- Trích dẫn ý kiến.
II – Thân bài
1. Giải thích ý kiến
- Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người.
- Tinh thần nhân đạo trong văn học là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người, là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người.
2. Chứng minh qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"
* Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người được Nguyễn Dữ thể hiện trong
Chuyện người con gái Nam Xương trước hết là ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ
thông qua nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là người phụ nữ bình dân có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp:
+ Là một người vợ: đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng, đằm thắm, giàu tình thương yêu chồng và thủy chung nhất mực (dẫn chứng).
+ Là một người con: đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, là người con dâu hiếu thảo (dẫn chứng).
+ Là một người phụ nữ, người mẹ: đảm đang, yêu con hết mực, trọng danh dự và nhân phẩm, tình nghĩa và giàu lòng vị tha (dẫn chứng).
*Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người còn được thể hiện ở thái độ cảm thông đau xót: Am hiểu tâm lí nhân vật, thương cảm cho nỗi đau của người phụ nữ nên nhà văn đã thể hiện nỗi đau đớn của nhân vật sâu sắc:
+ Nàng Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tụy vun đắp hạnh phúc lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng.
+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một duyên cớ rất vu vơ. Nàng hết mực van xin chàng nói rõ nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ, hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng... mà người chồng vẫn không động lòng (dẫn chứng). + Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất (dẫn chứng).
* Tinh thần nhân đạo - tình yêu thương con người còn được Nguyễn Dữ thể hiện trong thái độ lên án những thế lực đen tối, chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người:
+ Chiến tranh phi nghĩa.
+ Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn (trọng nam khinh nữ, lễ giáo hà khắc, đạo tòng phu, ...) gây bao nhiêu bất công, hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông hồ đồ, mù quáng, gia trưởng, vũ phu.
* Tinh thần nhân đạo - lòng yêu thương con người còn thể hiện pở sự nâng niu, trân trọng những ước mơ, khát vọng tốt đẹp chính đáng của con người:
- Khát vọng suốt cuộc đời Vũ Nương là cuộc sống gia đình ấm êm, hạnh phúc.( Dẫn chứng qua hành động nàng luôn giữ gìn khuân phép không lúc nào để gia đình dẫn đến thất hòa; lời nói của nàng lúc tiễn chồng đi lính; lời van xin tha thiết của nàng khi chồng nghi oan).
- Đến lúc đã ở Thủy cung nàng vẫn không nguôi nỗi nhớ gia đình, chồng con; vẫn xót xa nghĩ về phần mộ tổ tiên...
- Nàng luôn khát khao được rửa sạch nỗi nhục, được minh oan dù đã không còn trên trần thế.( Dẫn chứng)
3. Từ tác phẩm, suy nghĩ về vấn đề hôn nhân và hạnh phúc gia đình
Là một học sinh THCS, nhận thức về vấn đề này có thể chưa sâu sắc, nhưng từ văn bản học sinh có thể rút ra một số ý chính như:
- Trong xã hội bình quyền thì hôn nhân phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu, được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.
- Có hạnh phúc đã là sự may mắn nhưng giữ gìn, duy trì hạnh phúc còn khó hơn. Vợ và chồng dù có yêu nhau đến mấy mà chẳng hiểu tính của nhau thì bi kịch sớm muộn cũng xảy ra và điều quan trọng hơn hết là để có được hạnh phúc thì phải thực sự hiểu được nhau, tôn trọng lẫn nhau, tránh xa những ngộ nhận đáng tiếc...
III – Kết bài
Thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ ngợi ca vẻ đẹp, cảm thương sâu sắc với nỗi bất hạnh và đề cao khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời lên án thế lực đen tối của xã hội phong kiến đã trà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Đó cũng chính là xuất phát từ tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay, người phụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Bởi lẽ cái xã hội “trọng nam khinh nữ” đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là một xã hội “công bằng, bình đẳng, nam nữ bình quyền”. Nhưng không vì thế mà người phụ nữ Việt Nam làm mất đi vẻ thuần phong mĩ tục vốn có của mình mà họ còn vẫn giữ được phẩm chất, vẻ đẹp truyền thống. Điều đặc biệt hơn là họ có cá tính mạnh mẽ hơn, dám đấu tranh triệt để vì hạnh phúc, vì quyền lợi của chính mình và phấn đấu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không chỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau:
Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 7, Ngữ văn 9, Ngữ văn 10 Nâng cao2. Truyện Kiều – NXB Giáo dục 2. Truyện Kiều – NXB Giáo dục
3. Bình giảng " Truyện Kiều" – NXB Văn học4. Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 7, lớp 9 4. Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 7, lớp 9 5. Luật hôn nhân và gia đình
6. Sách giáo khoa Lịch sử 7
7. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THCS8. tác giả trong nhà trường HỒ XUÂN HƯƠNG - NXB văn học 8. tác giả trong nhà trường HỒ XUÂN HƯƠNG - NXB văn học