Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo)

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền) (Trang 40 - 44)

b. Giá trị hiện tại của một dòng tiền phát sinh đầu kì

2.4.Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo)

Phạm vi ứng dụng

• Mô hình DCF có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của quản trị tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là quyết định đầu tư.

• Cụ thể có thể ứng dụng mô hình DCF vào các lĩnh vực sau:

 Định giá bất động sản, chứng khoán, định giá doanh nghiệp;

 Phân tích hiệu quả của các quyết định tài chính như quyết định đầu tư vốn, quyết định bán chịu, chiết khấu thanh toán, quyết định dự trữ tiền, hàng tồn kho.

• Để ứng dụng mô hình DCF, các nhà quản lí tài chính cần phải:

 Nhận dạng và ước lượng chính xác dòng tiền qua các thời kì;

2.4. Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo)

Ước lượng dòng tiền

• Đối với những tài sản hoặc dự án mà dòng tiền kì vọng tương đối chắc chắn thì việc ước lượng dòng tiền trong tương lai tương đối đơn giản và có độ chính xác cao. Ví dụ: Dòng tiền lãi thu được hàng năm từ việc đầu tư vào một trái phiếu.

• Tuy nhiên, trong thực tế các dự án cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có dòng tiền rất phức tạp và khó ước lượng. Ví dụ: Dự án đầu tư vào nhà máy sản xuất… → Các nhà quản lí cần chú ý đến việc khảo sát thị trường và thu thập những thông tin cần thiết để làm cơ sở xác định các thông tin cần thiết phục vụ cho việc ước lượng dòng tiền.

2.4. Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo)

• Việc ước lượng dòng tiền dòng tiền gồm có các nội dung sau:

 Ước lượng dòng tiền ở thời điểm hay giai đoạn đầu tư;

 Ước lượng dòng tiền ở giai đoạn hoạt động của dự án;

 Ước lượng dòng tiền khi kết thúc dự án.

• Ngoài ra, để ước lượng chính xác dòng tiền của dự án, có thể sử dụng một số công cụ phân tích như: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng theo mức độ thay đổi của các thông số.

2.4. Mô hình chiết khấu dòng tiền (tiếp theo)

Ước lượng tỉ suất chiết khấu (r)

• Tỉ suất chiết khấu sử dụng trong mô hình này chính là tỉ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi đầu tư vào tài sản hay dự án đang được xem xét.

• Về lí thuyết, có 3 cách ước lượng tỉ suất chiết khấu:

 Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn;

 Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức;

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền) (Trang 40 - 44)