Một Số Đề Xuất: 1/ V ề Phía nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN pptx (Trang 41 - 44)

1.1 Xây Dựng Hành Lang Pháp Lý Đồng Bộ

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang tính tổng hợp cao, gắn liền với các hoạt động kinh tế,chính trị xã hội của đất nước.Chất lượng tín dụng cũng phụ thuộc nhiều

vào các yếu tố: ngân hàng cho vay,khách hàng vay, môi trường kimh tế và môi trường

pháp lý.Vì vậy xây dựng được môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng trong hoạt động ngân hàng cũng như trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển. Cần đồng bộ những quy định trong các bộ luật khác nhau như luật kinh tế,luật đất đai, luật dân sự.v..v…

1.2 Nâng Cao Chất Lượng Của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng

Để đảm bảo an toàn về hoạt động tín dụng thì việc nâng cao chất lượng của trung tam

thông tin tín dụng là rất quan trọng.

Ngân hàng nhà nước nên có văn bản bắt buộc các ngân hàng phải cung cấp thông cho CIC hàng ngày. Ngoài ra quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng đối tượng phụ trách

công bố thông tin. Ngoài những thông tin về tín dụng,CIC nên có những thông tin kinh tế khác liên quan tới khách hàng, mức độ tín nhiệm đối với khách hàng…

2/ Về Phía ACB – Chợ Lớn

2.1 Hoàn Thiện Và Thực Hiện Chặt Chẽ Quy Trình Cho Vay. -Làm tốt công tốt thẩm định khách hàng.

Phân tích đúng khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng nhân viên tín dụng phải

chú trọng hơn nửa việc phân tích vào khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng về

giảm đáng kể rủi ro cho ngân hàng và biết được thông tin khách hàng cung cấp có độ chính xác không để biết thái độ khách hàng.

-Thực hiện tốt công tác kiểm tra tốt sau giải ngân

Không nên giao nhân viên tín dụng thực hiện công việc này vì họ quá bận rộn với

công việc cấp tín dụng mà nên giao cho cán bộ hổ trợ tín dụng hoặc bộ phận chuyên làm công việc này.Nếu như thế vừa nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tín dụng

vừa duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, tìm được khách hàng mới thông

qua khách hàng củ, giảm rủi ro và phục vụ tốt cho công tác tiếp thị.

2.2 Đa Dạng Hóa Các Sản Phẩm Tín Dụng Tiêu Dùng Và Đẩy Mạnh Cho Vay Tiêu Dùng Tín Chấp.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro.Tăng hiệu quả sử dụng vốn huy động, tăng doanh số cho vay, tăng khả năng cạnh

tranh với các ngân hàng khác, đặc biệt trong gai đoạn hiện nay hiện nay điều tăng quy

mô và mạng lưới hoạt động.

Đối với những khoản vay nhỏ, khách hàng có nguồn tài chính khá tốt thì không cần có

tài sản đảm bảo, như các tiểu thương ở các chợ chỉ cần xác nhận của ban quản lý chợ

và hợp đồng thuê sạp, giấy phép kinh doanh là có thể xem xét.

2.3 Không nên xem tài sản đảm bảo là cơ sở chủ yếu để quyết định cho vay.

Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ cấp, đề phòng rủi ro khi khách hàng mất khả năng

trả nợ cho nagn6 hàng, không nên tuyệt đối hóa vai trò của vai trò tài sản đảm bảo vì: -Một khi phân tích tốt những yếu tố về tài chính cũng như những yếu tố khác về khách

hàng thì lúc này vai trò của tài sản đảm bảo là không cần thiết.

-Mục đích của ngân hàng khi cho vay là thu hồi nợ từ chính khả năng trả nợ của khách

hàng chứ không từ thanh lý tài sản đảm bảo.Hơn nửa cho vay tiêu dùng là những khoản vay tương đối nhỏ,khách hàng không thoải mái lâm khi thế chấp nhưng khả năng của

họ dư sức trả nợ ngân hàng.

-Tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản nên khả năng thanh toán thấp.Ngoài ra chi phí và thủ tục cho việc phát mãi tài sản không phải là thấp và đơn giản.

Vì những lý do trên ngân hàng nên thế chấp linh hoạt về điều kiện tài sản đảm bảo khi

quyết định cho vay.

Nếu khách hàng thật sự có năng lực và nhu cầu ngân hàng nên chấp nhận cho vay vượt

quá 70% tài sản đảm bảo như quy định hiện nay. Nhà diện tích dưới 20 m2 vẩn có thể

chấp nhận nếu vị trí tốt.

Ngân hàng cũng nên đa dạng hóa tài sản đảm bảo. Những trường hợp đưa vốn vào nhanh và rút vốn ra cũng nhanh thì nên xem xét không cần tài sản đảm bảo.

2.4 Định Giá Tài Sản Đảm Bảo Một Cách Khoa học, Chính Xác.

Phòng định giá tài sản đảm bảo nên định giá chính xác hơn , gần với giá thị trường hơn

nửa để có thể quyết định tối đa cho khách hàng và tăng doanh số cho vay của ngân

hàng.

2.5 Đẩy mạnh Chiến Lược Tiếp Thị Ngân Hàng

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay khâu tếp thị ngân hàng là không thể thiếu.

Tác dụng của tiếp thị là:

-Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường hoạt động của ngân hàng. -Giúp ngân hàng chủ động hướng tới khách hàng và phục vụ khách hàng. -Là công cụ phòng ngừa rủi ro từ xa hiệu quả.

Vì thế ngân hàng nên: Thành lập bộ phận chuyên trách về tiếp thị ngân hàng:

Để không phụ thuộc vào chiến lược tiếp thị của hội sở, ACB – Chợ Lớn nên thành lập

bộ phận này để thực hiện nhiệm vụ sau: +Xác định thị trường mục tiêu

+Phân tích thị trường mục tiêu và đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của

thị trường.

+Nghiên cứu sản phẩm, chính sách của ngân hàng khác để đưa ra những chính sách

cạnh tranh có hiệu quả.

+ Tăng cường tiếp thị khách hàng tham gia đầu tư sàn giao dịch vàng ACB nhằm phát

triển dư nợ tín dụng cũng như huy động

+ Quảng bá chương trình tín dụng đặc biệt lãi suất cố định đến khách hàng. Tăng tính

cạnh tranh về lãi suất với các ngân hàng khác

Công tác tiếp thị sẽ không tốn ít chi phí nhưng nếu đầu tư tốt, hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận mang lại là rất đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN pptx (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)