Phân cấp quản lý, phân nhiệm trong quản lý hoạt động phòng học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 26 - 27)

bộ môn ở trường THPT

Trên cơ sở pháp lí của điều lệ trường THPT về nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng đồng thời trên cơ sở pháp lí của quyết định số 37 về qui định của PHBM có thể phân tích chức năng quản lý của hiệu trưởng trường THPT như sau:

Theo quyết định Số: 37/2008/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy định về phòng học bộ môn.

Điều 16. Quản lý và hoạt động của phòng học bộ môn

1. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động phòng học bộ môn hoặc phân công một lãnh đạo trường trực tiếp phụ trách công tác này.

2. Tổ trưởng chuyên môn là người giúp lãnh đạo nhà trường theo dõi hoạt động của phòng học bộ môn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

3. Viên chức làm công tác thiết bị dạy học là người trực tiếp quản lý hoạt động của phòng học bộ môn và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

4. Có hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị của phòng học bộ môn.

5. Có kế hoạch sử dụng phòng học bộ môn hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học. 6. Có nội quy và lịch hoạt động thường xuyên của phòng học bộ môn.

7. Đảm bảo thực hiện đầy đủ thí nghiệm của giáo viên và học sinh theo nội dung, yêu cầu quy định trong chương trình môn học. [2]

Hiệu trưởng phải có nhận thức đầy đủ, có những quyết định đúng đắn, có ý đồ chuyên môn rõ rệt, biết dựa vào các lực lượng đội ngũ nhân viên, giáo viên, biết phát huy tính chủ động sáng tạo của họ, phải có kế hoạch chi tiết cụ thể và hợp lý về

việc xây dựng, trang bị, phân công tổ chức bảo quản, theo dõi kiểm tra thiết bị định kì. Phân công phó hiệu trưởng phụ trách dạy- học trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng PHBM. Có kế hoạch chỉ đạo sử dụng PHBM thường xuyên, sắp xếp thời khoá biểu các môn, lớp để các tiết học được học ở các PHBM không trùng nhau.

Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh tại các PHBM và báo cáo với lãnh đạo trường hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học. Trong điều kiện nhà trường chỉ có một viên chức thiết bị không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ ở các PHBM nên lãnh đạo trường giáo cho tổ chuyên môn phân công giáo viên trực từng buổi tại PHBM do tổ phụ trách.

Viên chức phụ trách PHBM phối hợp với tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hằng tuần để hoạt động của PHBM có tần suất cao nhất.

PHBM có niêm yết nội quy, lịch hoạt động hằng tuần theo thời khoá biểu, cập nhật hồ sơ, sổ sách, mô tả sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị dạy học (TBDH) theo đúng chương trình môn học.

Ngoài ra, cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ TBDH, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong PHBM để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung kịp thời. Bên cạnh đó, có kế hoạch đào tạo, tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng phòng học bộ môn theo định kỳ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 26 - 27)