Tế toàn xã hội (%)

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu (Trang 40 - 42)

15,1 19,3 16,5 25,96 27,25

Nguồn: Tài khoản y tế 2010

Theo số liệu của Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế năm 2007, tổng chi cho lương và phụ cấp theo lương của cán bộ, nhân viên y tế ở tuyến trung ương là 628.667 triệu đồng, tuyến tỉnh/thành phố: 2.165.109 triệu đồng; tuyến huyện: 1.690.824 triệu đồng, tuyến xã: 1.246.691 triệu đồng (Bảng 3). Ngoài ra cán bộ, nhân viên y tế còn được hưởng chế độ phụ cấp theo lương trung bình khoảng 35% mức lương.

Bảng 3: Chi cho tiền lương cán bộ, nhân viên y tế theo từng tuyến (2007)

TT Tuyến Tổng số lao động theo tuyến (KCB)

(người)

Tổng chi lương + Phụ cấp theo lương (triệu

đồng) * Hệ số thu nhập trung bình (H) 1 Trung ương 24.613 628.667 4,73 2 Tỉnh/TP 97.792 2.165.109 4,09 3 Huyện 76.370 1.690.824 4,10

4 Xã 56.174 1.246.691 4,11

* Ghi chú: Lương tối thiểu năm 2007: 450.000 đồng

Chế độ tiền lương và phụ cấp cho cán bộ y tế thường xuyên được cải tiến. Gần đây, Chính phủ đã nâng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung, chế độ phụ cấp đặc thù (từ 1 đến 3 mức lương tối thiểu) đối với cán bộ, viên chức công tác tại một số bệnh viện đặc biệt; quy định chế độ phụ cấp đối với NVYT thôn/bản.

3.4.3. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, NĐ 43 còn nhiều hạn chế như:

- Đầu tiên, về nguyên tắc, để thực hiện tự chủ tài chính, cơ chế thu phải bảo đảm bù đắp đủ chi. Tuy nhiên, hiện các bệnh viện chỉ được thu một phần viện phí, mức thu của phần lớn các dịch vụ kỹ thuật chỉ bằng 30-50% chi phí thực. Hơn nữa, viện phí chỉ được chi trực tiếp cho bệnh nhân (mua máu, thuốc...) nên bệnh viện không có khả năng tiết kiệm từ nguồn này để nâng cao chất lượng dịch vụ và đời sống cán bộ.

- Thứ hai, mặt bằng chi phí ổn định ở các đơn vị còn thấp, đặc biệt là khu vực miền núi và tuyến huyện. Kinh phí hoạt động của nhiều bệnh viện (gồm cả viện phí và ngân sách) không đủ đảm bảo chi thường xuyên, dẫn đến nợ tiền thuốc và trợ cấp trực của cán bộ.

- Thứ ba, việc khuyến khích tăng thu rất dễ dẫn đến lạm thu (như lạm dụng thuốc, xét nghiệm, kỹ thuật đắt tiền) và tình trạng các bệnh viện đẩy những ca bệnh khó chữa mà ít thu lên tuyến trên, giữ lại những ca dễ chữa, dễ thu phí. Cơ chế tài chính mới cũng có thể dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập giữa những đơn vị không thu hoặc thu ít (bệnh viện nhi, lao, tâm thần) với những đơn vị thu nhiều

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở y tế cho rằng, khi thực hiện tự chủ tài chính như việc chi trả thu nhập tăng thêm còn mang tính bình quân hoặc quá chênh lệch giữa những người có hệ số lương cao và người có thâm niên ít nên chưa kích thích được cán bộ, viên chức phát huy tính chủ động sáng tạo.

Thứ năm, cơ sở quản lý của Nhà nước hiện hành chủ yếu mang tính khai thác (thu nộp) mà chưa kích thích tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Bởi theo quy định hiện hành nguồn thu viện phí dùng để tăng cường khả năng cung cấp vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế, thưởng cho cán bộ công nhân viên và nộp cấp trên mà chưa được tiết kiệm cho hoạt động XDCB. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các bộ ngành còn nhiều điều chưa thống nhất từ khâu lập kế hoạch phân phối, cấp phát và kiểm tra quyết toán. Đặc biệt là chưa có hệ thống tiêu chuẩn cũng như phương pháp, để đánh giá hiệu quả sử dụng các đồng vốn chi tiêu trong bệnh viện.

Thứ sáu, mặc dù đã có văn bản quy định việc thực hiện cơ chế khoán chi, song lại chưa có quy định, quy chế rõ ràng cho các bệnh viện, đó là quy định về hóa đơn chứng từ phần nộp thuế và phần không phải nộp thuế, các quy chế vay và sử dụng vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức quốc tế và cá nhân…

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w