Kết quả phân tích địa chất địa vật lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc địa chất trong khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế thủy điện nhỏ bằng phương pháp địa chấn khúc xạ (Trang 36 - 41)

Các tài liệu thực địa đã được thực hiện bởi các kỹ sư địa vật lý địa chất của công ty ASA và công ty T&S cùng một số cán bộ địa vật lý thuộc trường đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội. Các tuyến đo địa chấn khúc xạ và địa điện theo sơ đồ hình 3.8 với quả xử lý được trình bày dưới đây:

n= 1 n= 2 n= 3 n= 4 n= 5 n= 6 n= 7 n= 8 B 1 A1 O OO’ Mi O’ Ni a a 1 2 1 3 4 5 4 64

Hình 3.10: Mặt cắt địa điện trên tuyến AA’

Hình 3.13 Kết quả xử lý đo địa chấn khúc xạ trên tuyến BB’ Hình 3.12 Mặt cắt địa điện trên tuyến BB’

Nhận xét:

Dựa vào kết quả phân tích đo địa chấn và địa điện ta có thể xác định 3 lớp môi trường tương ứng với các tuyến khảo sát địa vật lý thuộc khu vực Nậm HinBoun như sau ( xem các hình 3.10, 3.11, 3.12, 3.13 3.14)

Lớp thứ nhất: Có vận tốc sóng địa chấn trong khoảng 350  750 m/s và điện trở suất trong khoảng 4580m với bề dày của lớp từ 3m đến 15 m

Bên trong lớp thứ nhất có chứa các đới cát, sét nước với đặc trưng là điện trở suất thấp (20  45 m). Thậm chí trong vùng này còn xuất hiện các dải đất phù sa dưới dạng các bãi cát trải dưới đáy của lòng sông. Các bãi cát bùn phù sa xuất hiện ở thềm sông dọc theo bờ phải. Xuất hiện các bãi đá mòn dọc theo hai bên bờ sông

Lớp thứ hai: Các sóng truyền với vận tốc trong khoảng 750  1500 m/s, trong khi đó điện trở suất của lớp phân bố trong khoảng 180  1000 m với bề dày của lớp khoảng từ 3m đến 5 m

Tại vùng thứ hai ta bắt gặp trực tiếp một số đứt gãy trong một vùng trải rộng có cấu trúc đá vôi.

Lớp thứ ba: Nằm ở đáy của cuộc khảo sát với vận tốc trong khoảng 3500 

5000 m/s và điện trở suất trong khoảng 1000  5000 m

Ở lớp thứ ba này hiếm khi gặp phải đứt gãy, nền đá rất khỏe và có một phần cấu trúc đá vôi.

Đặc biệt trong quá trình khảo sát nhận thấy một vài điểm khác thường: D1, D2, D3, chúng có vận tốc sóng trong khoảng 600  1000 m/s và có điện trở suất trong khoảng 180  650 m. Đây có thể là khu vực đứt gãy địa chất. Mặc dù trên

hình 3.13 điều này không thể hiện rõ nhưng ảnh địa điện nhận được từ tuyến đo điận lưỡng cực tương ứng (hình 3.12) cho thấy khá rõ cấu trúc địa chất bất thường này. Điều này tương ứng với sự xuất hiện của các dị thường địa vật lý ứng với cấu trúc castơ hoặc hang động chứa nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc địa chất trong khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế thủy điện nhỏ bằng phương pháp địa chấn khúc xạ (Trang 36 - 41)