Hình thức pháp lí tổ chức doanh nghiệp (tiếp theo) Công ty hợp danh

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền) (Trang 30 - 37)

Công ty hợp danh

• Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh; ngoài ra còn có thể có thành viên góp vốn.

• Thành viên hợp doanh là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty.

• Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp.

• Ngoài vốn điều lệ, công ty hợp danh có thể huy động vốn từ bên ngoài qua các hình thức đi vay, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.

• Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp doanh có quyền quản lí công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lí công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.

• Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỉ lệ quy định tại điều lệ công ty nhưng không được quyền tham gia quản lí công ty và hoạt động kinh doanh của công ty.

• Các thành viên hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty, còn các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

1.4.1. Hình thức pháp lí tổ chức doanh nghiệp (tiếp theo)

Công ty trách nhiệm hữu hạn

• Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam, có 2 dạng công ty TNHH: Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên.

• Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên:

 Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp và doanh nghiệp.

 Phân vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.

 Thành viên của công ty có quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng hạn như đã cam kết.

 Ngoài vốn góp của các thành viên, công ty có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn theo quy định của pháp luật (đi vay, phát hành trái phiếu…) nhưng không được phát hành cổ phiếu.

 Trong quá trình hoạt động, theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

v2.0017111202

1.4.1. Hình thức pháp lí tổ chức doanh nghiệp (tiếp theo)

• Công ty TNHH một thành viên: là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

• Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

• Đối với công ty TNHH một thành viên, phải xác định và tách bạch tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty: Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách bạch các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc.

• Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

1.4.1. Hình thức pháp lí tổ chức doanh nghiệp (tiếp theo)

Công ty cổ phần

• Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

• Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

• Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác, trừ trường hợp có quy định của pháp luật.

• Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.

• Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, công ty cổ phần có thể phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn nếu đủ tiêu chuẩn theo luật định.

v2.0017111202

1.4.1. Hình thức pháp lí tổ chức doanh nghiệp (tiếp theo)

• Ưu việt của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác:

 Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn.

 Khả năng tự giám sát rất cao vì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu.

 Cổ đông có thể chuyển nhượng khoản đầu tư dễ dàng → tạo tính thanh khoản, linh hoạt và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

 Thu nhập của cổ đông bao gồm lợi tức chia từ lợi nhuận sau thuế và chênh lệch giá cổ phần → các quyết định tài chính trở nên quan trọng.

1.4.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

• Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính doanh nghiệp.

• Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn cũng nhanh hơn so với ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng.

• Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu tài sản ngắn hạn giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng → dễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh.

• Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng tài sản ngắn hạn lớn hơn. Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về tài sản ngắn hạn giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường không có sự ăn khớp về thời gian. Đây là điều phải tính đến trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm

v2.0017111202

1.4.3. Môi trường kinh doanh

36

Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thanh Huyền) (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)