1. Giải thích
- “Phận” là thân phận, số phận. Theo quan niệm cũ số phận của con người được sung sướng hay đau khổ là do một thế lực huyền bí, thiêng liêng định đoạt. Câu thơ thứ nhất là lời cảm thán cho số phận đàn bà đau khổ.
- “Bạc mệnh” hay mệnh bạc là số phận, số mệnh tiền định mỏng manh, đen tối, trải qua nhiều đau thương bất hạnh. “Bạc mệnh” không chỉ riêng ai mà là “lời chung”, là số phận đáng thương của hầu hết mọi người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Hai câu thơ trên là tiếng khóc của Thuý Kiều khi đứng trước nấm mồ Đạm Tiên trong một buổi chiều thanh minh. Đó là tiếng khóc của nàng cho mọi người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ngày xưa, và cũng tự khóc cho đời mình mai sau (sự cảm). Ý thơ mang tính chất khái quát rất cao, biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua "Truyện Kiều". Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ đẩy hai từ “đau đớn” lên đầu câu để cho thấy tâm trạng xót thương vô cùng cho số phận của những người phụ nữ liễu yếu đào tơ. Hai câu thơ trên đã nói lên bi kịch về thân phận của người phụ nữ ngày xưa: đau khổ, bạc mệnh.
2. Chứng minh trong 2 tác phẩm
*Trong " Chuyện người con gái Nam Xương"
- Vũ Thị Thiết là hiện thân của người phụ nữ đẹp người đẹp nết trong xã hội cũ. Nàng vốn là con kẻ khó thuộc tầng lớp bình dân nhưng cũng như bao người phụ nữ khác nàng có khát khao, có ước mơ giản dị muôn đời: " Thú vui nghi gia nghi thất". Ở nàng hội tụ đầy đủ vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội: công, dung, ngôn, hạnh.
- Số phận của nàng lại vô cùng bất hạnh:
+ Để chứng minh sự trong sạch, nàng chỉ còn cách nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử.
=> Có thể nói hạnh phúc của nàng không thể có trong cuộc sống trần gian.
* Trong " Truyện Kiều"
- Thúy Kiều là người phụ nữ hoàn mĩ, đẹp từ nhan sắc đến tài năng và tâm hồn. ( Dẫn chứng)
- Thế nhưng số phận của Thúy Kiều cũng vô cùng bất hạnh:
+ Nàng Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế: “Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
+ Kiều cũng đã nhiều lần muốn vùng ra thoát khỏi cái cuộc đời đầy nhơ nhớp nhưng mỗi lần nàng cố vùng vẫy để thoát ra lại là một lần nàng bị nhấn sâu thêm xuống vũng bùn nhơ nhớp đó.
+ Nguyễn Du đã sống trong một thời đại đen tối là lúc chế độ phong kiến suy tàn, đầy rẫy thối nát, bất công và dã man. “Truyện Kiều” đã phản ánh một cách sống động và chân thực cái hiện thực đen tối ấy của xã hội phong kiến:
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
3. Liên hệ trong xã hội ngày nay
- Trong xã hội phong kiến bất công, " trọng nam khinh nữ", người phụ nữ phải lệ thuộc vào người nam, không có quyền hành trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đó là sự tàn bạo của xã hội đồng tiền, sự bất công của bè lũ quan lại khiến người có tài sắc thường bị vùi dập, bất hạnh. Đó là hiện thực xót xa.
- Trong thời đại ngày nay, nhân dân ta đã làm chủ đất nước, nam nữ bình đẳng, mỗi người đều có quyền làm chủ vận mệnh của mình. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của
mình. Người phụ nữ được giải phóng, người phụ nữ được cùng chồng làm chủ gia
đình của mình, nhiều người còn nắm giữ những chức vụ, trọng trách quan trọng trong xã hội. Như vậy, những câu thơ sâu sắc của Nguyễn Du rằng: " Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" không còn giá trị khái quát như một
quy luật nữa.
- Người phụ nữ ngày nay vẫn luôn giữ cho mình vẻ đẹp truyền thống đáng trọng của người phụ nữ xưa đồng thời họ có thêm bản lĩnh, tự tin, mạnh mẽ để khẳng định mình trong gia đình và xã hội. Họ đang tỏa sáng làm đẹp cuộc đời như nhà thơ Huy Cận đã từng viết: " Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử/ Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ." - Tuy nhiên tàn dư của chế độ cũ vẫn còn rơi rớt trong nhận thức, hành vi của một số kẻ, một số vùng. Ví dụ nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến, nhất là ở nông thôn; phân biệt đối xử giữa con trai con gái vẫn còn có ở một số gia đình; hay
ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu...Vì vậy, thế giới nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng vẫn cần tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền của người phụ nữ để họ phát huy tài năng và trí tuệ của mình đóng góp vào xây dựng quê hương đất nước. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.
III – Kết bài
Khái quát lại giá trị của vấn đề.
Đề bài 5
“Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người.”
(Đặng Thai Mai - “Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969). Qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (SGK Ngữ văn 9, tập 1) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ tác phẩm này em có suy nghĩ gì về vấn đề hôn nhân và hạnh phúc gia đình?
Dàn ý chi tiết:
I – Mở bài