- Số cuộc tuần tra, truy quét Số người tham gia
b. Nguyên nhân chủ quan
3.2.7. Một số giải pháp khác
- Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị BVR - Ứng dụng khoa học công nghệ
- Chính sách về đất đai
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận văn “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum” được khái quát như sau:
Kết quả nghiên cứu lý luận:
QLNN về BVR là tổng thể các hoạt động của các chủ thể (Nhà nước, các tổ chức, cá nhân) có thẩm quyền thực hiện tổ chức, sắp xếp nhằm duy trì, phát triển bền vững nguồn TNR. Trong đó Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp luật và tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể xã hội vào hoạt động QLBVR.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn:
Mặt mạnh: Thông qua việc xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến công tác QLBVR như chính sách GĐGR, thu hút đầu tư phát triển, khoán quản lý BVR đã làm tiền đề cho việc tham gia của các tổ chức, DN, đặc biệt là sự tham gia của người dân và cộng đồng dân cư vào hoạt động QLBVR.
Mặt hạn chế: Công tác điều tra, quy hoạch và kếhoạch quản lý sử dụng TNR vẫn còn chưa hợp lý. Hiệu lực QLNN trong thực thi pháp luật về BV&PTR còn hạn chế.
Kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp:
Một là, thực hiện tốt bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho QLBVR.
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác lập và thực hiện quy hoạch và kế hoạch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
Ba là, Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QLBVR.
Bốn là, Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng, hoàn thiện, xác lập lại hệ thống tổ chức quản lý rừng theo hướng chuyển dần từ chủ thể quản lý rừng là các cơ quan, tổ chức Nhà nước sang các tổ chức kinh tế tư nhân, hộ gia đình, cá nhân....
Năm là,tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về QLBVR.
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về QLBVR.
QLBVR cần gắn liền với chính sách phát triển KT-XH của địa phương cũng như chính sách phát triển lâm nghiệp của trung ương. Muốn quản lý tốt cần phải bám sát vào thực tế của địa phương, hiện trạng đất lâm nghiệp cũng như hiện trạng rừng hiện có, tình hình hoạt động QLBVR, tình hình xâm hại rừng để đưa ra những chính sách biện pháp phù hợp đúng đắn và sát với thực tế nhất.
Luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu, đóng góp những giải pháp về công tác QLBVR, làm cơ sở cho việc nghiên cứu áp dụng, triển khai các chính sách, mô hình QLBVR hiệu quả trên địa bàn huyện Kon Plông./.