Tỉ lệ trisomy 21, trisomy 18 và trisomy 13 theo xét nghiệm NIPT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sàng lọc trước sinh phát hiện sớm thai bị trisomy 21, trisomy 18 và trisomy 13 tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 33 - 39)

Từ 232 đối tƣợng trên, NIPT phát hiện đƣợc 5 ca có nguy cơ cao mắc DTBS (chiếm tỉ lệ 2,15%), trong đó trisomy 21 phát hiện 4 ca (1,72%), còn lại là trisomy 18 (bảng 3.6). Tỉ lệ này cao hơn so với một nghiên cứu của tác giả Hoàng Hải Yến năm 2018 về đánh giá kết quả sàng lọc trƣớc sinh từ cff- DNA thai trong huyết tƣơng mẹ là 1,73% [7], điều này có thể giải thích do cỡ mẫu của hai nghiên cứu có sự chênh lệch.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng trong các DTBS thể lệch bội của thai, trisomy 21 là thể hay gặp nhất với tỉ lệ khoảng 53%, bất thƣờng NST giới tính chiếm 17% và trisomy 18 với 13% [7,19].

Từ kết quả bảng 3.7 cho thấy, trong 232 đối tƣợng nghiên cứu, tỉ lệ mang thai mắc DTBS ở bà mẹ <35 tuổi chiếm 0,43% (1 ca), trong khi tỉ lệ

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30

này ở nhóm trên 35 tuổi tăng lên đáng kể (1,72%). Kết quả này đồng thuận với một số nghiên cứu nhƣ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Hồng đã kết luận, tuổi mẹ tăng trên 35 thì tỉ lệ con mắc HC Down tăng gấp 4 lần, tuổi mẹ trên 40 thì tỉ lệ này tăng 6 lần. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Thanh Mộc cũng đề cập đến tuổi mẹ trên 20 thì tỉ lệ con mắc HC Down là 1/2000, mẹ trên 35 tuổi thì tỉ lệ con mắc HC Down là 1/350 [8].

Phân tích đặc điểm các thai phụ đƣợc chẩn đoán thai NCC mắc DTBS (Bảng 3.8 và 3.9) cho thấy các sản phụ này đều có ít nhất 1 yếu tố liên quan đến tiền sử thai sản bất thƣờng, tuy nhiên số lƣợng các ca phát hiện ít nên chƣa thể chỉ ra cụ thể mối liên quan giữa hai yếu tố trên, bằng chứng là nhóm có tiền sử thai sản bình thƣờng vẫn có một vài trƣờng hợp có kết quả NIPT nguy cơ cao. Bên cạnh đó, không phải tất cả các sản phụ đều có chỉ định chọc ối, đặc biệt là nhóm thai phụ có kết quả NIPT nguy cơ thấp, nên nghiên cứu chƣa theo dõi đánh giá và thống kê về tỉ lệ phát hiện và tỉ lệ dƣơng tính giả. Theo nghiên cứu của tác giả Honggyn Zhang, độ nhạy của NIPT đối

với T21 là 99,17%, T18 là 98,24% và 100% đối với T13; độ đặc hiệu đối với T21 và T18 là 99,95% và 99,96% với T13. Kết quả không có sự khác biệt nhiều giữa 72382 đối tƣợng nguy cơ cao và 40287 đối tƣợng nguy cơ thấp, trong đó độ nhạy lần lƣợt là 99,21% và 98,97%, p=0,82 còn độ đặc hiệu là 99,95% [33].

Trên thế giới đã có một số tác giả nghiên cứu về sự liên quan giữa sảy thai liên tiếp, nạo hút thai và thai lƣu ở ngƣời mẹ với nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở con. Nghiên cứu của tác giả Chan-Wei Jia và cộng sự (2015) đã kết luận bất thƣờng NST là nguyên nhân phổ biến gây sảy thai ở những tháng đầu thai kì, trong đó trisomy 16 là nguyên nhân gây sảy thai ở 3 tháng đầu, trisomy 21 là nguyên nhân thƣờng gặp ở ba tháng giữa. Không có sự liên hệ rõ ràng giữa nguy cơ dị tật bẩm sinh thai với số lần nạo hút thai [26].

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Qua kết quả sàng lọc trƣớc sinh bằng xét nghiệm NIPT cho 232 bà mẹ mang thai nguy cơ cao trong thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 8/2018 tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau:

1. Đặc điểm chung của thai phụ có nguy cơ cao dị tật bẩm sinh trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21 tại bệnh viện phụ sản Hà Nội

- Nhóm tuổi ≥ 35 chiếm 47,42%

- Nhóm nghề nghiệp công nhân/cán bộ viên chức chiếm đa số (62,07%) - Số thai phụ mang thai ≥ 3 lần là 34,92%, số bà mẹ đẻ ≥ 3 lần chiếm 4,74%.

- 55,6% có tiền sử sảy thai/thai lƣu/đình chỉ thai do phát hiện DTBS/sinh con mắc DTBS; 3,45% thai phụ mắc bệnh mạn tính (Tăng huyết áp, bệnh chuyển hóa…) và 0,86% gia đình có ngƣời mắc Hội chứng Down/DTBS.

- Siêu âm sàng lọc định kì đƣợc thực hiện trên 89,22% tổng số thai phụ đến khám, số ngƣời làm xét nghiệm Double test là 60,77% và Triple test là 34,05%

2. Tỉ lệ trisomy 13, 18 và trisomy 21 trong các sản phụ có nguy cơ cao theo xét nghiệm NIPT tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

- 2,15% có nguy cơ cao mắc DTBS trong đó trisomy 21 chiếm đa số - Tỉ lệ nguy cơ cao thai mắc DTBS ở nhóm mẹ ≥35 tuổi cao hơn 4 lần nhóm < 35 tuổi.

ĐỀ XUẤT

- Phổ biến rộng rãi xét nghiệm NIPT trong cộng đồng

- Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu nhằm mở rộng phạm vi sàng lọc của NIPT với các trƣờng hợp đặc biệt nhƣ đa thai, thể khảm thai- rau, mẹ bất thƣờng NST…

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Hùng Vƣơng (2007), “Siêu âm sản khoa thực hành”, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trần Thị Ngọc Bích và cộng sự (2012), “Nghiên cứu tình hình dị tật bẩm sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung Uơng”, Y học thực hành, Bộ Y tế, số 3(814), tr.130-133

3. Bộ Y tế (2010), “Quyết định số 573/QĐ-BYT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trƣớc sinh và sơ sinh”.

4. Bộ môn Mô học – Phôi thai học, Đại Học Y Hà Nội (2001), Phôi thai học ngƣời, NXB Y học.

5. Bùi Kim Chi (2014), “Dị tật bẩm sinh – Một vấn đề của chất lƣợng dân số”, Tạp chí dân số và phát triển, Tổng cục dân số và KHHGĐ.

6. Hà Thị Mỹ Dung (2015), Nghiên cứu tình hình sàng lọc dị tật trước sinh ở các bà mẹ mang thai đến khám và chăm sóc thai tại Trung tâm Chăm sóc

sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014-2015, Sở Y Tế Tỉnh

Thừa Thiên Huế.

7. Hoàng Hải Yến (2018), Đánh giá kết quả sàng lọc trước sinh phát hiện

Hội chứng Down từ DNA thai tự do trong huyết tương mẹ, Báo cáo tại Hội

nghị Sản Phụ Khoa Việt Pháp 2018.

8. Hoàng Thị Thanh Mộc (2016), Nghiên cứu đặc điểm kiểu nhân của bệnh

nhân nghi mắc Hội chứng Down, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Đại Học

Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

9. Lăng Thị Hữu Hiệp (2010), “Chƣơng trình chẩn đoán phát hiện dị tật bẩm sinh tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ”, thành phố Hồ Chí Minh.

10. Lê Anh Tuấn (2010), Phân bố các bất thƣờng nhiễm sắc thể thai nhi và một số yếu tố ảnh hƣởng trong chẩn đoán trƣớc sinh tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ƣơng năm 2008”,Tạp chí nghiên cứu Y học số 67/2010, trang 67. 11. Lê Nguyên Ngọc và cộng sự (2013), “Phát hiện sớm dị dạng hình thái thai

nhi bằng siêu âm 3D-4D (3 chiều-4 chiều) tại Bệnh viện Giao thông vận tải 4”, thành phố Hồ Chí Minh.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 33

12. Lƣu Thị Hằng (2008), Phát hiện dị dạng thai nhi bằng siêu âm và một số yếu liên quan đến dị dạng tại bệnh viện Phụ Sản Trung Uơng, Luận án Tiến sỹ Y Học, Đại Học Y Hà Nội.

13. Nguyễn Viết Nhân (2010), “Tài liệu hƣớng dẫn sàng lọc trƣớc sinh”, Đại học Y Dƣợc Huế.

14. Trịnh Văn Bảo (2004), Dị dạng bẩm sinh, NXB Y học: 22- 51, 87- 98, 115- 117, 139- 177, 220- 231, 279- 286, 291- 304, 307- 312.

15. Trịnh Văn Bảo (2014), Sinh học, NXB Y Học: 156-166. 16. Trịnh Văn Bảo (2008), Di truyền Y học, NXB Y Học.

17. Vũ Công Thành và cộng sự (2014), “Nghiên cứu đánh giá giá trị của xét nghiệm sàng lọc trƣớc sinh (Triple test) tại Bệnh viện đa khoa Medlatec”, Hà Nội.

18. Vũ Thị Nhung, Đào Mai Anh, “Ứng dụng của cffDNA trong sàng lọc trƣớc sinh không xâm lấn”, Tạp chí Thời sự Y học, Chuyên đề Sức khỏe

sinh sản, Tập 17, Số 1, Tháng 1-2017.

19. Quách Thị Hoàng Oanh (2016), Ứng dụng NIPT tại Việt Nam – Triển vọng và thách thức, Bác cáo tại Hội nghị Sản Phụ Khoa Việt – Pháp – Châu Á – Thái Bình Dƣơng lần thứ 16.

TIẾNG ANH

20. Benn, Peter, and Howard Cuckle (2014), "Theoretical performance of non‐invasive prenatal testing for chromosome imbalances using counting of cell‐free DNA fragments in maternal plasma", Prenatal diagnosis 34(8), 778-783.

21. García-Pérez, L., Linertová, R., Álvarez-de-la-Rosa, M., Bayón, J. C., Imaz-Iglesia, I., Ferrer-Rodríguez, J., & Serrano-Aguilar, P. (2018), Cost- effectiveness of cell-free DNA in maternal blood testing for prenatal detection of trisomy 21, 18 and 13: a systematic review. The European

Journal of Health Economics, 1-13.

22. Gil, M. M., Quezada, M. S., Revello, R., Akolekar, R., & Nicolaides, K. H. (2015). Analysis of cell‐free DNA in maternal blood in screening for

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 34

fetal aneuploidies: updated meta‐analysis. Ultrasound in obstetrics &

gynecology, 45(3), 249-266.

23. Gupta, Neerja Agarwal, and Madhulika Kabra (2014), "Diagnosis and management of Down syndrome", The Indian Journal of Pediatrics 81(6), 560-567.

24. Hartwig, Tanja Schlaikjær, et al (2017), "Discordant non‐invasive prenatal testing (NIPT)–a systematic review", Prenatal diagnosis37(6), 527-539.

25. Hsu, L. Y., Gertner, M., Leiter, E., & Hirschhorn, K. (1971), “Paternal trisomy 21 mosaicism and Down's syndrome”, American journal of human

genetics, 23(6), 592.

26. Jia, Chan-Wei, et al (2015), "Aneuploidy in early miscarriage and its related factors." Chinese medical journal 128(20), 2772.

27. Lee, Fa-Kung, et al (2015), "First trimester combined test for Down syndrome screening in unselected pregnancies-a report of a 13-year experience." Taiwanese Journal of Obstetrics and Gynecology 52(4), 523- 526.

28. Meyer, Robert E., et al (2016), "Survival of children with trisomy 13 and trisomy 18: a multi‐state population‐based study." American journal of

medical genetics Part A 170(4), 825-837.

29. Norton, Mary E., et al (2015), "Cell-free DNA analysis for noninvasive examination of trisomy", New England Journal of Medicine 372(17), 1589-1597.

30. Takoudes, T., & Hamar, B. (2015). Performance of non‐invasive prenatal testing when fetal cell‐free DNA is absent. Ultrasound in Obstetrics &

Gynecology, 45(1), 112-112.

31. Van Opstal, Diane, et al (2016), "False negative NIPT results: risk figures for chromosomes 13, 18 and 21 based on chorionic villi results in 5967 cases and literature review", PLoS One 11(1), e0146794.

32. Springett, Anna L., and Joan K. Morris (2014), "Antenatal detection of Edwards (trisomy 18) and Patau (trisomy 13) syndrome: England and Wales 2005-2012." Journal of medical screening 21(3), 113-119.

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 35

33. Zhang, Hongyun, et al (2015), "Non-invasive prenatal testing for trisomies 21, 18 and 13: clinical experience from 146 958 pregnancies", Ultrasound in Obstetrics & Gynecology 45(5), 530-538.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sàng lọc trước sinh phát hiện sớm thai bị trisomy 21, trisomy 18 và trisomy 13 tại bệnh viện phụ sản hà nội (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)