Nhận định về tác động của công cụ CSTT đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Quy tắc chính sách tiền tệ và khả năng áp dụng ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tt (Trang 26 - 27)

vĩ mô

Thứ nhất, khi giá dầu thế giới biến động và/hoặc Fed thay đổi lãi suất, NHNN sẽ điều chỉnh LSCS hoặc cung tiền để hạn chế tác động

tiêu cực của các cú sốc này đến nền kinh tế trong nước. Trong đó, việc thay đổi LSCS có tác động đến cả giá và sản lượng của nền kinh tế, nhưng những điều chỉnh liên quan đến lượng cung tiền M2 có khả năng ảnh hưởng đến lạm phát hơn là đến sản lượng. Do đó, muốn thực thi CSTT để đạt được hai mục tiêu đồng thời là TTKT và kiểm soát lạm phát thì nên sử dụng lãi suất, thay vì lượng cung tiền M2, làm mục tiêu trung gian. Tuy vậy, để kiểm soát lạm phát thành công hơn nữa vẫn nên kiểm soát tốc độ tăng cung tiền M2.

Thứ hai, đối với công cụ LSCS, kênh lãi suất vẫn là kênh truyền dẫn chủ đạo trong điều hành CSTT, mức độ truyền dẫn tiền tệ qua các kênh còn lại vẫn rất yếu. Vì vậy, để đạt được mục tiêu cuối cùng, NHNN phải tác động trực tiếp tới các biến số như TGHĐ, giá tài sản hay tổng mức tín dụng. Đối với công cụ lượng cung tiền M2, mặc dù lượng cung tiền M2 tác động đến mức giá thông qua tất cả các kênh nhưng kênh lãi suất vẫn có vai trò quan trọng hơn các kênh còn lại.

Thứ ba, LSCS là nhân tố quan trọng gây ra sự thay đổi của lãi suất cho vay, đặc biệt là trong thời gian đầu, nhưng ảnh hưởng của LSCS tới lãi suất cho vay giảm dần. Trong khi cung tiền M2 là nhân tố quan trọng gây ra sự thay đổi của tổng tín dụng và theo thời gian mức độ ảnh hưởng này tăng dần. Do đó, trong trường hợp khẩn cấp, NHNN cần có những biện pháp thay đổi LSCS nhằm tác động đến lãi suất cho vay một cách kịp thời, đồng thời kiểm soát tổng phương tiện thanh toán M2, qua đó kiểm soát lượng tín dụng của nền kinh tế, để đạt được các mục tiêu của CSTT.

Một phần của tài liệu Quy tắc chính sách tiền tệ và khả năng áp dụng ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tt (Trang 26 - 27)