Một vài hình ảnh hoạt động thực địa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc địa chất trong khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế thủy điện nhỏ bằng phương pháp địa chấn khúc xạ (Trang 41 - 44)

Hình 3.15 : Công tác trắc địa

KẾT LUẬN

Từ các kết quả khảo sát nêu trên có thể rút ra các ý kiến nhận xét sau:

1. Mặt cắt địa chấn-địa chất nhận được từ phương pháp địa chấn khúc xạ phản ánh rõ nét và đúng đắn tính chất các lớp phủ trên lớp nền móng rắn tại khu vực khảo sát của công trình kênh dẫn cho thủy điện Thakhor (chi tiết các mặt cắt địa chấn-địa chất của tuyến chính và các tuyến ngang). Điều này phù hợp với các kết quả khoan và kết quả địa chất tương ứng. Nó cho thấy đặc điểm là: hoạt động phong hóa đã để lại lớp phủ tương đối mỏng và không thay đổi nhiều trong toàn diện tích khảo sát. Đá nền thuộc loại cứng chắc, có tốc độ truyền sóng tương đối cao, từ 3000 đến 5000 m/s. Đặc tính vật lý đó cuả đất đá cho thấy khu vực này có điều kiện địa chất thuận lợi để chịu tải cho xây dựng công trình kênh dẫn.

2. Các kết quả khảo sát tại công trình thủy điện Nậm Hinbun cho thấy những khó khăn khi đo và xử lí tài liệu địa chấn khúc xạ ở vùng có cấu trúc địa chất Castơ. Mặt cắt địa chấn địa vật lí nhận được không thể hiện được các hốc rỗng trong cấu trúc đã vôi. Các cấu trúc này chỉ có thể thấy rõ qua kết quả đo địa điện lưỡng cực liên tục đều.

3. Các kết quả nêu trên tuy ít ỏi nhưng đủ để khẳng đình việc cần thiết phải kết hợp hai phương pháp: đo địa chấn khúc xạ và đo địa điện trong các vùng có cấu trúc địa chấn phức tạp với đặc điểm: phân chia chi tiết lớp phủ nằm trên nền đá gốc, khảo sát nền đá gốc trong điều kiện lớp phủ trên đá gốc có các lớp đá cứng có tốc độ truyền sóng bằng hoặc lớn hơn tốc độ truyền sóng của đá gốc; khi phát hiện đứt gãy trong lớp phủ trầm trích và lớp phong hóa bở rời cũng như xác khi định hướng đổ và biên độ dịch chuyển đứt gãy.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc địa chất trong khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế thủy điện nhỏ bằng phương pháp địa chấn khúc xạ (Trang 41 - 44)