Về định lượng iridoid toàn phần

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phân tích thành phần hóa học của lá mơ lông việt nam (paederia lanuginosa) (Trang 36 - 40)

Về định lượng, nhóm đã sử dụng phương pháp đường chuẩn để định lượng iridoid toàn phần trong mẫu cao lá mơ. Đây cũng là một điểm mới của đề tài. Trước đó, ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đi vào định lượng các thành phần hóa học có trong cây mơ lông. Phương pháp này được thực hiện khá nhanh và đơn giản nhưng kết quả cũng bị ảnh hưởng bởi thao tác thực nghiệm và tính chính xác của máy đo độ hấp thụ quang. Hàm lượng iridoid trong mẫu cao được xác định khoảng 2,5%. Để định lượng chính xác hàm lượng của nhóm chất iridoid có trong mẫu lá mơ lông, cần phải tách và sử dụng chất chuẩn để định lượng được hàm lượng của từng chất riêng biệt trong nhóm chất này.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

29

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã thu được một số kết quả phù hợp với mục đích nghiên cứu ban đầu như sau:

 Đã thu mẫu lá mơ lông và sử dụng phương pháp chiết lạnh để tiến hành chiết xuất mẫu khô và thu lấy cao đặc. Kết quả từ 2000 g mẫu tươi, thu được 253,18 g mẫu khô và 22,29 g cao đặc. Lượng cao đặc chiếm 11,54% so với lượng mẫu khô và hiệu suất chiết đạt 12,94%.

 Đã định tính được sơ bộ các nhóm chất có trong cây mơ lông bằng việc sử dụng các phản ứng hóa học, kỹ thuật sắc ký lớp mỏng. Kết quả của phép định tính phù hợp với các tài liệu tham khảo nói về cây mơ tam thể khi chỉ ra sự có mặt của các nhóm chất chất iridoid, anthraquinon, alkaloid, terpennoid, tinh dầu. Ngoài ra còn phát hiện thêm sự có mặt của nhóm chất flavonoid khi định tính bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao.

 Đã định lượng được hàm lượng iridoid toàn phần có trong cây mơ lông bằng phương pháp đường chuẩn. Kết quả, hàm lượng iridoid trong mẫu cao được xác định khoảng 2,5%.

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian thực hiện nghiên cứu còn ngắn, phương pháp nghiên cứu còn tương đối đơn giản, thao tác thực nghiệm đôi khi chưa thật chuẩn xác cùng một số yếu tố khách quan khác, kết quả nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định. Có thể kể đến như:

 Do sử dụng phương pháp chiết xuất đơn giản nên hiệu suất chiết chưa cao.  Các phép định tính mới chỉ phát hiện được các nhóm chất chung chứ chưa đưa

ra được các chất cụ thể.

 Đã phát hiện và định lượng được hàm lượng iridoid toàn phần có trong mẫu cao nhưng chưa tách cũng như định lượng được các chất cụ thể trong nhóm chất này.

Kiến nghị

Trên đây là những kết quả nghiên cứu đầu tiên trong nội dung nghiên cứu thành phần hóa học của cây mơ tam thể. Ngoài những kết quả đã có được, nghiên cứu vẫn còn khá nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, đề tài cần tiếp tục:

 Tiếp tục nghiên cứu tối ưu quy trình chiết hoặc sử dụng phương pháp chiết khác nhằm nâng cao hiệu suất chiết.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

30

 Tiến hành chiết xuất phân đoạn mẫu cao toàn phần đã có được với các dung môi như ethyl acetat, butanol, n-hexan để nghiên cứu cụ thể hơn các thành phần hóa học của mẫu.

 Sử dụng kỹ thuật sắc ký cột, sắc ký khối phổ để tiến hành phân lập ra các hợp chất tinh khiết.

 Sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để định lượng một số chất cụ thể thuộc nhóm chất iridoid có mẫu lá mơ.

 Xây dựng một số mô hình sinh học để đánh giá thêm về tác dụng dược lý của lá mơ lông.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Bân chủ biên (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 1063-1093.

2. Bộ môn Dược liệu (2010), Thực tập Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội. 3. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2011), Dược liệu học, tập 1 và 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ Y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (2007), Đảm bảo chất lượng

thuốc và một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc, tr. 107 – 113, tr. 216-250.

6. Bộ Y tế, Vụ khoa học và đào tạo (2005), Kiểm nghiệm dược phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 75-76. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hoá học

cây thuốc, Nhà xuất bản Y học, tr. 8-99, 162-196, 234-242.

8. Trần Ngọc Ninh (1987), “Góp phần vào việc thống kê những loài thực vật có ích thuộc họ cà phê (Rubiaceae Juss) ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 9(2), 40- 44.

9. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập chất hữu cơ, Nhà xuất bản ĐHQG TP HCM, tr. 151-451.

10.Trần Nhật Phương (2008), Học phần kỹ thuật Công Nghệ Sinh Học Proteomic-

Sắc ký, tr. 12.

11.Trường Đại học Dược Hà Nội, Bộ môn hoá phân tích (2006), Hoá phân tích II, tr. 17, 99-146, tr. 173-222.

12. Viện Dược liệu (2006), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr. 199 – 222; 493 – 685.

B. Tài liệu tiếng Anh

13. Ann E. Stapleton, Virginia Walbot (2008), “Flavonoids Can Protect Maize DNA from the Induction of Ultraviolet Radiation Damage”, Plant Physiology, 105(3), 881-889.

14. Brison Guiide, Ch. Erdenechimeg, B. Dejidmaa (2017), “Total phenolic, flavonoid, alkaloid and iridoid content and preventive effect of Lider-7-tang on lipopolysaccsaride-induced acute lung injury in rats”, Brazilian Journal of

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

15. Dang Ngoc Quang and Le Huy Nguyen (2009), “Anthraquinones andcumarin from the roots of Paederia scandens”, Journal of Chemistry(Vietnam), 47, 428. 16. Dang Ngoc Quang (2009), “Anthraquinones from the roots of

Paederiascandens”, Journal of Chemistry (Vietnam), 47, 95-98.

17. Dang Ngoc Quang, Toshihiro Hashimoto, Masami Tanaka, NguyenXuan Dung, Yoshinori Asakawa (2002), “Iridoid glucosides from roots of Vietnamese Paederia scandens”, Phytochemistry, 60, 505-514.

18. Goevarts R, M Ruhsam, L Andersson, E Robbrecht, D Bridson, A Davis, I Schanzer, B Sonke (2006), “World checklist of Rubiaceae”, Royal Botanic

Gardens, 25(3), 52-55.

19. Jefferson Rocha de Andrade, Ana Claudia Fernandes (2007), “Quantitative determination by HPLC of iridoids in the bark and latex of Himatanthus sucuuba”, ACTA AMAZONICA, 37, 119-122.

20. Inouye H., Shimokawa, N. and Okigawa, M., (1969), “Studieson monoterpene glucosides”, Chemical Pharmaceutical Bulletin, 17, 1942-1948.

21. Inouye, H., Okigawa, M. and Shimokawa (1969), “Studies on monoterpeneglucosides - Artefacts formed during extraction of asperuloside andpaederoside” Chemical Pharmaceutical Bulletin, 17, 1949-1954.

22. Inouye, Saito, S., Taguchi, H. and Endo (1969), “Zwei neueiridoidglucoside aus gardenia jasminoides: gardenosid und geniposid” Tetrahedron Letters, 28, 2347-2350.

23. Kapadia G., Shukla, Y. N., Bose, A. K., Fujiwara, H. and Lloyd, H.A (1979), “Revised structure of paederoside, a novel monoterpene Smethyl thiocarbonate”, Tetrahedron Letters, 22, 1937-1938.

24. Rajesh Kumar Soni, Raghuveer Irchhaiya, Vihangesh Dixit (2017), “Paederia foetida linn: phytochemistry, pharmacological and traditional uses”,

Interational journal of pharmaceutical sciences and research, 4, 4525-4530.

25. Sasidharan S, Chen Y, Saravanan D, Sundram KM, Latha Y (2011), “Extraction, isolation and characterization of bioactive compounds from plants extracts”, Afr J Tradit Complement Altern Med, 8, 1-10.

26. Shukla Y., Lloyd, H. A., Morton, J. F. and Kapadia, G. J. (1976) “Iridoid glucosides and other constituents of Paederia foetida”, Phytochemistry, 1989. 27. Takhtajan A.L (1997), “Diversity and Classification of Flowering Plants,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phân tích thành phần hóa học của lá mơ lông việt nam (paederia lanuginosa) (Trang 36 - 40)