Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN pptx (Trang 25 - 30)

B/ THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU- CHI NHÁNH CHỢ LỚN CHI NHÁNH CHỢ LỚN

I/ Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn Lớn

- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: dành cho những khách hàng đang cần đáp ứng

nhu cầu chi tiêu gia đình như: mua sắm vật dụng gia đình, cưới hỏi, du lịch,

chữa bệnh…Số tiền vay tối đa 100 triệu, thời gian tối đa 5 năm theo phương

thức trả góp.

- Cho vay xây dựng nhà – sửa chữa nhà: dành cho những khách hàng đang có

nhu cầu, xây dựng sửa chữa nhà. Thời gian vay tối đa 05 năm theo phương thức

trả góp. Ngoài ra khách hàng còn được tư vấnđể lựa chọn công ty thiết kế, xây

dựng chuyên nghiệp và uy tín.

- Cho vay mua xe cơ giới: cho những khách hàng có nhu cầu mua xe để cho thuê lại, hay phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình, số tiền cho vay mua xe tối đa

khoảng từ 60 đến 70 % giá trị xe, thời gian tối đa 3 năm theo phương thức trả

góp.

- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: số tiền cho vay tối đa là 60% giá trị

nhà và nền nhà. Thế chấp trực tiếp bằng chính khu đất mà khách hàng đã mua. Thời gian tối đa là 7 năm theo phương thức trả góp.

- Cho vay hỗ trợ du học: thời gian cho vay tối đa là 7 năm theo phương thức trả

góp. Mức cho vay theo nhu cầu theo cơ sở không vượt quá giá trị tài sản thuế

chấp. Ngoài ra khách hàng còn được giới thiệu công ty tư vấn du học, xác nhận năng lực tài chính để dự phỏng vấn xin Visa, xin giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá: dành cho khách hàng đang sở hữu

cổ phiếu, sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá khác do ACB phát hành. Thời gian

cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng, lãi suất chiết khấu thấp.

1/ Điều kiện vay vốn:

- Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại TP.HỒ CHÍ

MINH hoặc thuộc diện KT3

- Có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ vay.

- Có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc được bên thứ ba có tài sản bảo lãnh theo

quy định của ngân hàng Á Châu.

- Đơn xin vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)

- Tài liệu liên quan đến năng lực pháp luật và năng luật pháp luật hành vi dân sự

của khách hàng như: Bản sao giấy CMND, hộ khẩu của vợ, chồng người vay và

người bảo lãnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hồ sơ đảm bảo khoản vay (bản sao giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp)

- Các chứng từ liên qua đến mục đích vay.

- Phương án trả nợ

- Tài liệu khác (nếu có)

3/ Quy trình cho vay:

Bước 1: Tìm hiểu, tiếp thị khách hàng và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn

Bước 1của quy trình cho vay do nhân viên PFC của ngân hàng đảm nhiệm, được

thực hiện như sau:

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ trực tiếp liên hệ tại phòng tín dụng. Tại đây

nhân viên hướng dẫn cho vay (PFC) sẽ trực tiếp tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng. Qua phỏng vấn và xem xét các giấy tờ của khách hàng (ví dụ: sổ hồng, sổ đỏ) và khả năng trả nợ của khách hàng nếu thấy đủ điều kiện, kết hợp với thông tin lấy từ

TCBS ( là phần mềm quản trị nghiệp vụ ngân hàng) nhân viên PFC hướng dẫn cho khách hàng điền vào giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu) và hẹn ngày nhân viên xuống

thẩm định.

Bước này cung cấp những thông tin ban đầu về khách hàng như địa chỉ,nghề nghiệp

thu nhập hàng tháng của khách hàng và người cùng trả nợ giúp nhân viên thẩm định

dể dàng trong công tác thẩm định của mình.

Bước 2: Phân tích khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo:

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cho vay. Nhân viên thẩm định (A/O)

sau khi nhận được sự phân bổ hồ sơ trong ngày sẽ tiến hành xuống nhà khách hàng

để thẩm định năng lực tài chính của khách hàng có nghĩa là thẩm định nguồn trả nợ và năng lực trả nợ của khách hàng. Lập phiếu đề nghị thẩm định tài sản để gửi đi

hội sở định giá nếu khoản vay lớn hơn 200tr nếu khoản vay nhỏ hơn 200 triệu nhân

viên A/O sẽ tự định giá. Sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng.

Bước hai cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình tài chính và nguồn trả

nợ của khách hàng, là cở sở để quyết định cấp phát tín dụng hay không. Nhân viên thẩm định sẽ phỏng vấn khách hàng về thu nhập hàng tháng bao nhiêu và thu nhập đó từ những nguồn nào do ai đóng góp và ai có nghĩa vụ cùng trả nợ với khách

hàng. Ví dụ theo tờ trình thẩm định khách hàng ở phụ lục. Nhân viên thẩm định đã

thu được những thông tin tài chính về khách hàng như sau:

Tổng tài sản: 2.189.000.000 đồng, trong đó:

- Tiền gửi ngân hàng: 62.000.000 đồng

- Phương tiện đi lại: 60.000.000 đồng

- Bất động sản: 2.067.000.000 đồng

+ Nguồn trả nợ: Là thu nhập từ lương và làm thêm của hai vợ chồng khách hàng Mô tả thu nhập từ lương và làm thêm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách hàng là giảng viên ĐH Y Dược chuyên về khoa da liễu thu nhập hàng

tháng 2.000.000 đồng/tháng, thu nhập từ làm thêm tại bệnh viện Da liễu: 6.000.000 đồng/tháng

- Chồng khách hàng đang công tác tại bệnh viện Hùng Vương khoa phụ sản thu

nhập là 4.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra chồng khách hàng còn làm thêm tại

bệnh viện An Đông thu nhập 12.000.000 đồng/tháng

Chi phí thu nhập hàng tháng: 4.000.000 đồng/tháng

Mức tích lũy còn lại 20.000.000 đồng/tháng

Nhận xét: với thu nhập ổn định và tương đối cao có tích lũy hàng tháng 20.000.000

đồng. Khách hàng có khả năng trả lãi và vốn vay cho Ngân Hàng .

Tuy nhiên nhược điểm của bước này là chưa đánh giá được thiện chí trả nợ của

khách hàng, có nghĩa là chưa đánh giá được phẩm chất và tính cách của khách

hàng. Ví dụ: trong trường hợp của khách hàng này nhân viên thẩm định tín dụng chỉ

cần chứng minh thu nhập của hai vợ chồng khách hàng qua hợp đồng lao động là

đủ. Chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình khách hàng thường do nhân viên ước lượng để cân đối mức tích lũy cho việc trả nợ Ngân Hàng, thực tế có thể phát sinh

nhiều chi phí khác khó có thể đảm bảo thanh toán lãi và nợ vay hàng tháng

18.600.000 đồng.

Để đảm bảo tính trung thực trong quá trình thẩm định thường có hai nhân viên xuống nhà khách hàng và cần có bảng tiêu chí để đánh giá phẩm chất và thiện chí

trả nợ của khách hàng.

Bước 3: Quyết định khoản cho vay

Sau khi thẩm định nhân viên tín dụng sẽ tập hợp toàn bộ hồ sơ về khách hàng trình

lên trưởng bộ phận tín dụng xem xét lại. Nếu đồng ý sẽ tiến hành thủ tục trình lên ban tín dụng để xem xét, quyết định thông qua cuộc họp ban tín dụng.

Nếu ban tín dụng đồng ý cho vay thì căn cứ vào biên bản gọp ban tín dụng nhân

viên tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết mức cho vay đã được duyệt. Nếu khách hàng đồng ý thì nhân viên tín dụng chuyển hồ sơ về bộ phận pháp lý chứng

Nếu khoản vay bị từ chối thì phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản để khách

hàng rút hồ sơ lại

Thông thường bước này ban tín dụng sẽ căn cứ vào nguồn trả nợ và giá trị tài sản đảm bảo để xét duyệt khoảng vay. Sau khi đã đồng ý cho vay, ban tín dụng sẽ đưa ra các điều kiện cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý và xem xét miễn những điều

kiện mà khách hàng đưa ra

Ví dụ: theo tờ trình thẩm định khách hàng ở phụ lục các điều kiện đưa ra là:

- Công chứng và đăng ký lại TSTC theo quy định

- Miễn mua BHHH do 90% giá trị đất lớn hơn số tiền vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhược điểm của bước thứ 3: đa số thành viên của ban tín dụng thường tập trung

vào nguồn trả nợ trên tờ trình thẩm định khách hàng và giá trị tài sản đảm bảo. Đôi

lúc những thông tin về mức thu nhập tích lũy chưa thật chính xác. Do đó trong cuộc

hợp ban tín dụng cần phải tập trung hơn nữa vào những câu hỏi để đánh giá nhân

viên tín dụng đã khai thác thông tin từ khách hàng như thế nào và đã thu được

nhừng thông tin gì ngoài thu nhập để trả nợ( ví dụ phẩm chất và đạo đức của khách

hàng).

Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và ký kết hợp đồng tín dụng.

Sau khi được duyệt cho vay Ngân Hàng yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ vay, bổ sung các điều kiện nếu có. ACB sẽ ủy quyền cho nhân viên DO đi cùng khách hàng

tới phòng công chứng nhà nước để công chứng các hợp đồng có liên quan. Tài sản

thế chấp, cầm cố, phải đăng ký công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Sau khi hợp đồng đã ký xong nhân viên nhận bản chính giấy tờ tài sản đảm bảo từ khách

hàng, kiểm tra và niêm phong.

Bước 4 thường hay mất nhiều thời gian và rất phức tạp do phải công chứng giấy tờ và đăng ký giao dịch đảm bảo. Đa số khách hàng khi đến Ngân Hàng vay đều ngại

thủ tục công chứng. Nên về phía Ngân Hàng cần phải giảm bớt các thủ tục pháp lý

để tạp điều kiện thuận lợi cho khách hàng để đến vay tiền của Ngân Hàng

Bước 5: Giải ngân

Sau khi hợp đồng tín dụng đã ký xong thì tiến hành giải ngân cho khách hàng

Bước này cũng mất nhiều thời gian cho khách hàng do một khách hàng đến giải

ngân phải mất khoản 2 giờ và phải chờ đợi mới đến lượt mình. Do vậy Ngân Hàng cần tăng số lượng nhân viên để công việc giải ngân thanh lý được tiến hành nhanh

hơn

Sau khi giải ngân nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn,

nếu có dấu hiệu bất ổn phải nhanh chóng đề xuất ý kiến xử lý. Ngoài ra nhân viên tín dụng còn thường xuyên đánh giá lại gia trị tài sản đảm bảo. Theo dõi và giải

quyết các trường hợp như: điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, phạt trả chậm, chuyển

nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn…

Đây cũng là bước quan trọng trong quy trình cho vay nhưng đa số cán bộ tín dụng ít quan tâm đến vấn đề kiểm soát giám sát khoản vay. Việc kiểm tra giám sát thường

chỉ cần khách hàng lên Ngân Hàng ký vào biên bản kiểm tra giám sát là đủ. Thật ra bước nay yêu cầu nhân viên tín dụng phải xuống tận cơ sở, nhà của khách hàng để

kiểm tra vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không và có đúng tiến độ

không. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hay không mang lại hiệu

quả, thì cán bộ tín dụng cần phải đề xuất để giai hạn nợ hoặc thu hồi vốn và lãi

trước hạn. Do đó, bước này đòi hỏi nhân viên tín dụng phải khách quan trong công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng:

Khi đến hạn khách hàng phải đến ngân hàng để tất toán khoản vay. Loan CSR tiến

hành thủ tục thanh lý hợp đồng và phối hợp với phòng giao dịch và ngân quỹ giải

chấp tài sản cho khách hàng. Đồng thời Loan CSR phải lưu lại hồ sơ thanh lý để

giải quyết khiếu nại của khách hàng nếu có.

Một phần của tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN pptx (Trang 25 - 30)