Tài nguyên du lịch nông thôn xã Chiềng Châu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổng hợp 5 formyl 2,4 dimethyl 1h pyrrole 3 carboxylic acid làm các tác nhân điều chế thuốc sunitinib chống ung thư (Trang 44 - 48)

Xã Chiềng Châu, Mai Châu nổi tiếng về người Thái truyền thống của Tây bắc với văn hóa lúa nước.

Chiềng Châu có nhiều di tích, danh thắng mang giá trị lịch sử – văn hoá và cảnh quan đẹp, trong đó nổi bật có 3 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận: Hang Nhật, hang Láng, hang Mỏ Luông.

Chiềng Châu nổi tiếng với loại hình nghệ thuận múa gồm múa mùn, múa loóng, múa xòe...và đặc trưng với các nhạc cụ của người Thái như khèn bè, kèn, chiêng, cồng, trống, chập chóe...

Chiềng Châu là nơi có nhiều các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc như: Lễ hội Xên Bản, Xên Mường; Lễ hội Cầu Mưa; Lễ hội Chá chiêng.

Chiềng Châu là nơi có nhiều nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, rượu cần,...

Chiềng Châu nổi tiếng với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng như: Xôi ngũ sắc, cơm lam muối vừng, gà đồi hấp, gà đồi nướng giấy bạc, gà đồi nướng mật ong, gà quay, gà xào xả ớt, cá suối chiên, cá suối hấp lá dong, cá trắm nướng lá chuối, lợn mường hấp, lợn mường nướng, thịt ba chỉ cuốn lá bưởi nướng than hoa, rau rừng luộc, rau cải mèo luộc, mướp ngọt luộc chấm vừng, măng xào, măng chua chấm vừng, măng đắng, ong rừng xào măng, rượu cần....

Ngoài ra, cảnh quan thiên nhiên theo mùa ở Chiềng Châu cũng được du khách rất yêu thích:

- Mùa xuân: Chiềng Châu đẹp vô cùng với hoa nở rực rỡ khắp các con đường, triền núi, sườn đồi, nắng dát vàng trên những tán cây, gió vi vu qua những cánh đồng xanh mát. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, Chiềng Châu ngập tràn sắc đào, sắc mận. Vào cuối xuân thì núi rừng lại được thay áo mới bằng sắc ban trắng tinh khôi.

- Mùa hạ: Cả Chiềng Châu được nhuộm xanh bởi những đồi chè, nương lúa, nương ngô.

- Mùa thu: Chiềng Châu đẹp mượt mà với những cánh đồng lúa xanh, cánh đồng lúa chín vào cuối mùa thu.

Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm, đến nay bản đã có trên 100 hộ dân sinh sống, trước đây dân bản sống bằng nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Thái với 5 dòng họ là họ Hà - Lò - Vì - Mạc - Lộc. Sau này vẻ đep tiềm ẩn của Bản Lác dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Từ đó, cái tên Bản Lác đã được nhiều du khách gần xa biết đến. Từ chỗ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách du lịch như khăn quàng cổ, váy Mông, váy Thái, vải treo tường trang trí hoa văn dân tộc Mông, dây đeo tay, ví cầm tay, chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre…để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Đến nay, dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt ở bản và loại hình du lịch homestay sống trong chính ngôi nhà của người dân được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế. Hiện tại, ở Bản Lác có trên 50 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch cộng đồng và được xây cất theo quy hoạch, mỗi nhà đều được đánh số thứ tự, nhà nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống lối kiến trúc nhà sàn cổ, bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Bên cạnh dịch vụ du lịch mang đậm bản sắc văn hóa như biểu diễn văn nghệ, matxa, thuê áo váy, thuê xe đạp, xe điện… du khách sẽ được thưởng thức những món ngon dân dã như gà đồi, xôi nếp nương, măng đắng, cá đồ, cá hấp, cơm lam, thịt nướng, kèm theo rất nhiều món ăn ngon mà bất kỳ ai từng một lần nếm thử sẽ không thể nào quên. Ở đầu Bản Lác có một khu đất rộng có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giao lưu tâp thể như cắm trại, đốt lửa trại, nhảy sạp…Một điều khá thú vị khi đến Bản Lác du khách sẽ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Thái ngồi bên khung cửi dệt vải, đôi tay thoăn thoắt dệt nên những tấm thổ cẩm màu sắc rực rỡ như một bức tranh thu nhỏ về đời sống văn hóa và tinh thần của người Thái.

Bản Lác ngày nay là một điểm du lịch nông thôn rất quen thuộc trong lòng du khách gần xa, không phải là một nơi sầm uất và tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên và rất gần gũi, thân thiện. Khách du lịch đến thăm quan cũng phải thừa nhận rằng “ Bản Lác có sự hòa đồng giữa truyền thống và văn hóa hiện đại, người dân làm du lịch không hề trèo kéo khách, an ninh trận tự được đảm bảo, người dân có tính đoàn kết và có tính cộng đồng cao”.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Đào Thế Anh, Nguyễn Xuân Hoản (2012), Thông tin về cuộc Gặp gỡ quốc tế “Du lịch nông nghiệp và du lịch tiếp đón tại nông hộ” ở hồ Ba Bể, Bắc Kạn, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 2, 9/2012, tr. 15-19.

2. Nguyễn Đình Hòa, Vũ Văn Hiến (2011), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Đào Hùng (2013), “Ăn gì khi đến miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 4, 1/2013, tr. 58-59.

4. Bùi Thị Lan Hương (2010), “Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn”, Nội san tháng 1 Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.

5. Bùi Thị Lan Hương (2013), “Quan niệm và hành vi của khách du lịch nông thôn – Trường hợp khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 6, 6/2013, tr. 56-60.

6. Đào Thị Hoàng Mai (chủ biên) (2015), Du lịch nông thôn từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội.

7. Ma Ngọc Ngà (2014), “Thực trạng và triển vọng du lịch nông thôn của Bắc Kạn”,

Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 11, 3/2014, tr. 39-42.

8. Bùi Xuân Nhàn (2009), “Du lịch với vấn đề phát triển nông thôn hiện nay ở nước ta”, Báo Du lịch Việt Nam, số 3, 4/2009, tr. 18-19.

9. Quỹ Châu Á, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn Phát triển du lịch cộng đồng.

10. Ngô Văn Sơn (2013), “Du lịch đón tiếp tại nông hộ ở hồ Ba Bể (Bắc Kan) và kinh nghiệm từ chuyến thăm quan du lịch nông nghiệp ở Pháp”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 4, 1/2013, tr. 64-66.

11. Phan Văn Tăng (2013), “Trao đổi kinh nghiệm làm du lịch hộ gia đình ở xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 2, 9/2012, tr. 15-19.

12. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ban hành kèm Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011.

13. Đào Thế Tuấn và Nguyễn Xuân Hoản (2012), “Đa dạng hóa hình thức du lịch nông thôn”, Tham luận tại Hội thảo quốc tế Phát triển du lịch nông nghiệp và du lịch đón tiếp tại nông hộ: thể chế chính sách và bài học kinh nghiệm, Bắc Cạn, tháng 8/2012.

14. Lê Anh Tuấn (2008), “Du lịch nông thôn định hướng phát triển ở Việt Nam”, Báo Du lịch Việt Nam, số 2.

15. Minh Trang (2014), Thông tin về Hội thảo “Phát triển du lịch nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững vùng” và gặp gỡ thường niên của mạng lưới Accueil Paysan Việt Nam, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 11, 3/2014, tr. 1.

16. Nguyễn Văn Tri, Đào Thế Anh (2012), “Phát triển du lịch nông nghiệp và đón tiếp nông hộ bền vững trong phát triển nông thôn mới”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 2, 9/2012, tr. 10-14.

17. Ủy ban nhân dân xã Chiềng Châu, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội – An ninh – Quốc phòng năm 2012 và Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội – An ninh – Quốc phòng năm 2013.

18. Ủy ban nhân dân xã Chiềng Châu, Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

19. Ủy ban nhân dân xã Chiềng Châu, Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

20. Ủy ban nhân dân xã Chiềng Châu, Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

21. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam.

Tài liệu tiếng Anh:

1. APATUR (Asociacion Paraguaya de Turismo Rual) (2014), http://www.tourismorural.org.py.

2. Boyd, Stephen W. and Richard W. Butler. 1996, Managing Ecotourism: An Opportunity Spectrum Approach, Tourism Management 17 (8), 557-566.

36

3. Dissart Jean-Christophe and David W. Marcouiller (2012), “Rural tourism production and the experience-scape”, Tourism Analysis, Vol. 17, p.691-704.

4. Dorobantu M.R. and P. Nistoreanu (2012), “Rural Tourism and Ecotourism – the Main Priorities in Sustainable Development Orientations of Rural Local Communities in Romania ”, Economy Transdisciplinarity Cognition, Vol XV, Issue 1/2012, p. 259-266. 5. Djekic S, et al, 2007. Some structures and principles of sustainable rural tourism. Списание "Диалог, 2. 2007.

6. EARTH (2008), Community Development Program. “A Costa Rica community enters the business world via agroecotourism”, A Look to Successful Experiences of Agrotourism in Latin America, Inter-America Institute for Cooperation on Agriculture (IICA), San José, Costa Rica.

7. Ernesto Barrera and Natalia Muratore (2002), “Rural tourism in Latin America: Cases and experiences of rural tourism”, Argentine Program for Rural Tourism.

8. Hart T., Hardy, S. and Shaw, T. (1990), The Role of Tourism in the Urban and Regional Economy, Regional Studies Association, Peterson printers.

9. Hyung Doo Choi and Hyun Suk Choi (2013), “A case study of rural tourism in the Republic of Korea”, Domestic Tourism in Asia and the Pacific.

10. Keane Michael J. and Quinn J. (1990), Rural development and Rural tourism, Galway.

11. Kieninger, P.R., Yamaji, E., Penker, M. (2011), “Urban people as paddy farme: The Japanese Tanada Ownership System discussed from a European perspective”, Renewable Agriculture and Food Systems, Volume 26, Issue 4, December 2011, tr. 328-341.

12. McMinn, Stuart, 1997, The Challenge of Sustainable Tourism, The Environmentalist, No 17, p. 135-141.

13. Moore Stewart and Bill Carter. 1993. Ecotourism in the 21st Century, Tourism Management, April:123-130.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổng hợp 5 formyl 2,4 dimethyl 1h pyrrole 3 carboxylic acid làm các tác nhân điều chế thuốc sunitinib chống ung thư (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)