Môi trường kinh doanh (tiếp theo)

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền) (Trang 37 - 44)

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Lãi suất tín dụng và lạm phát.

Tình hình thị trường tài chính và các trung gian tài chính.

Mức độ cạnh tranh.

Môi trường bên ngoài

v2.0017111202

1.4.3. Môi trường kinh doanh (tiếp theo)

• Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

 Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông thông tin liên lạc, điện, nước…) → giảm được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian trong kinh doanh.

 Ngược lại nếu cơ sở hạ tầng không phát triển → doanh nghiệp sẽ tốn chi phí, thời gian vận chuyển, lãng phí thời gian, tiền bạc, thậm chí có thể mất uy tín với khách hàng.

• Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô

 Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân/người cao → mọi người sẵn sàng tăng nhu cầu chi tiêu → tổng cầu của xã hội tăng → kích thích sản xuất phát triển → có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Mặt khác, khi thu nhập bình quân/người cao → tiết kiệm tăng → đầu tư tăng → tạo lợi thế cho doanh nghiệp huy động vốn.

 Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái → doanh nghiệp khó cơ hội tốt để đầu tư.

1.4.3. Môi trường kinh doanh (tiếp theo)

• Chính sách, pháp luật của Nhà nước

 Chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp gồm: Chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định… → ảnh hưởng lớn đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

 Ví dụ: Khi gia nhập WTO → các doanh nghiệp trong nước không còn sự bảo hộ của Nhà nước → cơ cấu lại hoạt động cho phù hợp.

• Lãi suất tín dụng và lạm phát

 Lãi suất tín dụng và lạm phát có tác động tương tác với nhau. Khi lạm phát tăng → lãi suất tín dụng tăng, và ngược lại.

 Khi lạm phát tăng → nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, giá cả các yếu tố đầu của doanh nghiệp tăng → lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, khả năng cung ứng vốn giảm, lãi suất tăng... → doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và suy thoái.

v2.0017111202

1.4.3. Môi trường kinh doanh (tiếp theo)

• Tình hình thị trường tài chính và các trung gian tài chính.

 Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với hoạt động của thị trường tài chính và các trung gian tài chính. Tại đây, các doanh nghiệp có thể huy động vốn, đầu tư các khoản tài chính nhàn rỗi. Sự phát triển của thị trường tài chính và các trung gian tài chính làm đa dạng hóa các công cụ và hình thức huy động vốn của doanh nghiệp.

 Sự phát triển thị trường tài chính làm gia tăng thêm một kênh đầu tư để tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

• Mức độ cạnh tranh

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm.

1.4.3. Môi trường kinh doanh (tiếp theo)

Các quy định trong nội bộ doanh nghiệp.

Trình độ công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn hóa của doanh nghiệp.

Quan điểm, thái độ, phong cách lãnh đạo.

Môi trường bên trong

v2.0017111202

1.4.3. Môi trường kinh doanh (tiếp theo)

• Các quy định trong nội bộ doanh nghiệp

Các quy định trong nội bộ doanh nghiệp như điều lệ, quy chế hoạt động, quy chế quản lí của doanh nghiệp, quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân… là căn cứ để người lao động tuân theo và là căn cứ để giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp.

• Trình độ công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp

 Một doanh nghiệp trang bị công nghệ kinh doanh hiện đại (thể hiện ở sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) → sản xuất ra những sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu thị trường, tiết kiệm được nhiên liệu.

 Nếu công nghệ kinh doanh lạc hậu → sản xuất ra những sản phẩm chất lượng kém, không theo kịp thị hiếu, không tiêu thụ được, chi phí nhiên liệu lại cao.

1.4.3. Môi trường kinh doanh (tiếp theo)

• Văn hóa của doanh nghiệp

 Văn hóa doanh nghiệp xác lập môi trường làm việc của người lao động. Yếu tố này tác động trực tiếp đến tâm lí của người lao động → tác động đến năng suất lao động, đến lòng nhiệt tình với công việc được giao, tác động đến lòng trung thành và ý thức trách nhiệm của người lao động.

 Mặt khác, văn hóa của doanh nghiệp sẽ gây dấu ấn đối với khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp gây được dấu ấn tốt → Khách hàng hài lòng, lần sau sẽ lại tìm đến với doanh nghiệp, thậm chí còn trở thành người quảng cáo cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp gây dấu ấn không tốt → mất khách.

• Quan điểm, thái độ, phong cách lãnh đạo

 Quan điểm, phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lí rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính doanh nghiệp.

 Nếu lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực điều hành quản lí tốt, có phong cách lãnh đạo tiên tiến, quan điểm rõ ràng, minh bạch sẽ tập hợp được lực lượng, thu hút được nhân tài, phát huy được sức mạnh tập

v2.0017111202

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền) (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)