nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn với mức tăng trưởng luôn duy trì từ 60%- 70% mỗi năm... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. Nhiều hãng nước ngoài đã không giấu giếm dự định và tham vọng mua lại cổ phần của các mạng MobiFone và VinaPhone khi những mạng này được cổ phần hóa và đưa ra sàn giao dịch chứng khoán! Chính vì vậy, nếu không có những đường lối và chiến lược phát triển đúng đắn, mang tầm vĩ mô thì các doanh nghiệp thông tin viễn thông của việt Nam trong đó có Viettel sẽ gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển.Nguyên nhân chủ yêu của vấn đề này là do đại đa số các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đều có khả năng tài chính dồi dào, kinh nghiệm cao, sẵn sàng dùng các chính sách hạ giá cước, ưu thế công nghệ cao để chèn ép các đối thủ nhỏ hơn.
Ngoài ra, ước vọng tự sản xuất các trang thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, khí tài quân sự trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao chưa nhiều, nghiên cứu cơ bản còn hạn hẹp, chưa có các ngành hỗ trợ cho sản xuất công nghệ cao… cũng là mâu thuẫn cần được giải quyết.
Giai đoạn 5 năm tới (2010-2015), là một chặng đường mới đầy thách thức trong sự phát triển của Viettel. Với mục tiêu doanh thu từ 200.000- 240.000 tỷ đồng vào năm 2015: với mục tiêu viễn thông nước ngoài lớn hơn trong nước, Viettel sẽ trở thành một công ty quốc tế. Thách thức lớn nhất đối với Viettel là phát triển và quản lý một tập đoàn với quy mô lớn, bao gồm nhiều công ty, bộ máy trải rộng tới tuyến thôn, xã, đầu tư và kinh doanh viễn thông phát triển ra ngoài biên giới Việt Nam tới các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ.Viettel đã vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu do đó một thách thức trong thời điểm hiện tại là tinh thần chấp nhận gian khổ, hy sinh có thể bị mất dần đi; các kỹ năng về chăm sóc giữ khách hàng, phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền Internet còn yếu, mà đó lại là những kỹ năng chính trong
giai đoạn mới. Bên cạnh đo những cách làm, những bài học thành công của hôm qua có thể không còn dùng được nữa. Nó đòi hỏi Viettel phải tự đổi mới chính mình, tự đặt mình vào những thử thách mới. Là một doanh nghiệp đứng đầu trong các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam, vị trí số một cũng mang đến cho Viettel các căn bệnh như lãng phí và chi phí cao; chủ quan coi thường đối tác, đối thủ; quan liêu, vô trách nhiệm; không còn năng động, ngại gian khổ, muốn hưởng thụ; mục tiêu không rõ ràng, hết thách thức…Nhưng Viettel có một niềm tin mãnh liệt rằng những giá trị mà Viettel đã đúc kết được trong hơn 20 năm qua, qua văn hóa Công ty, 8 giá trị cốt lõi, 8 phương châm hành động, những giá trị về “Tự lực, tự cường, năng động sáng tạo; Hành động quyết liệt, tư duy đột phá và tinh thần chấp nhận gian khổ, coi khó khăn là lý do tồn tại, là động lực phát triển” sẽ tiếp tục đồng hành cùng Viettel.