Sử dụng các phản ứng thông thường để định tính các nhóm chất hữu cơ được trình bày trong các tài liệu [2,4], được kết quả trình bày ở bảng 3.1.
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
19
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ thường gặp trong mẫu cao lá mơ bằng phản ứng hóa học
STT Nhóm chất Phản ứng Kết quả Nhận xét
1 Iridoid Thuốc thử Trim -Hill ++ Có
2 Flavonoid
Phản ứng Cyanidin -
Không
Tác dụng với FeCl3 -
Tác dụng với kiềm -
3 Saponin Phản ứng tạo bọt - Không
4 Tanin Phản ứng với FeCl3 + Có
5 Steroid Phản ứng Libermann-Burchardt - Không
6 Tinh dầu Phản ứng với kiềm + Có
7 Đường khử Phản ứng với thuốc thử Fehling - Không
8 Terpennoid Phản ứng Salkowski ++ Có
9 Alkaloid Phản ứng với thuốc thử Mayer + Có
10 Anthraquinon Phản ứng với NaOH + Có
Ghi chú: (-): phản ứng âm tính, (+): phản ứng dương tính, (++): phản ứng dương tính rõ.
Nhận xét: Dựa vào phương pháp định tính bằng các phản ứng hóa học, ta có thể sơ bộ kết luận trong lá mơ lông có chứa các nhóm chất: Iridoid, tanin, tinh dầu, terpennoid, alkaloid, anthraquinon; không phát hiện sự có mặt của các nhóm chất: Flavonoid, saponin, steroid, đường khử.
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
20
3.2.2. Kết quả phân tích định tính iridoid bằng sắc ký lớp mỏng
Hình 3.1. Sắc ký đồ pha đảo của mẫu cao lá mơ với hệ dung môi MeOH-H2O ở các tỷ lệ lần lượt là 1:2 (A), 2:1 (B), 1:1 (C)
Nhận xét: Dựa vào hình ảnh sắc ký đồ ở trên, ta chọn được hệ dung môi MeOH-H2O (1:2) cho kết quả tách các chất tốt nhất.
Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
21
Nhận xét: Sau khi phun thuốc thử H2SO4 rồi hơ nóng bản mỏng, thấy xuất hiện màu xanh dương và màu nâu, đặc trưng cho thành phần iridoid [4].