Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 25 - 27)

- Số cuộc tuần tra, truy quét Số người tham gia

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Tổ chức bộ máy thực hiện về công tác quản lý bảo vệ rừng

- Vai trò của lực lượng kiểm lâm và các lực lượng chức năng đối với công tác tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc đề ra các giải pháp, biện pháp cụ thể trong công tác QLBVR hiệu quả chưa cao, nhất là đối với lực lượng kiểm lâm phụ trách địa bàn cấp xã.

- Một số cán bộ lâm nghiệp, công chức kiểm lâm có tuổi đời cao, không đảm bảo sức khỏe, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác QLBVR còn hạn chế. Lực lượng BVR chuyên trách còn mỏng, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm

18 vụ hiện nay.

Về công tác ban hành các văn bản pháp luật về QLBVR:

Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, kế hoạch của cấp trên, của huyện về công tác QLBVR chưa thường xuyên và chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Một số kế hoạch về công tác QLBVR ban hành chưa kịp thời, còn mang tính đối phó, hình thức.

Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

- Công tác lập quy hoạch vẫn chưa phù hợp với hiện trạng thực tế trên địa bàn huyện, thiếu tính khả thi, ảnh hưởng lớn đến việc phân bổ chỉ tiêu cho kỳ sau của quy hoạch. Chỉ tiêu đất rừng phòng hộ, phân bổ lớn hơn nhiều so với thực, tạo ra sự bất cập trong quá trình thực hiện quy hoạch.

- Việc bố trí cơ cấu quản lý sử dụng đất lâm nghiệp chưa hợp lý, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước quản lý.

Về công tác giao rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng:

Diện tích được giao phần lớn là rừng nghèo kiệt, rừng đang trong thời kỳ tăng trưởng, trữ lượng gỗ thấp, trong khi đó các hộ gia đình được GĐGR chủ yếu là hộ nghèo, không có khả năng đầu tư, phát triển sản xuất trên lâm phần được nhận giao khoán, bảo vệ.

Về công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ rừng: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực QLBVR hiệu quả chưa cao; công tác triển khai giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các xã chưa đồng bộ, kịp thời; ýthức trách nhiệm của người dân trong tham gia QLBVR, tố giác vi phạm pháp luật chưa cao.

bảo vệ và phát triển rừng:

- Các hành vi vi phạm trên lĩnh vực QLBVR, tình trạng chặt phá, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép tại một số địa bàn trọng điểm, khu vực rừng tự nhiên giàu lâm sản vẫn còn xảy ra nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

- Chưa kiên quyết trong việc xử lý các vụ vi phạm, nhất là các vụ vi phạm về phá rừng trái pháp luật, không buộc trồng lại rừng trên diện tích bị phá trái phép.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện kon plông, tỉnh kon tum (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w