8. Bố cục của Luận văn
3.3. Các giải pháp thực hiện pháp luật
3.3.1. Giải pháp chung
Thứ nhất, theo Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 06/2006/NĐ- CP về các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh thìcơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh - tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh; còn Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Nếu xét dƣới giác độ tố tụng cạnh tranh, thì Cục Quản lý cạnh tranh nhƣ cơ quan khởi xƣớng vụ việc. Nếu không có hồ sơ khiếu nại vụ việc, hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh không phát hiện có dấu hiệu vi phạm cạnh tranh thì có lẽ, Hội đồng Cạnh tranh cũng không thể phát huy hết chức năng của mình, hay nói cách khác, chức năng của Hội đồng Cạnh tranh có thể xem nhƣ là “chức năng phái sinh” từ chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng, Hội đồng Cạnh tranh nhƣ cơ quan thực hiện thẩm quyền “tài phán cạnh tranh” của cơ quan hành chính nhà nƣớc, thể hiện qua hoạt động của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh và bằng chính hoạt động của mình qua thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chƣa có hiệu lực pháp luật của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh. Việc tách bạch thẩm quyền khởi xƣớng vụ việc, điều tra với hoạt động xử lý theo pháp luật thực định, có lẽ nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan, độc lập giữa các hoạt động điều tra và xử lý. Tuy nhiên, công tác điều tra luôn chịu sự chi phối theo ý chí của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng Cạnh tranh sau khi kết thúc điều tra, trong phiên điều trần và cả trong khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nên sự độc lập, khách quan đó cũng chỉ dừng ở mức độ tƣơng đối.
Thứ hai, cần đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thực thi pháp luật.
Có thể thấy, độc lập trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh là yếu tố tiên quyết để có đƣợc sự công bằng trong việc xử lý các vụ việc và cũng là điều mà các bên liên quan chờ đợi ở cơ quan này.Tính độc lập của các cơ quan cạnh tranh trong tổ chức và hoạt động luôn luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nƣớc này hƣớng tới xây dựng. Đây là nội dung rất quan trọng đảm bảo cho những cơ quan này có thể thực hiện chức năng xử lý một cách công minh, vì mục tiêu thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng.
Bên cạnh vị trí của cơ quan cạnh tranh, tính độc lập còn đƣợc thể hiện thông qua việc bổ nhiệm những nhân sự của các cơ quan cạnh tranh này. Các thành viên thƣờng đƣợc bổ nhiệm bởi những ngƣời đứng đầu Chính phủ hoặc
22
Quốc hội. Điều này đã làm tăng tính chất quan trọng cũng nhƣ tính độc lập của cơ quan cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Tiêu chuẩn để đƣợc bổ nhiệm là thành viên của cơ quan cạnh tranh cũng là điểm cần đƣợc nhắc đến. Các thành viên này thƣờng đƣợc yêu cầu đạt đƣợc một trình độ chuyên môn nhất định, có học vấn cao, có kinh nghiệm và kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thứ ba, về sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với Tòa án trong việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Có một thực tế là ở Việt Nam, Tòa án chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chính vì thế, việc phối kết hợp giữa Tòa án với Cơ quan quản lý cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình xử lý các vụ kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là rất cần thiết.
Đến nay, Luật Cạnh tranh cũng nhƣ các quy định của pháp luật tố tụng ở nƣớc ta chƣa quy định vấn đề này mặc dù đây là vấn đề có tính thực tiễn cao. Để có cơ sở pháp lý xử lý vấn đề này, nhằm đơn giản hóa thủ tục và phạm vi tranh tụng trong các vụ kiện về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trƣớc Tòa án, trong thời gian tới, văn bản quy phạm pháp luật quy định vấn đề này cần phải đƣợc ban hành
Thứ tư, tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ.
Xử lý cạnh tranh không lành mạnh là những vấn đề pháp lý rất mới ở nƣớc ta. Chính vì thế, trong thời gian tới, Bộ Thƣơng mại cần có biện pháp thích hợp để đào tạo cán bộ, nhất là các cán bộ hoạt động thực tiễn trong vấn đề này (điều tra viên). Hình thức đào tạo cán bộ có thể đa dạng (đào tạo chính quy hoặc ngắn hạn; đào tạo trong nƣớc hoặc đào tạo ở nƣớc ngoài).
Thứ năm,hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Trong thời gian tới Bộ Thƣơng mại cần có các chƣơng trình hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nƣớc có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh nói chung và trong việc đấu tranh chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam và các cán bộ của cơ quan ấy có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để xử lý các vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
Nội dung tuyên truyền cần giúp các doanh nghiệp nhận diện rõ những hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và quyền khiếu nại, khởi kiện của doanh nghiệp bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm.Pháp luật về cạnh tranh không lành
23
mạnh cũng nên đƣợc đƣa thành một nội dung trong công tác đào tạo cử nhân luật, cử nhân kinh tế, thƣơng mại ở nƣớc ta.
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với Hà Tĩnh trong việc thực hiện pháp luật cạnh tranh. cạnh tranh.
Thứ nhất, Đối với riêng Hà Tĩnh cần có những biện pháp cụ thể hơn trong việc đƣa pháp luật cạnh tranh vào đời sống sản xuất kinh doanh. Cần tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thứ hai, Hà Tĩnh cần tập trung việc đào tạo cán bộ có năng lực trong việc quản lý và xử lý các vi phạm trọng lĩnh vực cạnh tranh.
Thứ ba, Cũng nhƣ nhóm giải pháp chung về tuyên truyền phổ biến pháp luật trong cả nƣớc nói chung thì tại Hà Tĩnh nói riêng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Đối tƣợng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu nên hƣớng tới là cộng đồng doanh nghiệp. Bằng những giải pháp mang tính thực tiễn nhƣ tổ chức các buổi hội thảo cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng nhƣ tổ chức các hội thi nhằm tuyên truyền về pháp luật cạnh tranh không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với ngƣời tiêu dùng.
24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Xuất phát từ những hạn chế, vƣớng mắc còn tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, luận văn tập trung phân tích nguyên nhân gây ra những khó khăn, từ đó đề xuất ra những giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế, góp phần đảm bảo tốt hơn cho môi trƣờng cạnh tranh, công bằng và hiệu quả hƣớng đến việc đảm bảo phát triển bền vững đất nƣớc. Bên cạnh việc đổi mới căn bản quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thắt chặt cơ chế quản lý mang tính phù hợp với những biến chuyển tiêu cực của quan hệ này trong thời đại việc, việc tăng cƣờng, thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, vận động cơ chế cạnh tranh không lành mạnh cũng nhƣ cơ chế hợp tác quốc tế sẽ giúp pháp luật quốc gia có thêm cơ sở pháp lý vững chắc trong việc hoàn thiện cơ chế này.
25
KẾT LUẬN
Quyền tự do kinh doanh là quyền hiến định, đã đƣợc pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ cơ chế thực thi. Nắm vững vai trò này, Luận văn đã hƣớng đến làm rõ những kiến thức lý luận thông qua việc làm rõ nội hàm của các thuật ngữ về cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, vai trò của cơ chế cạnh tranh đối với nền kinh tế cũng nhƣ những yếu tố đăc trƣng của vấn đề này. Trên cơ sở đó, làm tiền đề vững chắc cho quá trình tiếp cận, phân tích thực tiễn thi hành pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, điển hình là vụ việc ƣu tiên sử dụng sản phẩm bia Sài Gòn trên địa bàn này. Từ vụ việc này, nhìn nhận thấy trong quá trình thực hiện pháp luật, vẫn còn một số những vƣớng mắc, tồn tại làm ảnh hƣởng đến hiệu quả thực thi. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất những giải pháp trên cơ sở bám sát những nguyên nhân gây ra những hạn chế, vƣớng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trên thực tiễn tại Hà Tĩnh, hƣớng đến việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tạo ra những đảm bảo pháp lý mang tính vững chắc cho tâm lý “an toàn” trong hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của các chủ thể trên thị trƣờng kinh doanh vốn dĩ luôn đầy những rủi ro. Có thể nói để một ngành luật mới nhƣ Luật Cạnh tranh có thể đi sâu và bám rễ sâu vào đời sống xã hội, trở thành khuôn thƣớc mẫu mực điều chỉnh hành vi của tất cả các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức trong xã hội trong thời gian ngắn là điều gặp nhiều khó khăn. Và mặc dù các quy định của Luật Cạnh tranh chƣa thực sự hoàn hảo, chƣa thực sự đầy đủ và chƣa thực sự phát huy đƣợc hết hiệu quả nhƣ mong đợi nhƣng những thành quả thực thi bƣớc đầu đạt đƣợc cũng nhƣ những đóng góp quan trọng của Luật Cạnh tranh đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc rất đáng đƣợc ghi nhận.