Giới thiệu về huyện Mai Châu và du lịch Mai Châu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổng hợp 5 formyl 2,4 dimethyl 1h pyrrole 3 carboxylic acid làm các tác nhân điều chế thuốc sunitinib chống ung thư (Trang 40)

Du lịch được coi là thế mạnh của huyện Mai Châu với một số địa danh du lịch văn hoá nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả đối với du khách nước ngoài như bản Lác 1 và 2 (Chiềng Châu), bản Củm (Vạn Mai), bản Pom Coọng và bản Văn (thị trấn Mai Châu)...

Với 800 ha diện tích mặt nước, hồ sông Đà là một danh lam thắng cảnh đẹp, có thể thu hút nhiều khách du lịch đến với Mai Châu. Phát huy thế mạnh tiềm năng về du lịch làng nghề, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thường xuyên tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá

hình ảnh về văn hoá, bản sắc dân tộc, huy động nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện công trình hạ tầng du lịch huyện Mai Châu với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng nhằm củng cố, tăng cường khai thác các tiềm năng về du lịch. Trong 6 tháng đầu năm 2016 huyện Mai Châu đã đón 145.890 lượt khách đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế là 46.163 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 36 tỷ đồng.

1.4. Sơ lƣợc về xã Chiềng Châu, huyện Mai châu, Hòa bình

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Chiềng Châu nằm trong tọa độ 20o25’ – 20o29’ vĩ độ Bắc, 105o18’ – 105o21’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với xã Nà Phòn và thị trấn Mai Châu, phía Nam giáp với xã Mai Hạ, phía Đông giáp với xã Pù Pín, Nong Luông và phía Tây giáp với xã Nà Mèo Xăm Khoè, cách trung tâm huyện lỵ là thị trấn Mai Châu khoảng 2 km về phía Nam, cách Hà Nội khoảng 132 km.

* Địa hình

Xã Chiềng Châu có địa hình miền núi đá khá phức tạp, đất đai chia cắt nhiều bởi hệ thống các khe suối và đồi núi cao. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 300 – 350m, cao nhất là đỉnh đồi giáp xã Pù Pin (cao 1080m). Địa hình xã có dáng địa hình đồi núi cao chạy dọc theo hai bên đường giao thông và ở giữa là thung lũng theo kiểu hình lòng máng với dạng địa hình tổng quát là đồi núi và thung lũng. Địa hình đất đai chia thành hai vùng cơ bản:

- Vùng cao: là vùng đồi núi của xã chủ yếu ở phía Tây Bắc và phía Đông Nam, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao liên tiếp có độ dốc lớn xen giữa các thung lũng nhỏ nằm rải rác.

- Vùng thấp: Các dãy đồi núi cao hai bên của vùng cao đã tạo nên thung lũng rộng và tương đối bằng phẳng. Đây là khu vực sản xuất và sinh sống chính của người dân trong xã. Trong đó có dòng suối Mùn và đường 15A chạy qua xã. Độ cao trung bình từ 200 – 300m.

30

Xã Chiềng Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa tây bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23°C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29°C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5°C. Thường có gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên nhiệt độ lại ấm hơn trong thời gian này, giao động từ 25°C đến 35°C.

- Về lượng mưa: Xã Chiềng Châu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ cuối tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Trong mùa mưa, lượng mưa bình quân 1900 – 2100mm (có năm thấp nhất là 1700mm). Tổng số ngày mưa là 115 ngày tập trung vào tháng 7 đến tháng 10. Mùa khô lượng mưa chỉ đạt 10 – 15% tổng lượng mưa của cả năm.

- Về độ ẩm và chế độ bốc hơi nước: Hàng năm bình quân độ ẩm là 82% cao nhất là 99% vào cuối xuân đầu hè và thấp nhất là 69% vào mùa khô. Lượng bốc hơi nước hàng năm 618,4mm, cao nhất là 819,6mm, thấp nhất là 442,8mm, các tháng khác nhau thì lượng bốc hơi nước khác nhau từ 17,1mm vào tháng 3 lên 111,2mm vào tháng 6.

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 22.9oC, cao nhất là vào tháng 6 đạt 33.8oC, thấp nhất là 10,8oC vào tháng 1. Vùng cao nhiệt độ tháng lạnh có nhiệt độ thấp hơn vùng thấp 2 – 3oC và mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (nhiệt độ trung bình vào mùa đông của vùng này là 13oC có thể xuống tới 3 – 4o

C.

- Sương muối và sương mù: Sương mù xuất hiện vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều nhất là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Hàng năm, thường có 38 ngày xuất hiện sương mù. Tháng xuất hiện nhiều sương mù nhất là tháng 1 (có thể có từ 5 – 18 ngày), vùng cao xuất hiện sương mù dày hơn kéo dài 6 – 9 giờ/ngày. Sương muối xuất hiện trung bình mỗi năm 1 – 3 ngày, năm cao nhất là 8 ngày chủ yếu trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

- Chế độ chiếu sáng: Tổng số giờ chiếu sáng trung bình trong năm là 1850 giờ, thấp nhất là 158 giờ vào tháng 1, cao nhất là 242 giờ vào tháng 5. Riêng vùng núi cao do ảnh hưởng của mây mù nên chế độ chiếu sáng bị hạn chế.

Khí hậu nơi đây mát mẻ ôn hòa mát mẻ quanh năm, lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng, tham quan du lịch.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Điều kiện kinh tế

Đến năm 2016, Toàn xã có 907 hộ với 3692 nhân khẩu, nghề nghề nghiệp chính là trồng trọt. Tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt được mức cao, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng, cơ cấu thành phần kinh tế xuất hiện những sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến hơn trong công nghiệp, dịch vụ, việc chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp cũng có bước tiến nhất định.

* Điều kiện xã hội

Xã Chiềng Châu là vùng đất đa dân tộc, bao gồm 6 dân tộc chủ yếu, cùng chan hoà sống bên nhau, xây đắp và sáng tạo nên những giá trị văn hoá đặc sắc. Trên địa bàn xã có tới 86% là dân tộc Thái còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông, Mường, Tày. Mật độ dân số của số hộ nghèo chiếm 35%. Bản Lác là điểm du lịch lớn nhất của xã Chiềng Châu và cũng là điểm du lịch lớn nhất của huyện Mai Châu. Du lịch bản Lác bắt đầu phát triển một cách tự phát vào những năm thâp niên sáu mươi thế kỷ XX, đến năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều người biết như một “Điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam, hiện nay đang là điểm du lịch nông thôn mỗi năm thu hút hàng chục nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan.

Xã được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống mỹ vào năm 2002. Được tặng thưởng huân chương lao động thời kỳ đổi mới hạng ba.

Đảng bộ xã đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Chính quyền xã đạt chính quyền vững mạnh nhiều năm liên tục; Mặt trận các ngành, đoàn thể nhiều năm đạt vững mạnh.

Tính đến hết năm 2015, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 19,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 5,08%; 100% hộ gia đình được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và điện lưới quốc gia. Trên địa bàn xã hiện có 5 hợp tác xã kinh doanh có hiệu quả, các công trình giao thông đều được chú trọng đầu tư xây dựng. Và tới tháng 12/2015, xã Chiềng Châu là xã đã phấn đấu đạt 19/19 tiêu

32

chí về xây dựng nông thôn mới và trở thành xã đầu tiên của huyện Mai Châu đạt chuẩn nông thôn mới.

1.4.3. Tài nguyên du lịch nông thôn xã Chiềng Châu

Xã Chiềng Châu, Mai Châu nổi tiếng về người Thái truyền thống của Tây bắc với văn hóa lúa nước.

Chiềng Châu có nhiều di tích, danh thắng mang giá trị lịch sử – văn hoá và cảnh quan đẹp, trong đó nổi bật có 3 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận: Hang Nhật, hang Láng, hang Mỏ Luông.

Chiềng Châu nổi tiếng với loại hình nghệ thuận múa gồm múa mùn, múa loóng, múa xòe...và đặc trưng với các nhạc cụ của người Thái như khèn bè, kèn, chiêng, cồng, trống, chập chóe...

Chiềng Châu là nơi có nhiều các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc như: Lễ hội Xên Bản, Xên Mường; Lễ hội Cầu Mưa; Lễ hội Chá chiêng.

Chiềng Châu là nơi có nhiều nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, rượu cần,...

Chiềng Châu nổi tiếng với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng như: Xôi ngũ sắc, cơm lam muối vừng, gà đồi hấp, gà đồi nướng giấy bạc, gà đồi nướng mật ong, gà quay, gà xào xả ớt, cá suối chiên, cá suối hấp lá dong, cá trắm nướng lá chuối, lợn mường hấp, lợn mường nướng, thịt ba chỉ cuốn lá bưởi nướng than hoa, rau rừng luộc, rau cải mèo luộc, mướp ngọt luộc chấm vừng, măng xào, măng chua chấm vừng, măng đắng, ong rừng xào măng, rượu cần....

Ngoài ra, cảnh quan thiên nhiên theo mùa ở Chiềng Châu cũng được du khách rất yêu thích:

- Mùa xuân: Chiềng Châu đẹp vô cùng với hoa nở rực rỡ khắp các con đường, triền núi, sườn đồi, nắng dát vàng trên những tán cây, gió vi vu qua những cánh đồng xanh mát. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, Chiềng Châu ngập tràn sắc đào, sắc mận. Vào cuối xuân thì núi rừng lại được thay áo mới bằng sắc ban trắng tinh khôi.

- Mùa hạ: Cả Chiềng Châu được nhuộm xanh bởi những đồi chè, nương lúa, nương ngô.

- Mùa thu: Chiềng Châu đẹp mượt mà với những cánh đồng lúa xanh, cánh đồng lúa chín vào cuối mùa thu.

Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm, đến nay bản đã có trên 100 hộ dân sinh sống, trước đây dân bản sống bằng nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Thái với 5 dòng họ là họ Hà - Lò - Vì - Mạc - Lộc. Sau này vẻ đep tiềm ẩn của Bản Lác dần được du khách khám phá. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Từ đó, cái tên Bản Lác đã được nhiều du khách gần xa biết đến. Từ chỗ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách du lịch như khăn quàng cổ, váy Mông, váy Thái, vải treo tường trang trí hoa văn dân tộc Mông, dây đeo tay, ví cầm tay, chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre…để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Đến nay, dịch vụ du lịch đã hình thành rõ rệt ở bản và loại hình du lịch homestay sống trong chính ngôi nhà của người dân được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế. Hiện tại, ở Bản Lác có trên 50 hộ gia đình làm dịch vụ du lịch cộng đồng và được xây cất theo quy hoạch, mỗi nhà đều được đánh số thứ tự, nhà nào cũng cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống lối kiến trúc nhà sàn cổ, bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Bên cạnh dịch vụ du lịch mang đậm bản sắc văn hóa như biểu diễn văn nghệ, matxa, thuê áo váy, thuê xe đạp, xe điện… du khách sẽ được thưởng thức những món ngon dân dã như gà đồi, xôi nếp nương, măng đắng, cá đồ, cá hấp, cơm lam, thịt nướng, kèm theo rất nhiều món ăn ngon mà bất kỳ ai từng một lần nếm thử sẽ không thể nào quên. Ở đầu Bản Lác có một khu đất rộng có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt, giao lưu tâp thể như cắm trại, đốt lửa trại, nhảy sạp…Một điều khá thú vị khi đến Bản Lác du khách sẽ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Thái ngồi bên khung cửi dệt vải, đôi tay thoăn thoắt dệt nên những tấm thổ cẩm màu sắc rực rỡ như một bức tranh thu nhỏ về đời sống văn hóa và tinh thần của người Thái.

Bản Lác ngày nay là một điểm du lịch nông thôn rất quen thuộc trong lòng du khách gần xa, không phải là một nơi sầm uất và tráng lệ, không cao sơn mỹ vị mà tất cả đều dân dã, tự nhiên và rất gần gũi, thân thiện. Khách du lịch đến thăm quan cũng phải thừa nhận rằng “ Bản Lác có sự hòa đồng giữa truyền thống và văn hóa hiện đại, người dân làm du lịch không hề trèo kéo khách, an ninh trận tự được đảm bảo, người dân có tính đoàn kết và có tính cộng đồng cao”.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Đào Thế Anh, Nguyễn Xuân Hoản (2012), Thông tin về cuộc Gặp gỡ quốc tế “Du lịch nông nghiệp và du lịch tiếp đón tại nông hộ” ở hồ Ba Bể, Bắc Kạn, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 2, 9/2012, tr. 15-19.

2. Nguyễn Đình Hòa, Vũ Văn Hiến (2011), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Đào Hùng (2013), “Ăn gì khi đến miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 4, 1/2013, tr. 58-59.

4. Bùi Thị Lan Hương (2010), “Du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn”, Nội san tháng 1 Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.

5. Bùi Thị Lan Hương (2013), “Quan niệm và hành vi của khách du lịch nông thôn – Trường hợp khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 6, 6/2013, tr. 56-60.

6. Đào Thị Hoàng Mai (chủ biên) (2015), Du lịch nông thôn từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội.

7. Ma Ngọc Ngà (2014), “Thực trạng và triển vọng du lịch nông thôn của Bắc Kạn”,

Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 11, 3/2014, tr. 39-42.

8. Bùi Xuân Nhàn (2009), “Du lịch với vấn đề phát triển nông thôn hiện nay ở nước ta”, Báo Du lịch Việt Nam, số 3, 4/2009, tr. 18-19.

9. Quỹ Châu Á, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn Phát triển du lịch cộng đồng.

10. Ngô Văn Sơn (2013), “Du lịch đón tiếp tại nông hộ ở hồ Ba Bể (Bắc Kan) và kinh nghiệm từ chuyến thăm quan du lịch nông nghiệp ở Pháp”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 4, 1/2013, tr. 64-66.

11. Phan Văn Tăng (2013), “Trao đổi kinh nghiệm làm du lịch hộ gia đình ở xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, số 2, 9/2012, tr. 15-19.

12. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ban hành kèm Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổng hợp 5 formyl 2,4 dimethyl 1h pyrrole 3 carboxylic acid làm các tác nhân điều chế thuốc sunitinib chống ung thư (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)