bán hàng tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, tăng số lượng đơn hàng được bán ra, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường, thu hút nhiều khách hàng mới, tiềm năng.

3.4.2. Giải pháp 2: Giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng

Hoạt động bán hàng mang lại doanh thu chính cho công ty là bán lẻ để mang lại doanh thu cao nhất công ty cần có những hoạt động xúc tiền bán hàng phù hợp, nhằm thúc đẩy khách mua hàng, nhưng cũng không làm giảm giá trị thương hiệu của công ty. Ngoài ra hoạt động bán hàng số lượng lớn cũng rất đáng quan tâm, việc kí hợp đồng cung cấp hàng đối với những khách hàng lớn là vô cùng quan trọng. Việc tiếp cận với khách hàng lớn là việc không hề đơn giản. Điều đó đòi hỏi nhân viên không những phải có trình độ hiểu biết, nghiệp vụ kinh doanh mà phải có cả kinh nghiệm, khả năng giao tiếp thuyết phục, và mối quan hệ rộng rãi. Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, các doanh nghiệp không ngừng thực hiện các phương pháp trong bán hàng để thu hút khách hàng, vì vậy việc hoàn thiện các hoạt động xúc tiến bán hàng là vô cùng quan trọng đối với công ty, giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 Nội dung giải pháp

Đối với hoạt động bán lẻ:

• Chỉ áp dụng các chương trình khuyến mãi lớn vào các dịp cận lễ, các chương trình khuyến mãi này không nên kéo dài, và không diễn ra quá thường xuyên. Việc diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho khách hàng nảy sinh ra ý thức ỷ lại, không

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vĩnh Hằng cảm thấy mới mẻ với các chương trình mà công ty thực hiện nữa, từ đó làm giảm hiệu quả bán hàng.

• Về bản chất sản phẩm của doanh nghiệp là các sản phẩm chất lượng với giá khá cao, vì vậy công ty không nên quá lạm dụng các chương trình khuyến mãi, chỉ nên diễn ra vào thời gian thích hợp, có sự cân nhắc kĩ càng giữa các bộ phận. Nhằm tránh việc sản phẩm của công ty bị giảm đi giá trị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Đối với hoạt động bán số lượng lớn:

• Công ty nên tích cực hơn trong việc tham gia các hội chợ thương mại, để tăng nhận biết của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

• Lập danh sách khách hàng tiềm năng, các thông tin cần thu thập có thể là:

 Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

 Lĩnh vực ngành về hoạt động kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp.  Loại hình, qui mô của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhu cầu, sở thích, thu nhập của khách hàng.

• Sau khi có những thông tin đáng kể như vậy. Gửi thư chào hàng trực tiếp đến khách hàng tiềm năng bằng thư trực tiếp hoặc email. Hình thức này cung cấp khá nhiều thông tin về sản phẩm đến khách hàng, đảm bảo đạt hiệu quả cao. Điều cần làm là phải xác định chính xác đến từng khách hàng và nhu cầu của khách hàng. Việc chuẩn bị nội dung và hình thức gửi đi cũng khá là quan trọng, thư gửi đi phải tạo cho khách hàng ấn tượng, thiết kế bắt mắt với nhiều nội dung, thông tin ngắn gọn và chi tiết.

• Ngoài ra công ty nên tạo ra một số điện thoại riêng cho bộ phận này, để khách hàng có thể đặt mua sản phẩm, cũng như có những góp ý về thái độ và dịch vụ của hình thức bán hàng này. • Công ty có thể khai thác khách hàng tiềm năng từ những khách

hàng đang có bằng cách nhờ họ giới thiệu với các công ty đối 42

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vĩnh Hằng tác, bạn bè của họ. Sau đó liên hệ với những khách hàng này thông qua email hoặc điện thoại nhằm gợi ý về việc sử dụng sản phẩm.

 Điều kiện hoàn thành giải pháp

Ban lãnh đạo công ty cần quan sát theo dõi thường xuyên tiến trình thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng đang có, cũng như tổng hợp thông chi tiết bán hàng từ những chương trình trước đó, để biết được mức độ hiểu quả của từng chương trình, từ đó rút ra kinh nghiệm cho những chương trình sau.

Tập trung phân bổ lực lượng bán hàng tối đa, có thể yêu cầu tăng ca vào những ngày chạy chương trình nhằm tối ưu hóa khả năng bán hàng.

Có chính sách trợ cấp, tiền lương thích hợp trong những ngày chạy chương trình hiệu quả.

Thiết kế phương thức liên hệ trực tiếp với bộ phận bán hàng số lượng lớn, có thể gắn lên wedside chính thức của công ty, để khách hàng dễ dàng liên hệ.

Phân công nhiệm vụ và chức năng rõ ràng cho từng bộ phận bán hàng, giám sát các đơn hàng và mức độ hoàn thành của bộ phận đó với từng đơn hàng, không để cho việc bộ phận bán lẻ có thể bán luôn số lượng lớn hay bộ phận bán hàng số lượng lớn lại bán lẻ sản phẩm.

 Dự đoán hiệu quả mang lại

• Thu hút khách hàng;

• Nâng cao năng lực cạnh tranh;

• Tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

3.4.3. Giải pháp 3: Cải thiện phương thức trong các dịch vụ sau bán hàng

Dịch vụ sau bán hàng tốt giúp tăng lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm của công ty. Hiện nay bộ phận xử lí cái dịch vụ sau bán hàng đang gặp nhiều vấn đề về nhân sự cũng như đảm bảo thời gian giải quyết nhanh các vấn đề của sản phẩm. Các quy định về dịch vụ sau bán hàng chưa rõ ràng, gây nên khó khăn khi tư vấn bán hàng cũng như gây tâm lí hoang mang khi khách hàng mua hàng.

 Nội dung giải pháp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vĩnh Hằng Chú trọng trong việc bổ sung nhân lực cho bộ phận dịch vụ sau bán, cụ thể là bộ phận bảo hành và sửa chữa hàng hóa. Cần những người có kinh nghiệm trong việc này. Nhân viên mới chưa có kinh nghiệm cần được chú trọng đào tạo, có thể thông qua nhân viên cũ và các khóa đào tạo do công ty mở ra dành riêng cho nhân viên bộ phận này.

Đào tạo nhân viên hiểu rõ về sản phẩm và quy trình của dịch vụ sau bán, nhằm xử lí kịp thời lỗi sản phẩm cũng như trả hàng trong thời hạn nhanh nhất đến khách hàng.

Cần có một bộ phận riêng cho dịch vụ sau bán hàng, lực lượng này sẽ đảm nhiệm mọi việc từ nhận hàng bảo hành, sửa chữa sản phẩm, liên hệ với khách về chính sách cũng như phí sửa chữa, trả hàng cho khách sau khi đã bảo hành xong. Tránh việc quy trình bảo hành diễn ra phức tạp và làm cho thời gian trả hàng cho khách diễn ra kéo dài và trải qua nhiều công đoạn.

Trang bị đầy đủ linh kiện thay thế và sửa chữa cho tất cả các dòng sản phẩm mà công ty kinh doanh.

Các quy định về bảo hành cũng như đổi trả nên thật chính xác và sử dụng cố định cho tất cả thời điểm, vì việc thay đổi chính sách sẽ dẫn đến việc nhiễu loạn thông tin. Và quan trọng nhất là tránh gây bất mãn cho khách hàng.

 Điều kiện hoàn thành giải pháp

Ban lãnh đạo cần có chính sách đầu tư chi phí thích hợp cho bộ phần này, việc này rất qua trọng khi bảo hành cũng như sửa chữa hàng hóa. Luôn có hoạt động kiểm kê và quản lí các linh kiện định kì nhằm đảm bảo đủ linh kiện trong thay thế bảo hành. Từ đó làm tăng uy tín doanh nghiệp, khách hàng có lòng tin nhiều hơn vào sản phẩm, thúc đẩy khách hàng quay lại mua hàng và thu hút khách hàng mới.

Có chính sách phát triển đội ngũ nhân viên thích hợp nhằm tăng trách nhiệm và kĩ thuật của nhân viên. Quy trình dịch vụ sau bán hàng ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh công ty, việc nhân viên nhận được chính sách đãi ngộ tốt, kĩ thuật cao, có trách nhiệm với công việc sẽ làm cho qui trình này diễn ra trơn tru, nhanh chóng hơn.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vĩnh Hằng

 Dự đoán hiệu quả mang lại

Cải thiện hoạt động của bộ phận dịch vụ sau bán, hoàn thiện quy trình, xử lí vấn về sản phẩm một cách triệt để, việc bảo hành sửa chữa được diễn ra trơn tru và nhanh chóng.

Tăng thiện cảm của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 8mot so giai phap nang cao hieu qua ban hang tai cong ty tnhh thoi trang kos 8979 (Trang 39 - 45)