Tại Điều 2Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định:"Mục tiêu của giáo dục phổ
kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [34,3]
Về mục tiêu giáo dục THCS, tại khoản 3 Điều 27 Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: "Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động". [34,10]
Mục tiêu của giáo dục THCS không chỉ nhằm mục đích học THPT mà còn phải chuẩn bị cho sự phân luồng sau khi học sinh học xong THCS. Lúc này, các em học sinh đứng trƣớc ngã ba đƣờng: tiếp tục học THPT, đi học nghề hay trực tiếp đi vào cuộc sống tham gia lao động sản xuất trong xã hội. Do đó, giáo dục THCS phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những giá trị đạo đức, phẩm chất, lối sống phù hợp với mục tiêu; trong hành trang của mình các em đã có đủ những kiến thức phổ thông cơ bản nhất về tự nhiên, xã hội và con ngƣời. Đồng thời, các em bƣớc đầu có kỹ năng cơ bản trong việc vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống xã hội, vốn nó đã rất phong phú đa dạng và phức tạp.
1.3.3. Nhiệm vụ của trường THCS
Theo Điều lệ trƣờng trung học Trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học năm 2011 thì Trƣờng trung học cơ sở có những nhiệm vụ sau đây:
1) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lƣợng giáo dục.
2) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
3) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trƣờng; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6) Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nƣớc.
7) Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8) Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lƣợng giáo dục.
9) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. [11,4]
1.4. Hiệu trƣởng trƣờng THCS và quy định về chuẩn hiệu trƣởng THCS của Bộ GD&ĐT GD&ĐT
1.4.1. Vị trí, vai trò của người Hiệu trưởng ở các trường THCS
Theo Điều 54 của Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009:
1. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trƣờng, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
2. Hiệu trƣởng các trƣờng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản lý trƣờng học.
Hiệu trƣởng phải đạt trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý, đƣợc bồi dƣỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, có sức khỏe đƣợc tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.
Hiệu trƣởng trƣờng THCS là chủ sự huy động và quản lý tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị trƣờng học, là tác nhân thiết lập và phát huy tác dụng của môi trƣờng giáo dục. Họ còn là nhân tố thiết lập, vận hành hệ thống thông tin và truyền thông giáo dục trong trƣờng THCS.
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS
Tại Điều 19 Điều lệ trƣờng trung học Trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học đã chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng trƣờng THCS nhƣ sau:
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định.
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền.
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định.
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc.
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh.
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng.
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trƣờng.
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng.
k) Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. [11,13]
Nhƣ vậy, Hiệu trƣởng là ngƣời đứng đầu nhà trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan quản lý cấp trên về trƣờng của mình. Ngƣời hiệu trƣởng vừa là thủ lĩnh, vừa là ngƣời điều hành, quản lý mọi hoạt động và đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. Với cấp trên Hiệu trƣởng là ngƣời quản lý nhà trƣờng, với cấp dƣới Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng. Hiệu trƣởng là ngƣời xây dựng tầm nhìn phát triển của nhà trƣờng; chỉ đạo thực hiện chƣơng trình dạy học. Hiệu trƣởng là ngƣời chấp hành chỉ đạo cấp trên, liên hệ chủ yếu với cộng đồng, là chuyên gia quan hệ công chúng trong đời sống nhà trƣờng, chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trƣờng. Bên cạnh đó hiệu trƣởng còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giám sát việc thực hiện luật pháp, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
29
1.4.3. Nội dung, mục đích và cấu trúc Chuẩn hiệu trưởng trường THCS
a) Nội dung cơ bản của Chuẩn hiệu trưởng trường THCS:
Chuẩn hiệu trƣởng trƣờng THCS là hệ thống các yêu cầu về tiêu chuẩn và tiêu chí về khả năng và năng lực quản lý, nói một cách đơn giản, khả năng là vấn đề đầu ra đối với tiêu chuẩn tối thiểu cụ thể, năng lực là yếu tố đầu vào mà ngƣời hiệu trƣởng áp dụng vào công việc đem lại hiệu quả tốt. Khả năng QL trƣờng học là những việc làm mà ngƣời hiệu trƣởng giải quyết trong một tình huống nhất định, thể hiện ở phẩm chất cần thiết để thực hiện công việc quản lý nhà trƣờng. Năng lực của ngƣời hiệu trƣởng là đặc điểm bên trong giúp làm việc hiệu quả hơn trong nhiều tình huống luôn biến đổi và thƣờng xuyên mang lại kết quả cao.
Ngƣời hiệu trƣởng THCS đạt chuẩn là ngƣời có phẩm chất, có hiểu biết, có năng lực quản lý và điều hành; cụ thể phải đạt những điều sau:
Phải có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh đƣợc tập thể tin yêu; có hiểu biết cơ bản về pháp luật; có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng; có khả năng và năng lực về công tác quản lý; có hiểu biết về tâm lý học trẻ em và tâm lý học sƣ phạm; có tâm lý vững vàng, tác phong làm việc khoa học, cung cách làm việc linh hoạt; có khả năng tham mƣu tốt, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng, có sức khỏe và khả năng chịu áp lực công việc từ mọi phía.
Phải biết xây dựng kế hoạch phù hợp với yêu cầu thực tiễn, biết sử dụng và phát huy ngồn nhân lực hiện có một cách tối ƣu; biết chia sẻ công việc với cấp dƣới và khuyến khích giáo viên tham gia vào, biết xây dựng tập thể đoàn kết, biết thực hiện tự chủ về công tá tài chính, biết áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, dạy học và cao hơn nữa là biết một ngoại ngữ.
Phải là thủ lĩnh tin cậy của tập thể, là chỗ dựa đáng tin cậy về chuyên môn cũng nhƣ các hoạt động xã hội cho đội ngũ giáo viên, nhân viên; Phải biết lắng nghe tập thể và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trƣờng học, phải tạo lập đƣợc mối quan hệ giữa nhà trƣờng với cộng đồng và các cấp quản lý. Phải đặt lợi ích của tập thể, của giáo viên, của ngƣời học, nhân viên lên trên lợi ích của bản thân. Phải công tâm với học sinh và công bằng với đội ngũ thầy cô giáo, phải biết dự báo, phán đoán những kết quả sẽ xảy ra trong tƣơng lai và phải biết điều chỉnh các biện pháp linh hoạt để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Ngƣời hiệu trƣởng phải biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dƣỡng về khả năng và năng lực quản lý của mình.
Chuẩn hiệu trƣởng trƣờng THCS, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Chuẩn hiệu trƣởng) ban hành kèm theo Thông tƣ số 29/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí nhằm đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trƣờng của hiệu trƣởng.
b) Cấu trúc cơ bản của Chuẩn hiệu trưởng trường THCS:
CHU ẨN HIỆU TRƢỞN G T RƢ ỜN G T RUN G HỌ C CƠ SỞ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp (5 tiêu chí) Tiêu chí 1 : Phẩm chất chính trị Tiêu chí 2 : Đạo đức nghề nghiệp
Tiêu chí 4 : Tác phong làm việc Tiêu chí 3 : Lối sống
Sơ đồ 1.1. Mô hình cấu trúc cơ bản Chuẩn hiệu trưởng trường THCS. [8] c) Mục đích cơ bản của Chuẩn hiệu trưởng trường THCS:
1. Để hiệu trƣởng tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trƣờng.
2. Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trƣởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trƣởng.
3. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng nhà giáo và cán bô ̣ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lƣ̣c lãnh đa ̣o, quản lý của hiệu trƣởng.
1.5. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ hiệu trƣởng theo hƣớng chuẩn hóa
1.5.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng theo hướng chuẩn hóa
Quy hoạch đội ngũ hiệu trƣởng theo hƣớng chuẩn hóa là một trong những hoạt động quản lý của ngƣời quản lý và cơ quan quản lý, giúp cho ngƣời quản lý hay cơ quan quản lý biết đƣợc số lƣợng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn,... của từng hiệu trƣởng để họ có đƣợc khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi quy hoạch cần bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí đã ban hành để có thang tham chiếu. Kết quả quy hoạch làm cơ sở chủ yếu mang tính định hƣớng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của hiệu trƣởng. Để hoàn thiện quy hoạch đội ngũ hiệu trƣởng thì cấp quản lý phải lập kế hoạch cho sự cân đối trong tƣơng lai bằng cách so sánh số lƣợng hiệu trƣởng cần thiết với số lƣợng hiện có, phân tích độ tuổi, trình đô năng lực, khả năng làm việc, thời gian công tác của từng ngƣời trong đội ngũ, để ấn định số lƣợng cần thiết đƣa vào quy hoạch.
Mặt khác, cấp quản lý còn phải căn cứ vào nhu cầu, quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp trong tƣơng lai theo kế hoạch phát triển để đào tạo nguồn HT cũng nhƣ các nguồn lực khác. Quy hoạch với phƣơng châm "động" và "mở": một chức danh có có thể quy hoạch nhiều ngƣời, một ngƣời có thể quy hoạch nhiều chức danh. Quy hoạch cần gắn kết với nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, sử dụng, bãi miễn. Quy hoạch đƣợc xem xét bổ sung, điều chỉnh hàng năm, có thể đƣa ra khỏi quy hoạch, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng. Quy hoạch hiệu trƣởng phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo đƣợc nguồn vừa tạo đƣợc động lực thúc đẩy phấn đấu vƣơn lên của cán bộ và phải bám sát chuẩn.
1.5.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng theo hướng chuẩn hóa
a) Tuyển chọn: Trong quản lý nguồn nhân lực tuyển chọn bao gồm hai bƣớc đó là
Tuyển mộ là cung cấp một nhóm ngƣời có khả năng đáp ứng cho các vị trí cần tuyển nhằm tạo điều kiện cho tổ chức có thể lựa chọn những ngƣời phù hợp có thể đáp ứng nhiệm vụ.
Lựa chọn là quyết định xem trong số những ngƣời trong quy hoạch thì ai là ngƣời đủ các tiêu chuẩn để đảm đƣơng đƣợc công việc một cách tốt nhất.
b) Bổ nhiệm: Là việc cán bộ công chức đƣợc quyết định giữ một chức vụ lãnh
đạo, quản lý có thời hạn.
Bổ nhiệm hiệu trƣởng phải đảm bảo tập trung dân chủ (tuyệt đối không đƣợc bỏ qua việc lấy tín nhiệm của quần chúng ở cơ sở).Phải chọn đƣợc ngƣời có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín cao, đáp ứng đƣợc với cƣơng vị mới. Phải khuyến khích đƣợc những ngƣời tốt, có năng lực để chọn lựa đƣợc cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dƣỡng cán bộ kế cận. Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên với các cấp quản lý.
Bổ nhiệm hiệu trƣởng phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của tổ chức, yêu cầu công tác cần bổ nhiệm. Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của hiệu trƣởng trƣờng THCS, phải căn cứ vào thực tế phong trào của nhà trƣờng; Tuy nhiên theo quan điểm chuẩn hóa cần bám sát vào chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm.
Trong công tác bổ nhiệm hiệu trƣởng cần tránh những yếu tố tâm lý tác động nhƣ: chủ quan, phiến diện, thân quen, tình cảm cá nhân…
c) Sử dụng đội ngũ hiệu trưởng: Là triển khai việc thực hiện các chức năng quản
lý của đội ngũ hiệu trƣởng, thực hiện bồi dƣỡng phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị; kiểm tra đánh giá sàng lọc, thực hiện bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi nhiễm.
- Bổ nhiệm lại: Là việc cán bộ, công chức đƣợc tiếp tục giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm.
Theo Điều 18 Điều lệ trƣờng trung học Trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học năm 2011 chỉ rõ: "Mỗi trường trung học