Những kiến nghị và giải pháp mà nhóm đưa ra 1 Giải pháp khai thác nguồn tài chính

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu (Trang 46 - 50)

3.1. Giải pháp khai thác nguồn tài chính

Thực hiện xã hội hóa sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác khám chữa bệnh nói riêng là thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta trong lĩnh vực y tế. Xã hội hóa là quy luật tất yếu để đạt tới mục tiêu mọi người đều được chăm sóc sức khỏe và được khám chữa bệnh dựa trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động mọi tiềm năng xã hội cho CSSK và khám chữa bệnh trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Xã hội hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển sự nghiệp bảo vệ CSSK nhân dân nói chung và công tác khám chữa bệnh nói riêng trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

3.1.1. Tăng cường nguồn NSNN

Mặc dù kinh phí thường xuyên là do NSNN cấp hàng năm tăng chậm và ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của các bệnh viện song đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Có thể nói nguồn NSNN hiện vẫn là nguồn kinh phí chủ đạo cho các bệnh viện công. Bởi ngoài kinh phí thường xuyên, NSNN còn đầu tư với khối lượng lớn cho Bệnh viện dưới các Dự án đầu tư XDCB và các chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt trong 10

năm trở lại đây, Nhà nước đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với tổng vốn đầu tư lên đến 324 tỷ đồng.

3.1.2. Tăng cường huy động sự đóng góp của nhân dân

Đóng góp của Nhân dân thể hiện dưới hình thức viện phí và BHYT. Đây hiện đang là nguồn chủ yếu bổ xung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Song như đã nói ở chương 2, hiện nay Bệnh viện vẫn còn để thất thoát trong quá trình thu viện phí (khoảng 40%). Vấn đề đặt ra là cần thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế. Đó là:

• Thu đúng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh.

• Thu đủ: ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, Bệnh viện cần thu phí có chọn lọc ( selective user fee) theo khuyến cáo của World Bank: thu đủ những ai có khả năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp. Thu đủ còn bao gồm việc thu vào kinh phí bệnh viện chứ không phải thu vào túi của một số cá nhân.

Muốn đạt được mục tiêu trên, Bệnh viện cần phải:

+ Thứ nhất, thực hiện thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Chẳng hạn: tất cả các bệnh nhân đến khám chữa bệnh (trừ các trường hợp cấp cứu thì đến thẳng phòng cấp

cứu) được tiếp đón tại “Phòng tiếp đón”. Tại đây, các bác sỹ, y tế sẽ tiếp bệnh nhân, hỏi bệnh nhân về yêu cầu khám chữa bệnh, tình trạng bệnh tật... Khi đã hiểu và nắm được nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, các bác sỹ sẽ tư vấn, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa sâu cần thiết. Có như vậy vừa tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho bệnh viện. Đối với bệnh nhân thì không bị khám chữa bệnh không đúng với nguyện vọng, nhanh chóng, thuận tiện tránh các khám chữa bệnh không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn NSNN.

+ Thứ hai, có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tượng: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ... Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trong ngày.

+ Thứ ba, để tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện giá viện phí không được quá cao để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ , bệnh viện cần có chiến lược cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến khám chữa bệnh, bệnh viện có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu ( gồm cả yêu cầu về thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu lựa chọn bác sỹ, yêu cầu về hình thức khám chữa bệnh...).

3.1.3. Phát huy nội lực của các bệnh viện

Các bệnh viện cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Thay cho việc trả lương hàng tháng theo cấp bậc, hệ số như hiện nay, bệnh viện có thể trả lương theo tuần làm việc. Mức lương này được trả sao cho xứng với công sức mà người lao động bỏ ra. Ngoài ra cần có chính sách đãi ngộ hợp lý với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên gia... Có như vậy mới

phát huy được nhân tố con người vừa giảm tình trạng tiêu cực trong bệnh viện.

Bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị y tế. Sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng tránh tình trạng mua mà không sử dụng vì thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết công suất hoặc sử dụng mà không bảo trì.

Ngoài ra, các bệnh viện cần tăng cường nguồn thu từ các dịch vụ bổ trợ, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hợp đồng thử nghiệm v..v..

3.1.4. Xây dựng bệnh viện hướng về “khách hàng”

Đó là xây dựng bệnh viện theo hướng thoả mãn nhu cầu của khách hàng thay vì buộc khách hàng theo mình. Khách hàng của bệnh viện chính là những người có nhu cầu khám, chữa bệnh. Bệnh viện cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với bệnh nhân: thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngoài việc khảo sát tình hình bệnh tật còn phải tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Thành lập hội đồng khách hàng làm nhiệm vụ tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng. Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ : KCB tại nhà, KCB theo yêu cầu…

Bệnh viện có thể phát triển theo hướng mô hình khép kín phục vụ bệnh nhân từ A – Z. Hiện ở Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình làm tốt mô hình này. Bệnh nhân đến bệnh viện ngoài việc được khám chữa bệnh ra còn có thể đăng ký chỗ ngủ trọ ngay tại Bệnh viện. Mua thuốc và vật dụng khác ngay trong khuôn viên Bệnh viện và Bệnh viện có cả dịch vụ ăn uống rất thuận tiện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân…

3.2. Thay đổi trong phân bổ ngân sách

Việc phân bổ ngân sách Nhà nước cũng cần thay đổi, chuyển dần từ chi trực tiếp cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công sang chi trực tiếp cho người hưởng thụ để mua BHYT. Tăng ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển, nhất

là y tế cơ sở và tăng ngân sách cho y tế dự phòng lên ít nhất 30%, việc phân bổ ngân sách phải dựa trên sự cân đối với các nguồn thu khác (BHYT, viện phí, viện trợ)... Đồng thời, có lộ trình thích hợp giảm dần tỉ trọng ngân sách tư (viện phí) trong tổng chi xã hội cho y tế xuống dưới 50% (hiện nay là trên 60%)...

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w